Bạn đã nạp đủ Vitamin B12? Bạn muốn biết những thực phẩm giàu Vitamin B12 và những bệnh gây ra do thiếu B12? Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM sẽ giải đáp giúp bạn nhé!
Vitamin B12 có rất nhiều lợi ích đến cơ thể, chẳng hạn như tạo ra DNA và tạo các tế bào máu. Do cơ thể bạn không tự sản sinh ra Vitamin B12, bạn buộc phải nạp loại vitamin này từ các thực phẩm có nguồn gốc động vật hoặc thực phẩm bổ sung. Và bạn nên bổ sung vitamin B12 thường xuyên vì cơ thể con người không dự trữ được vitamin B12 trong một khoảng thời gian dài.
Contents
Cần bổ sung bao nhiêu vitamin B12 là đủ?
Câu trả lời phụ thuộc vào những yếu tố như tuổi tác, thói quen ăn uống, tình trạng bệnh lý và thuốc đang sử dụng. Lượng nạp vào khuyến nghị, theo đơn vị micrograms (mcg), theo độ tuổi như sau:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 0.4 mcg
- Trẻ 7-12 tháng: 0.5 mcg
- Trẻ từ 1-3 tuổi: 0.9 mcg
- Trẻ từ 4-8 tuổi: 1.2 mcg
- Trẻ lớn từ 9-13 tuổi: 1.8 mcg
- Trẻ vị thành niên từ 14-18 tuổi: 2.4 mcg (2.6 mcg mỗi ngày nếu mang thai và 2.8 mcg mỗi ngày nếu đang cho con bú)
- Người trưởng thành: 2.4 mcg (2.6 mcg mỗi ngày nếu mang thai and 2.8 mcg mỗi ngày nếu đang cho con bú)
Nguồn cung cấp Vitamin B12
Bạn có thể lấy Vitamin B12 từ thực phẩm động vât có sẵn trong tự nhiên hoặc từ các thực phẩm mà được bổ sung vitamin B12. Thực phẩm nguồn gốc động vật bao gồm các sản phẩm từ sữa, trứng, cá, thịt và thịt gia cầm. Nếu bạn đang tìm kiếm một số loại thực phẩm được bổ sung B12, hãy kiểm ra bảng thành phần dinh dưỡng của sản phẩm nhé.
Thiếu Vitamin B12
Theo tuổi tác, việc hấp thụ Vitamin này trở nên khó khăn hơn. Vitamin B12 cũng khó hấp thu ở những người đã trải qua phẫu thuật giảm cân hoặc phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày, hoặc uống rượu nhiều. Bạn cũng có thể dễ gặp phải tình trạng thiếu Vitamin B12 do các nguyên nhân sau:
- Viêm dạ dày teo, niêm mạc dạ dày mỏng đi.
- Thiếu máu ác tính, khiến cơ thể khó hấp thụ B12
- Các bệnh ảnh hưởng đến hấp thu tại ruột non, ví dụ như bệnh Crohn, bệnh Celiac, nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng.
- Lạm dụng rượu hoặc uống nhiều rượu có thể khiến cho cơ thể của bạn khó hấp thu dưỡng chất hoặc khó ăn đủ calo. Một dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu Vitamin B12 có thể là viêm hoặc sưng lưỡi.
- Rối loạn hệ thống miễn dịch, ví dụ như bệnh Grave hoặc Lupus ban đỏ
- Đang dùng một số loại thuốc cản trở sự hấp thu B12. Bao gồm các loại thuốc trị chứng ợ nóng bao gồm thuốc ức chế bơm proton (PPIs) như esomeprazole (Nexium), lansoprazole (Prevacid), omeprazole (Prilosec OTC), pantoprazole (Protonix) và rabeprazole (Aciphex), Thuốc chẹn H2 như cimetidine (Tagamet) và famotidine (Pepcid AC); và một số loại thuốc tiểu đường như metformin (Glucophage).
- Bạn cũng có nguy cơ bị thiếu hụt B12 nếu bạn đang ăn một chế độ ăn thuần chay trong một khoảng thời gian dài hoặc bạn đang ăn chay mà không ăn đủ trứng hoặc các sản phẩm từ sữa mà cung cấp B12 cho cơ thể của bạn. Trong cả hai trường hợp này, bạn vẫn có thể cung cấp Vitamin B12 bằng cách bổ sung các thực phẩm có chứa B12 trong khẩu phần ăn của bạn hoặc sử dụng các thực phẩm bổ sung.
Nếu bạn đang mang thai hoặc vừa sinh em bé:
Bạn là phụ nữ mang thai đang theo chế độ ăn thuần chay hoặc ăn chay và dự định chỉ cho con bú sữa mẹ? Vậy thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sinh con để có kế hoạch bổ sung đủ vitamin B12 giữ cho thai nhi khỏe mạnh. Nếu không có đủ vitamin B12, con bạn có thể bị chậm phát triển và không thể phát triển như bình thường.
Các triệu chứng của sự thiếu hụt vitamin B12
Nếu thiếu vitamin B12, cơ thể bạn có thể bị thiếu máu. Sự thiếu hụt nhẹ có thể sẽ không gây ra triệu chứng. Nhưng nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến các triệu chứng như:
- Suy nhược, mệt mỏi hoặc choáng váng
- Tim đập nhanh và khó thở
- Da nhợt nhạt
- Táo bón, tiêu chảy, chán ăn hoặc đầy hơi
- Các vấn đề về thần kinh như tê hoặc ngứa ran, yếu cơ và khó đi lại
- Mất thị lực
- Các vấn đề về tâm thần như trầm cảm, mất trí nhớ hoặc thay đổi hành vi
Điều trị thiếu vitamin B12
Nếu bạn bị thiếu máu ác tính hoặc khó hấp thụ vitamin B12, trước tiên bạn sẽ cần tiêm vitamin B12. Sau đó, bạn có thể cần phải tiếp tục tiêm các mũi này bằng cách dùng liều cao bổ sung qua đường miệng hoặc tiêm qua đường mũi. Nếu bạn không ăn các sản phẩm động vật, bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống của mình để bổ sung ngũ cốc tăng cường vitamin B12, sử dụng thực phẩm bổ sung, tiêm hoặc uống vitamin B12 liều cao nếu bạn bị thiếu.
Người lớn tuổi bị thiếu hụt vitamin B12 có thể sẽ phải bổ sung vitamin B12 hàng ngày hoặc bổ sung vitamin tổng hợp có chứa B12. Đối với hầu hết mọi người thiếu vitamin B12, điều trị sẽ giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, bất kỳ tổn thương thần kinh nào xảy ra do sự thiếu hụt B12 có thể là vĩnh viễn.
Phòng ngừa thiếu vitamin B12
Hầu hết mọi người có thể ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin B12 bằng cách ăn đủ thịt, gia cầm, hải sản, các sản phẩm từ sữa và trứng. Nếu như bạn không ăn các sản phẩm động vật, hoặc bạn đang gặp các vấn đề sức khỏe làm hạn chế khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, bạn có thể bổ sung vitamin B12 dưới dạng viên đa sinh tố hoặc các thực phẩm chức năng khác và thực phẩm bổ sung vitamin B12.
Nếu bạn chọn bổ sung vitamin B12, hãy cho bác sĩ biết để họ có thể cho bạn biết bạn cần bổ sung bao nhiêu hoặc đảm bảo rằng chúng sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng.
Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.
BS. Đoàn Hồng
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Tổng hợp từ WebMD