Ý nghĩa của chỉ số BMI đối với sức khỏe trẻ em – Phần 1

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Chỉ số BMI được sử dụng để đánh giá thừa cân, béo phì – một tình trạng đáng lo ngại cho sức khỏe trẻ em. Hãy cùng tìm hiểu cách tính toán chỉ số BMI của con bạn để giúp trẻ đạt được chỉ số BMI khỏe mạnh.

BMI in Children: Chart Calculation, Ranges, and Childhood Obesity | Everyday Health

Tỉ lệ trẻ em thừa cân ngày càng tăng khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ mắc các biến chứng sức khỏe ngay trước mắt và trong tương lai, như: trầm cảm, tiểu đường typ 2 và bệnh tim mạch.

Nhưng làm cách nào để bạn biết được con mình có thừa cân, béo phì hay không? Các bác sĩ giới thiệu một cách đánh giá khoa học: tính toán BMI hay chỉ số khối cơ thể.

BMI là gì và tại sao chỉ số của con bạn lại có vấn đề?

BMI là một chỉ số tính toán dựa vào cân nặng, lượng mỡ và chiều cao của cơ thể để xác định sự béo phì. Theo bảng phân loại của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ – CDC, trẻ em có chỉ số BMI ở mức 95% trở lên, nghĩa là có cân nặng lớn hơn 95% số trẻ em  trong cùng độ tuổi thì được coi là bị béo phì. Trong biểu đồ bên dưới, những trẻ có chỉ số BMI nằm trong khoảng màu đỏ sẽ xếp hạng vào béo phì.  

Phân vị BMI là gì? Làm thế nào để đo được lượng mỡ cơ thể khác nhau ở mỗi đứa trẻ?

Đối với một người lớn, bạn có thể tính toán BMI bằng cách lấy cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). Nhưng bởi vì trẻ em và trẻ vị thành niên vẫn trong giai đoạn phát triển nên BMI của chúng được vẽ trên một biểu đồ dưới dạng phân vị. Mỗi giá trị được gọi là một phân vị BMI.

Phân vị BMI được sử dụng cho trẻ em và người trẻ trong khoảng từ 2 đến 20 tuổi. Mỗi lần trẻ đi khám định kỳ, trẻ sẽ được cân và đo chiều cao và phân vị BMI được vẽ lên một biểu đồ để đối chiếu các chỉ số với những đứa trẻ khác có cùng độ tuổi, chiều cao và giới tính.

Đây là cách đọc kết quả, theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa kỳ. Cân nặng của trẻ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tương ứng số phần trăm từ 0% đến 100%.

  • Thiếu cân: trong khoảng 5% đầu tiên
  • Cân nặng phù hợp: từ 5% đến nhỏ hơn 85%
  • Thừa cân: từ 85% đến dưới 95%
  • Béo phì: từ 95% trở lên

Béo phì ở trẻ em là một vấn đề đáng báo động. Theo phân loại của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ – CDC, vào năm 1963 – 1965 chỉ có 4,2% trẻ em Mỹ bị xếp vào nhóm béo phì, nhưng đến năm 1999 – 2000, tỷ lệ này đã lên tới 15,3%. Các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo rằng bậc phụ huynh nên tập trung vào việc phòng chống béo phì bằng cách kiểm tra thói quen dinh dưỡng và tập thể dục của trẻ.

Các nguyên nhân khác nhau của bệnh béo phì ở trẻ em

Nhiều tác nhân khác nhau có thể góp phần vào cân nặng của trẻ bao gồm tiền sử gia đình, vấn đề sức khỏe tinh thần, tình trạng kinh tế xã hội và thói quen về lối sống. Một vài trong số đó bạn không thể kiểm soát và một số thì có thể.

Trẻ em có các thành viên trong gia đình bị thừa cân hoặc béo phì gặp nhiều khó khăn trong vấn đề cân nặng hơn. Nhưng nguyên nhân phổ biến nhất gây nên nạn béo phì là thói quen ăn uống không lành mạnh và ít vận động.

Khi bạn lựa chọn cho trẻ đồ ăn nhanh, thực phẩm đã qua chế biến, nước ngọt, đồ ăn vặt đóng gói, bánh kẹo, bánh mì trắng, mì ống,…thì bạn cũng nên biết rằng những đồ ăn này có thể dẫn đến việc tăng cân không lành mạnh. Các loại đồ ăn vừa kể trên có đặc điểm chung là nhiều chất béo không lành mạnh và đường, nghèo chất dinh dưỡng – được coi như một “công thức” gây nên béo phì. 

Việc ăn nhà hàng hoặc đồ ăn nhanh nhiều hơn một lần một tuần, cộng với việc không ăn  đủ hoa quả và rau có thể khiến bạn và gia đình có nguy cơ cao bị béo phì.

Đảm bảo rằng con bạn vận động, tập thể dục đủ cũng là chìa khóa để tránh tình trạng thừa cân. Điều đó có thể khó khăn với trẻ khi mà ngày nay máy tính bảng và máy tính xách tay rất nhiều. Các nghiên cứu khuyến cáo rằng trẻ em càng dành nhiều thời gian ngồi trước màn hình thì chúng càng ít tập thể dục.

Bên cạnh đó, tình trạng kinh tế xã hội cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ thừa cân hoặc béo phì ở trẻ nhưng nó khó kiểm soát hơn các yếu tố khác. Các phụ huynh có mức thu nhập thấp thường thiếu kiến thức và điều kiện kinh tế cần thiết để cung cấp các bữa ăn tốt cho sức khỏe. Trẻ em cũng có thể đến các cửa hàng để chọn những loại đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe hoặc ăn đồ ăn nhanh bởi vì chúng có giá cả phải chăng hơn. Trẻ cũng có thể dành nhiều thời gian ở trong nhà hơn nếu khu vực sống không an toàn để ra ngoài chơi.

Hãy lhỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa để thống nhất chế độ ăn lành mạnh và tập luyện thích hợp để có thể giảm nguy cơ béo phì của trẻ.

Cân nặng của trẻ có thể ảnh hưởng nhiều hơn không chỉ là thể chất bên ngoài. Cũng giống như người lớn, trẻ em có thể bị căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Nếu trẻ không được dạy những cách lành mạnh để đối phó với những cảm xúc này, trẻ có thể phát triển một mối quan hệ không tốt với đồ ăn.

(Còn tiếp…)

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo EverydayHealth



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY