*Rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt ở châu Âu, châu Mỹ, đã chứng minh những chiếc khăn nêu trên, sử dụng không đúng cách, là nguồn lây của nhiều bệnh rất nguy hiểm về ngộ độc thực phẩm, bệnh viêm nhiễm và rối loạn tiêu hóa do nấm mốc, vi khuẩn, virus gây nên.
Chưa bao giờ vấn đề “rửa tay đúng cách” được nhắc chi tiết rầm rộ trong thời CORONA, với 6 công đoạn, mỗi công đoạn lặp lại động tác 5 lần, rửa với nước sạch 20 giây. Rửa tay đúng được coi là biện pháp hữu hiệu ngăn chặn lây lan của virus khi tiếp xúc tay với dụng cụ nhiễm bẩn, tay với quần áo, với khẩu trang, tay khi sờ lên mặt, tay khi che miệng hắt hơi, khi bắt tay nhau, sau khi đi vệ sinh… Các ông bà y tế thật lắm chuyện, ai mà chả rửa tay hàng ngày? Những vùng thiếu nước làm sao mà rửa nhiều vậy, người ta còn nói ăn bẩn sống lâu cơ mà? Tranh luận về câu chuyển rửa tay chắc ai cũng có thể tham gia và rất vui đây !
Hôm nay tôi muốn bàn đến một chuyện khác, cũng khá giống câu chuyện rửa tay, nhưng hơi bị lãng quên trong thời CORONA. Tại gia đình bạn, thường xuyên có một ổ bệnh, nguồn lây bệnh vô cùng quan trọng, mà các bà nội trợ vẫn vô tư hàng ngày phân tán các vi khuẩn, nấm môc, virus, nhiều mầm bệnh khác cho các thành viên trong gia đình. Chuyện gì vậy? ông Ninh lại tranh thủ vụ nCOVI để câu like đây? Không đâu bạn ạ, đó là câu chuyện chiếc KHĂN LAU BÀN ĂN, KHĂN BẾP, KHĂN NHÀ VỆ SINH. Mời các chị em, các bà chủ, các bà nội trợ, các chị OSIN đọc và cho ý kiến nhé.
* Điều gì làm cho chiếc khăn bị nhiễm bẩn?
Các nhà nghiên cứu tại Đại Học Mauritius (Quốc đảo ở Nam Ấn độ) đã lấy mẫu từ những chiêc khăn bàn ăn, khăn lau bát đang được sử dụng, tại 100 bếp ăn gia đình để nuôi cấy đanh giá sự nhiễm bẩn về vi khuẩn. Kết quả cho thấy khoảng 50% số khăn trên bị nhiễm bẩn vi khuẩn, chủ yếu có nguồn gốc từ đường tiêu hóa của người.
Trong 49 mẫu bị nhiễm vi khuẩn, có 36.7% nhiễm coliform, 36.7% nhiễm Enterococcus, và 14.3% nhiễm Staphylococcus aureus.
*Sự có mặt của các vi khuẩn này phản ánh tình trạng bệnh, và nhiều mặt của các thành viên trong gia đình, đặc biệt người nội trợ. Dạng vi khuẩn nhiễm bẩn này phụ thuộc vào một số yếu tố như số lượng thành viên trong gia đình, có trẻ em hay không, tình trạng kinh tế xã hội, thới quên ăn uống, cũng như loại khăn sử dụng.
Ví dụ S. aureus, loại vi khuẩn rất hay gặp ở da, mũi, phổi, rất phổ biến ở các gia đình có con nhỏ vfa mước kinh tế xã hội thấp. Loại E coli, thường có trong phân-đường tiêu hóa, lại thường gặp ở những gia đình ăn nhiều thịt. Bằng cách nào mà E. coli đã đi từ đường tiêu hóa vào khăn lau.
Nghiên cứu cũng cho thấy khăn càng nhiễm nhiều loại vi khuẩn khi được sử dụng với nhiều chức năng cùng lúc: lau bát, lau tay, lau bàn, và đặc biệt với số lượng nhiều khi nhiệt độ và độ ẩm mơi trường cao, khăn cũ dùng nhiều lần.
*Khăn bẩn ảnh hưởng tới sức khỏe thế nào?
Đa số các vi khuẩn có mặt trong môi trường là vô hại với những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số mầm bệnh – như E. coli và S. aureus – gây nên các bệnh ngộ độc thực phẩm, gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng và sốt. Các triệu chứng có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
Bệnh nặng sẽ xảy ra khi số lượng vi khuẩn sinh sôi phát triển với số lượng lớn, đặc biệt khi thức ăn thừa của bữa trước (đã nhiễm mầm bệnh từ miệng thành một viên nào đó, qua nói chuyện, hắt hơi, qua khăn ăn, qua dùng dao thớt bẩn), được giữ lại tại bàn ăn hoặc cất giữ trong tủ lạnh vài giờ sau, vi khuẩn gây bệnh trên sẽ nhân lên và phát triển theo cấp số nhân. Nếu không được đun sôi lại trước khi ăn, đây sẽ nguồn gây bệnh nguy hiểm.
*Nhà bếp của bạn bẩn đến mức nào?
Nhiều nghiên cứu chỉ ra nhà bếp của bạn có thể chứa đầy các loại vi khuẩn, tư mọi vật dụng, từ tường bếp… mái nhất là trong thời tiết ẩm thấp, không được thông gió. Tất cả các vật dụng đều chứa vi khuẩn, nhiều nhất là giẻ rửa bát, từ bồn rửa và cống nhà bếp, từ nắp đậy bồn rửa có chứa lượng E.coli đặc biệt cao. Từ các bát đũa dụng cụ để lâu trong trạn, ngăn kéo, có gián bò và sinh sản, có rất nhiều vi khuẩn và vius gây bệnh. Tại miếng bọt rửa bát, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 362 loài vi khuẩn khác nhau.
Cần chú ý là bếp nhà bạn thường là nơi nhiễm nhiều vi khuẩn nhất, đặc biệt khi môi trường ấm áp, ẩm ướt. Chúng thường gây ô nhiễm chéo từ nhà bếp ra các phony khác trong gia đình.
*Bạn có thể làm gì để giữ vệ sinh?
Bắt đầu bằng cách cố gắng giữa sạch và thay thường xuyên khăn ăn, khăn bếp. Khăn được giặt sạch, phơi nắng hoặc là khô để diệt khuẩn. Nên sử dụng các loại khăn dùng một lần, vệ sinh bát đũa, ngăn đựng sạch sẽ, tránh côn trùng, mốc..thực hành vệ sinh đúng cách đóng một vai trò rất lớn trong việc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại. Nên dùng riêng các loại khăn: lau bàn, lau bếp, lau bát đũa, lau tay…
Thường xuyên lau và khử trùng mặt bàn, dụng cụ trên bàn, lau tủ lạnh, trạn bát và tay nắm cửa tủ lạnh, trạn, ngăn kéo – đặc biệt là sau khi nấu với thịt sống, trứng và sữa.
Một trong những tội phạm lớn nhất trong nhà bếp gây ra sự tái nhiễm vi trùng là bàn tay. Rửa tay đúng quy cách gồm 6 bước vẫn là tiêu chuẩn vàng để ngăn cách lây lan nguồn bệnh.
*Dùng máy sấy tay trong nhà vệ sinh công cộng cũng là nguồn lây bệnh quan trọng!
Các nhà nghiên cứu cho biết máy thổi không khí nóng trong nhà vệ sinh sẽ thổi tất cả các loại vi trùng trở lại bàn tay của bạn. Nên dùng khăn giấy là cách tốt hơn để làm khô sau tay.
PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh
Trưởng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
12 Hoàng Cầu, Đống Đa,Hà Nội