Vitamin là gì và chúng hoạt động thế nào?

04/08/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà con người cần với số lượng nhỏ. Mỗi loại có vai trò khác nhau trong việc duy trì sức khỏe và chức năng cơ thể. Một số người cần bổ sung thêm để tăng cường nguồn cung cấp, nhưng nó còn phụ thuộc vào lối sống và sức khỏe tổng quát của mỗi người. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về vitamin và cách hoạt động của chúng tại bài viết dưới đây.

Vitamin là gì và chúng hoạt động như thế nào? | viamclinic,vn

Vitamin là gì?

Vitamin là những chất hữu cơ hiện diện với số lượng nhỏ trong thực phẩm tự nhiên. Vitamin là một hợp chất hữu cơ, có nghĩa là có chứa cacbon. Nó cũng là một chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể lấy từ thực phẩm. Hiện này, có 13 loại vitamin được công nhận.

Vitamin tan trong chất béo và tan trong nước

Vitamin A, D, và K tan trong chất béo. Cơ thể lưu trữ các vitamin tan trong chất béo trong mô mỡ và gan. Các vitamin này có thể tồn tại trong cơ thể nhiều ngày và đôi khi là nhiều tháng. Chất béo trong chế độ ăn uống giúp cơ thể hấp thụ các vitamin tan trong chất béo qua đường ruột.

Vitamin tan trong nước

Vitamin tan trong nước không được dự trữ trong cơ thể trong thời gian dài. Chúng thoát khỏi cơ thể qua nước tiểu. Do đó mọi người cần được cung cấp các vitamin tan trong nước thường xuyên hơn là các vitamin tan trong chất béo. Vitamin C và tất cả các loại vitamin B đều là vitamin tan trong nước.

Đọc thêm bài viết: Tại sao bổ sung vitamin D đi kèm với vitamin K2?

13 loại vitamin

Vitamin A

Vitamin A | viamclinic.vn

Tên hóa học: retinol, retinal và 4 loại carotenoids, bao gồm cả beta carotene

  • Hòa tan trong chất béo
  • Chức năng: hỗ trợ sức khỏe của mắt
  • Sự thiếu hụt: gây bệnh quáng gà và bệnh keratomalacia
  • Nguồn cung cấp tốt: bao gồm gan, dầu gan cá, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, bơ, cải xoăn, rau bina, bí ngô, rau cải xanh, một số loại phô mai, trứng, quả mơ và sữa.

Vitamin B1

Tên hóa học: thiamine

  • Hòa tan trong nước
  • Chức năng: Cần cho việc sản xuất các loại enzym khác nhau giúp giảm lượng đường trong máu
  • Sự thiếu hụt: có thể gây ra hội chứng Beriberi và Wernicke-Korsakoff
  • Nguồn cung cấp tốt: bao gồm men, thịt lợn, ngũ cốc, hạt hướng dương, gạo lứt, bánh mì đen nguyên cám, măng tây, cải xoăn, súp lơ, khoai tây, cam, gan và trứng.

Vitamin B2

Tên hóa học: riboflavin

  • Hòa tan trong nước
  • Chức năng: cần cho sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào cơ thể và giúp chuyển hóa thức ăn
  • Sự thiếu hụt: gây viêm môi và vết nứt trong miệng
  • Các nguồn cung cấp tốt: Bao gồm măng tây, chuối, quả hồng, đậu bắp, củ cải, phô mai, sữa, sữa chua, thịt, trứng, cá và đậu xanh.

Vitamin B3

Tên hóa học: niacin, niacinamide

  • Hòa tan trong nước
  • Chức năng: Cơ thể cần niacin để tế bào phát triển và hoạt động bình thường
  • Sự thiếu hụt: gây bệnh pellagra, tiêu chảy, các thay đổi về da và rối loạn đường ruột
  • Các nguồn cung cấp tốt: bao gồm thịt gà, thịt bò, cá ngừ, cá hồi, sữa, trứng, cà chua, bông cải xanh, cà rốt, đậu phụ.

Vitamin B5

Vitamin B5 | viamclinic.vn

Tên hóa học: axit pantothenic

  • Hòa tan trong nước
  • Chức năng: cần thiết để sản xuất năng lượng và các loại hormone
  • Sự thiếu hụt: gây dị cảm hoặc tê bì
  • Các nguồn cung cấp tốt: thịt, ngũ cốc nguyên hạt, bông cải xanh, bơ và sữa chua.

Vitamin B6

Tên hóa học: pyridoxine, pyridoxamine, pyridoxal

  • Hòa tan trong nước
  • Chức năng: hình thành các tế bào hồng cầu
  • Sự thiếu hụt: mức độ thấp có thể dẫn đến thiếu máu và bệnh thần kinh ngoại vi
  • Các nguồn cung cấp tốt: bao gồm đậu xanh, gan bò, chuối, bí và các loại hạt.

 Đọc thêm bài viết: Trẻ em khỏe mạnh có cần bổ sung vitamin không?

Vitamin B7

Tên hóa học: biotin

  • Hòa tan trong nước
  • Chức năng: giúp cơ thể chuyển hóa protein, chất béo và carbohydrate. Góp phần tạo chất sừng, một loại protein cấu trúc trong da, tóc và móng tay
  • Sự thiếu hụt: mức độ thấp có thể gây viêm da và viêm ruột
  • Các nguồn cung cấp tốt: bao gồm lòng đỏ trứng, gan, bông cải xanh, rau bina và phô mai.

Vitamin B9

Tên hóa học: folic acid, folinic acid

  • Hòa tan trong nước
  • Chức năng: cần thiết để tạo ADN và ARN
  • Sự thiếu hụt: khi mang thai, có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi, nên bổ sung acid folic trước và trong khi mang thai
  • Các nguồn cung cấp tốt: bao gồm đậu Hà Lan, các loại đậu, gan, một số sản phẩm ngũ cốc tăng cường vi chất dinh dưỡng và hạt hướng dương. Ngoài ra, một số loại trái cây có lượng vừa phải.

Vitamin B12

Vitamin B12 | viamclinic.vn

Tên hóa học: cyanocobalamin, hydroxocobalamin, methylcobalamin

  • Hòa tan trong nước
  • Chức năng: giúp hệ thống thần kinh khỏe mạnh
  • Sự thiếu hụt: mức độ thấp có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh và một số loại thiếu máu
  • Các nguồn cung cấp tốt: bao gồm cá, động vật có vỏ, thịt, gia cầm, trứng, sữa và các sản phảm từ sữa khác, ngũ cốc tăng cường vi chất dinh dưỡng, sản phẩm đậu nành tăng cường vi chất và men dinh dưỡng tăng cường vi chất.

Các bác sĩ khuyên những người có chế độ ăn thuần chay nên bổ sung B12.

Vitamin C

Tên hóa học: ascorbic axit

  • Hòa tan trong nước
  • Chức năng: góp phần sản xuất collagen, chữa lành vết thương và hình thành xương; củng cố mạch máu và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể hấp thụ sắt và hoạt động như một chất chống oxy hóa
  • Sự thiếu hụt: có thể dẫn đến bệnh còi, gây chảy máu nướu răng, mất răng, mô kém phát triển và vết thương lâu lành
  • Các nguồn cung cấp tốt: bao gồm trái cây và rau quả, nhưng nấu chín sẽ phá hủy vitamin C.

Vitamin D

Tên hóa học: ergocalciferol, cholecalciferol

  • Hòa tan trong chất béo
  • Chức năng: cần thiết cho quá trình khoáng hóa lành mạnh của xương
  • Sự thiếu hụt: có thể gây còi xương và nhuyễn xương, hoặc làm mềm xương.
  • Các nguồn cung cấp tốt: tiếp xúc với tia UVB từ mặt trời hoặc các nguồn khác khiến cơ thể sản xuất vitamin D. Cá béo, trứng, gan bò và nấm cũng chứa các loại vitamin này.

Vitamin E

Tên hóa học: tocopherol, tocotrienol

  • Hòa tan trong chất béo
  • Chức năng: hoạt tính chống oxy hóa giúp ngăn ngừa stress
  • Sự thiếu hụt: có thể gây thiếu máu tán huyết ở trẻ sơ sinh gây phá hủy các tế bào máu
  • Các nguồn cung cấp tốt: bao gồm mầm lúa mì, kiwi, hạnh nhân, trứng, các loại hạt, dầu thực vật.

Vitamin K

Vitamin K | viamclinic,vn

Tên hóa học: phylloquinone, menaquinone

  • Hòa tan trong chất béo
  • Chức năng: cần thiết cho quá trình đông máu
  • Sự thiếu hụt: mức độ thấp có thể dễ gây chảy máu hoặc chảy máu cơ địa
  • Các nguồn cung cấp tốt: bao gồm rau lá xanh, bí ngô, quả sung và rau mùi tây.

Một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng có nhiều loại trái cây và rau quả là nguồn cung cấp vitamin chính. Các thực phẩm tăng cường và chất bổ sung có thể phù hợp trong một số trường hợp như khi mang thai, những người có chế độ ăn bị hạn chế, những người có vấn đề sức khỏe nào đó. Bất cứ ai dùng chất bổ sung cần cẩn thận không vượt quá liều tối đa. Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ khi dùng cùng với các chất bổ sung vitamin. Tốt nhất là bạn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định dùng thử bất kỳ chất bổ sung nào.

Xem thêm video hấp dẫn:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

Hồ Mai Hương – Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Theo Medical News Today



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY