Loét dạ dày là vết loét hở phát triển trong niêm mạc dạ dày của bạn. Theo các chuyên gia, người bị loét dạ dày không cần thiết phải tuân theo một chế độ ăn uống cụ thể nào cả. Các khuyến nghị về chế độ ăn uống hiện nay dựa trên nghiên cứu rằng một số loại thực phẩm có thể có các thành phần chống lại vi khuẩn Helicobacter pylori – một nguyên nhân chính gây loét.
Contents
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây loét
Trong phần lớn các trường hợp loét, nguyên nhân gây loét có thể liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) cũng như việc sử dụng các thuốc chống viêm không steroid không kê đơn trong thời gian dài, chẳng hạn như aspirin và ibuprofen.
Ăn gì nếu bị loét dạ dày?
Vì vi khuẩn H. pylori hiện được biết đến là một tác nhân quan trọng gây loét dạ dày, các nhà khoa học đang nghiên cứu những loại thực phẩm có thể có vai trò trong việc chống lại nhiễm trùng.
Ngoài việc dùng thuốc kháng sinh và thuốc ngăn chặn axit được bác sĩ khuyên dùng để điều trị loét, ăn những thực phẩm này cũng có thể hữu ích chống lại vi khuẩn gây loét:
- Súp lơ
- Cải bắp
- Củ cải
- Táo
- Quả việt quất
- Quả mâm xôi
- Dâu đen
- Dâu tây
- Quả anh đào
- Ớt chuông
- Cà rốt
- Bông cải xanh
- Rau lá xanh, như cải xoăn và rau bina
- Thực phẩm giàu chế phẩm sinh học, chẳng hạn như sữa chua, kefir, miso, dưa cải bắp, kombucha và kim chi
- Dầu ô liu và các loại dầu thực vật khác
- Mật ong
- Tỏi
- Trà xanh khử caffein
- Cam thảo
- Nghệ
Vì sao những thực phẩm này có tác dụng?
Nếu tình trạng loét dạ dày của bạn là do nhiễm H. pylori, những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa sẽ có lợi. Chúng bảo vệ và kích hoạt hệ thống miễn dịch của bạn và giúp chống lại nhiễm trùng và có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư dạ dày.
- Thực phẩm như quả việt quất, anh đào và ớt chuông chứa nhiều chất chống oxy hóa. Các loại rau lá xanh như cải xoăn và rau bina chứa canxi và vitamin B.
- Bông cải xanh chứa sulforaphane, một hợp chất có khả năng chống H. pylori . Một số nghiên cứu cho thấy các axit béo có trong dầu ô liu cũng có thể giúp điều trị tình trạng nhiễm trùng do H. pylori .
- Thực phẩm lên men hỗ trợ điều trị loét. Những thực phẩm này, chẳng hạn như miso, dưa cải bắp và kim chi, có thể ngăn ngừa tái nhiễm.
- Củ nghệ hiện đang được nghiên cứu như là một phương pháp điều trị tiềm năng cho tình trạng loét dạ dày.
- Tỏi, trà xanh khử caffein và cam thảo là những thực phẩm tuyệt vời bạn có thể muốn kết hợp trong chế độ ăn uống của mình.
Những bổ sung có lợi
Nếu bạn đang được điều trị loét dạ dày bằng kháng sinh, hãy cân nhắc việc bổ sung men vi sinh như một phần trong kế hoạch ăn kiêng của bạn. Điều này có thể giúp giảm các triệu chứng liên quan đến kháng sinh. Men vi sinh cũng có thể giúp cải thiện hiệu quả của kháng sinh.
Bác sĩ có thể kê bổ sung thêm một số chế phẩm sinh học kết hợp với kháng sinh như: Lactobacillus , Bifidobacterium và Saccharomyces. Cam thảo deglycyrrhiziated (uống một giờ trước bữa ăn) và chiết xuất curcumin đã cho thấy kết quả tốt trong một số nghiên cứu loét do hoạt động chống lại H. pylori của nó.
Thực phẩm nên hạn chế khi bạn bị trào ngược axit và loét
Một số người bị loét cũng bị trào ngược axit . Ở một số người, một số loại thực phẩm có thể làm thư giãn phần dưới của thực quản, được gọi là cơ thắt thực quản dưới. Khi cơ thắt thực quản dưới giãn làm cho axit dễ dàng trào ngược vào thực quản và gây ợ nóng , khó tiêu và đau.
Thực phẩm có thể làm trào ngược axit nặng hơn bao gồm:
- Cà phê
- Sô cô la
- Thực phẩm cay
- Rượu
- Thực phẩm có tính axit, như cam quýt và cà chua
- Cafein
Ăn quá nhiều và ăn trong vòng hai đến ba giờ trước khi ngủ cũng có thể làm nặng thêm các triệu chứng trào ngược.
Lựa chọn điều trị loét
Loét do H. pylori có thể cần phải được điều trị bằng kháng sinh. Tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch điều trị của bạn và theo dõi chặt chẽ với bác sĩ là những cách tốt nhất để đảm bảo phương pháp điều trị của bạn có hiệu quả và vết loét của bạn đang lành. Bạn cũng sẽ được kê toa một loại thuốc tạm thời giữ cho dạ dày của bạn không tạo ra hoặc tiết ra nhiều axit như bình thường. Thuốc này có thể là thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc chẹn H2. Hầu hết các vết loét do H. pylori gây ra hoàn toàn có thể điều trị được. Nhưng loét dạ dày không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn, như chảy máu trong và ung thư dạ dày.
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM