Vì trẻ em phát triển với tốc độ khác nhau nên bố mẹ khó có thể biết được chỉ bằng cách nhìn vào cân nặng và chiều cao của trẻ. Cùng tìm hiểu chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ ở độ tuổi đi học là bao nhiêu tại bài viết sau.
Contents
Chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ ở độ tuổi đi học là bao nhiêu?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng 18.5% trẻ trong độ tuổi từ 2 – 19 tuổi bị béo phì. Béo phì khiến trẻ có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe sau này cao hơn, ví dụ như đái tháo đường type 2 hoặc bệnh tim mạch. Vì trẻ em phát triển với tốc độ khác nhau nên bố mẹ khó có thể biết được chính xác nếu chỉ nhìn vào đứa trẻ đang ở độ tuổi đi học và xem trẻ có chiều cao và cân nặng bình thường hay không.
Trẻ từ 5 đến 6 tuổi
Phạm vi bình thường đối với chiều cao và cân nặng ở trẻ em trong độ tuổi đi học là khá rộng. Theo CDC, trẻ từ 5 tuổi trở lên có chiều cao trung bình khoảng 110cm và nặng khoảng 19.5kg. Tuy nhiên, trẻ em ở độ tuổi này có thể có sự khác biệt về chiều cao lên tới 12.7cm. Do đó, chiều cao tiêu chuẩn là khoảng 99 – 122cm đối với bé trai hoặc bé gái 5 tuổi và cân nặng bình thường là từ 15.5 – 22.7 kg.
Trẻ em tăng khoảng 5 cm mỗi năm và có thể tăng trưởng nhiều hơn một chút trong độ tuổi từ 6 – 8. Ở độ tuổi này, mức tăng cân khoảng 3kg mỗi năm là tiêu chuẩn. Đến 6 tuổi, phạm vi chiều cao bình thường của trẻ là khoảng 106.7 – 129.5cm. Cân nặng hợp lý cho trẻ 6 tuổi nằm trong khoảng từ 16.3 – 27.2kg.
Ngay cả khi trẻ nằm trong phạm vi bình thường cả về cân nặng lẫn chiều cao thì trẻ vẫn có thể quá nặng hoặc quá nhẹ so với chiều cao của mình. Mặc dù các phép đo chỉ số khối cơ thể (BMI) không tính đến thành phần cơ thể, nhưng chúng có thể được sử dụng làm hướng dẫn để xác định một số yếu tố về sức khỏe của trẻ.
Theo CDC, bất kỳ tỷ lệ phần trăm nào giữa khoảng phân vị phần trăm thứ 5 và 85 trên biểu đồ chỉ số khối cơ thể theo độ tuổi đều được coi là khỏe mạnh. Trẻ có các chỉ số trên khoảng bách phân vị 85 thường được coi là thừa cân, trong khi nếu các chỉ số của trẻ dưới bách phân vị thứ 5 là thiếu cân. Phạm vi BMI bình thường đối với bé trai hoặc bé gái 5 hoặc 6 tuổi là từ 14 – 17.
Đọc thêm bài viết: Dự đoán chiều cao khi trưởng thành của trẻ
Trẻ từ 7 đến 9 tuổi
Theo CDC, khi 7 tuổi, cả bé trai và bé gái đều cao từ 114.3 – 137cm. Khi trẻ được 9 tuổi, chiều cao trung bình đạt từ 121.9 đến 150cm. Giống như những đứa trẻ nhỏ hơn, các bé gái trong độ tuổi này thường có khoảng cân nặng rộng hơn so với các bé trai. Ở tuổi lên 7, một cậu bé thường nặng từ 18.14 – 32.6kg, trong khi các bé gái thường nặng từ 17.7 – 33.57kg. Đến 9 tuổi, cân nặng điển hình của bé trai là từ 23.3 – 43kg, trong khi bé gái thường nặng từ 21.7 đến 44.5 kg.
Không chỉ có khoảng cân nặng rộng hơn, bé gái 7 tuổi cũng có thể có chỉ số BMI thấp hơn một chút so với bé trai cùng tuổi. Các phép đo BMI tiêu chuẩn cho độ tuổi này nằm trong khoảng từ 13 – 18 đối với nữ và 14 – 18 đối với nam và chỉ số BMI chuẩn lúc 9 tuổi là tương tự nhau.
Trẻ em từ 10 – 12 tuổi
Mặc dù các bé trai và bé gái có chiều cao xấp xỉ bằng nhau ở tuổi 10 (cao từ 127 – 155cm), nhưng chúng lại khác nhau một chút ở tuổi 12, với các bé trai thường cao từ 137 – 170cm và bé gái từ 140 – 167.7cm, theo CDC.
Vì nhiều trẻ bắt đầu bước vào tuổi dậy thì ở độ tuổi này nên các bé gái có xu hướng nặng cân hơn một chút so với các bé trai. Trong khi một cậu bé 10 tuổi thường nặng từ 24 – 49kg, thì các bé gái cùng tuổi thường nặng từ 24 – 51.3kg. Phạm vi được đề xuất cho BMI xem xét những khác biệt về cân nặng này. Một cậu bé 10 tuổi thường có chỉ số BMI trong khoảng từ 14 – 20, trong khi một bé gái cùng tuổi dự kiến sẽ đo được từ 14 – 21. Khoảng khuyến nghị này sẽ tăng nhẹ đối với trẻ 12 tuổi, với các bé trai chỉ số BMI từ 15 – 22 và các bé gái từ 15 – 23.
Đọc thêm bài viết: Khi nào bé gái ngừng phát triển chiều cao?
Thời kỳ dậy thì
Khi tuổi dậy thì bắt đầu, một số trẻ phát triển nhanh hơn những trẻ khác. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, bé trai hoặc bé gái cùng tuổi có thể bắt đầu dậy thì ở những thời điểm khác nhau, nhưng vẫn nằm trong mức tăng trưởng bình thường.
Ở tuổi dậy thì, cơ và xương, cũng như lượng mỡ trong cơ thể của trẻ sẽ phát triển. Thông thường, các bé gái phát triển tỷ lệ mỡ cơ thể cao hơn, trong khi các bé trai có xu hướng tăng nhiều cơ bắp hơn. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, tập thể dục thường xuyên là yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển thích hợp. Do đó trong thời điểm này các bậc phụ huynh nên cung cấp nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên hơn.
Đánh giá các chỉ số của trẻ từ sơ sinh trải qua tuổi dậy thì ở các mức độ khác nhau, chiều cao, cân nặng và chỉ số BMI đều có thể thay đổi khá nhiều từ trẻ này sang trẻ khác trong những năm này. Nếu bạn nghĩ rằng con bạn có thể ở mức độ không lành mạnh, bạn nên cho trẻ đi khám nhi khoa để được sự đánh giá chính xác nhất từ các chuyên gia.
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678
BS Tạ Tùng Duy – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Livestrong