Trẻ em ngày nay có xu hướng lười vận động, ít khi tham gia các hoạt động bên ngoài. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra tầm quan trọng của vận động đối với sự phát triển chiều cao ở trẻ.
Do những thay đổi trong xương mà trẻ em luôn phát triển liên tục. Khi các sụn tăng trưởng tạo ra xương mới, xương dài hơn thì trẻ sẽ cao hơn.
Trong năm đầu đời, trẻ thường tăng gấp rưỡi chiều cao so với lúc mới sinh. Trong độ tuổi từ 2-5 tuổi, trẻ thường tăng 6,3-8,9cm mỗi năm. Đến 10 tuổi, trẻ thường tăng thêm 6,3cm mỗi năm. Từ 11-21 tuổi sẽ đạt 15-20% chiều cao trưởng thành.
Contents
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao
Gen: là yếu tố chính quyết định chiều cao của trẻi. Một số gen ảnh hưởng đến các sụn tăng trưởng và một số khác lại ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tăng trưởng. Phạm vi chiều cao bình thường sẽ khác nhau ở mỗi người.
Hormone: cơ thể sẽ sản xuất các hormone kích thích sụn tăng trưởng tạo xương mới.
- Hormone tăng trưởng: được tạo ra trong tuyến yên và là hormone quan trọng nhất cho sự tăng trưởng.
- Hormone tuyến giáp: tuyến giáp tạo ra các hormone ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.
- Hormone giới tính: testosterone và estrogen rất quan trọng đối với sự tăng trưởng ở tuổi dậy thì.
Dinh dưỡng: đóng vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng. Các bác sĩ khuyến nghị trẻ em nên ăn một chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng với nhiều trái cây và rau quả, đảm bảo nhận được các vitamin và khoáng chất cần thiết để phát triển. Protein và canxi đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xương. Các loại thực phẩm giàu protein như thịt, gia cầm, hải sản, trứng, đậu, các loại hạt, các loại rau như rau bina, măng tây. Các loại thực phẩm giàu canxi như sữa chua, sữa, phô mai, bông cải xanh, đậu nành, cá mòi, cá hồi.
Ngủ đủ giấc: trong giấc ngủ sâu, cơ thể giải phóng các hormone cần thiết để phát triển, tăng trưởng tối ưu. Không ngủ đủ giấc kéo dài gây cản trở sự phát triển, giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ.
Vận động: tập thể dục thường xuyên quan trọng cho sự phát triển thể chất, hỗ trợ sức khỏe xương và cơ.
Đọc thêm tại bài viết: Ảnh hưởng của giấc ngủ và vận động đến chiều cao của trẻ
Vai trò của vận động đối với chiều cao của trẻ
Quá trình vận động, tập luyện hợp lý giúp cơ bắp hoạt động hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng và trao đổi chất của cơ thể. Từ đó đẩy mạnh tốc độ phát triển, tăng vận chuyển canxi từ máu vào mô xương và tăng độ vững chắc của xương.
Tham gia hoạt động thể chất trong 1,5-2 giờ sẽ kích thích tăng sản xuất hormone tăng trưởng GH, rất quan trọng trong sự phát triển chiều cao của trẻ.
Vận động thường xuyên còn làm tăng quá trình lưu thông máu và oxy đến các cơ, tế bào của cơ thể, tác động tích cực đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.
Ngoài ra, vận động kích thích cơ thể tiết endorphin, một loại hormone làm giảm stress, căng thẳng, giúp tăng khả năng tập trung. Căng thẳng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến việc tiết hormone GH, làm chậm quá trình phát triển của trẻ.
Các loại vận động giúp trẻ tăng chiều cao
Một số loại vận động kích thích sự phát triển chiều cao của trẻ, cha mẹ hãy cân nhắc lựa chọn bài tập phù hợp với trẻ.
Giãn cơ, dù là động tác đơn giản nhưng lại có tác động lớn đến chiều cao của trẻ. Giãn cơ giúp tác động đến cột sống, cải thiện tư thế. Cho trẻ tập một vài động tác đơn giản như cho trẻ ngồi trên sàn, 2 chân dang rộng và vươn tay chạm vào các ngón chân, hoặc đứng dựa lưng vào tường, nâng gót chân để kéo căng các cơ ở chân.
Yoga, thực hành yoga liên quan nhiều đến việc giãn cơ và giữ thăng bằng. Asana yoga đặc biệt có lợi trong việc giúp trẻ tăng chiều cao. Surya Namaskar khiến toàn bộ cơ thể được vận động, giãn các cơ cánh tay, lưng và thậm chí là cả chân. Lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng và độ tuổi của trẻ.
Nhảy dây được biết đến là có tác dụng tốt đối với tim, và thậm chí là giúp trẻ tăng chiều cao. Cơ thể được giãn hoàn toàn khi nhảy dây, thúc đẩy sự phát triển chiều cao.
Bơi lội là một thói quen lành mạnh, đây là bài tập toàn thân, tất cả các cơ bắp được hoạt động hiệu quả. Tham gia bơi lội trong một thời gian giúp giảm mỡ, tăng cường sức khỏe cột sống, đặt nền tảng cho một cơ thể khỏa mạnh, cao lớn.
Chạy bộ không chỉ có lợi cho người lớn mà còn là một bài vận động tuyệt vời dành cho trẻ em. Chạy bộ giúp tăng chiều cao bằng cách kích thích sản xuất hormone tăng trưởng HGH.
Đi xe đạp giúp củng cố sức khỏe xương chân và giãn cơ chân, từ đó kích thích tăng chiều cao. Hãy khuyến khích trẻ đạp xe ít nhất nửa giờ mỗi ngày.
Một số các bộ môn thể thao như bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông… cũng có hiệu quả trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ.
Có rất nhiều cách để cải thiện chiều cao ở trẻ. Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc là không đủ nếu trẻ không vận động thường xuyên. Vì vậy, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày để hỗ trợ tăng chiều cao, giúp trẻ phát triển cao lớn và mạnh mẽ.
Tháng 4 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học ứng dụng Việt Nam hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 6 với vô vàn ưu đãi và quà tặng khi khám dinh dưỡng. Chương trình ưu đãi áp dụng từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/04/2024. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Bs. Hồ Mai Hương – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM