Phẫu thuật giảm cân liệu có phù hợp với bạn

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Bạn có thể cân nhắc sử dụng phẫu thuật để giảm cân nếu:

  • Bạn là người trưởng thành mắc béo phì, đặc biệt bạn có các vấn đề sức khỏe liên quan đến cân nặng như tiểu đường type 2.
  • Bạn hiểu được nguy cơ và lợi ích của phẫu thuật
  • Bạn sẵn sàng tuân thủ chế độ ăn sau phẫu thuật
  • Bạn sẵn sàng thay đổi lối sống để duy trì cân nặng khỏe mạnh

Trẻ em và các bạn tuổi teen không được khuyến nghị sử dụng phẫu thuật giảm cân ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt ví dụ BMI > 35 hoặc có các tình trạng bệnh lý liên quan đến cân nặng.

Nếu bạn có ý định sử dụng phẫu thuật hãy trao đổi với bác sĩ để quyết định biện pháp điều trị phù hợp nhất.

4 loại phẫu thuật giảm cân

Khi tiến hành phẫu thuật giảm cân, bác sĩ phẫu thuật sẽ can thiệp vào dạ dày hoặc ruột non hoặc cả hai cơ quan này. Dưới đây là 4 loại phẫu thuật được sử dụng phổ biến nhất:

  • Gastric Bypass:  “Roux-en-Y” gastric bypass  RYGB: Bác sĩ phẫu thuật tạo ra một phần nhỏ của dạ dày, phần này còn được gọi là pouch. Phần pouch không thể chứa được quá nhiều thức ăn do đó bạn sẽ ăn ít hơn. Thực phẩm ăn vào dạ dày sẽ đi tới pouch sau đó tới ruột non. Phẫu thuật thường sử dụng là mổ nội soi với vài vết mổ nhỏ có sự hỗ trợ của camera.
  • Gastric sleeve: Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ phần lớn dạ dày và chỉ giữ lại một phần đã được xác định từ trước. Phần này nằm ở phía trên dạ dày được gọi là gastric sleeve. Hormone ghrelin cũng có thể đươc kiểm soát, do đó bạn có thể ăn ít hơn.
  • Duodenal Switch: Ở phẫu thuật phức tạp này bác sĩ sẽ loại bỏ phần lớn dạ dày và sử dụng gastric sleeve thức ăn được đưa tới ruột non. Điều này giúp giới hạn lượng thực phẩm bạn ăn vào. Và cơ thể cũng sẽ không hấp thu đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm, có thể làm tăng nguy cơ thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Electric Implant: Một thiết bị được cấy ghép ở vùng bụng sẽ giúp điều khiển các xung thần kinh của dây thần kinh phế vị. Dây thần kinh này dẫn truyền các tín hiệu giữa não và dạ dày, báo cho bộ não biết khi nào dạ dày đang chứa đầy thức ăn và bạn cảm thấy no.

Dù thực hiện bất cứ  phẫu thuật giảm cân nào, điều cần thiết là bạn phải duy trì một chế độ ăn lành mạnh và một cuộc sống năng động.

Hiệu quả của phẫu thuật giảm cân

Sau phẫu thuật giảm cân, hầu hết mọi người sẽ giảm cân trong vòng 18 – 24 tháng. Sau thời gian này nhiều người bắt đầu tăng cân lại, nhưng tăng không nhiều.

Nếu bạn mắc các vấn đề sức  khỏe liên quan đến béo phì, các vấn đề này sẽ được cải thiện sau phẫu thuật giảm cân. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường có thể được cải thiện nhanh chóng. Các triệu chứng tăng huyết áp có thể cần thời gian lâu hơn.

Nguy cơ và biến chứng

Các tác dụng không mong muốn phổ biến bao gồm: buồn nôn, nôn, đầy bụng, tiêu chảy, vã mồ hôi, ợ hơi, hoa mắt chóng mặt.

Nguy cơ nghiêm trọng khác bao gồm chảy máu, nhiễm trùng, bục vết khâu, cục máu đông gây tắc mạch tại tim và phổi. Các biến chứng này tương đối hiếm gặp.

Các vấn đề dài hạn cùa phẫu thuật giảm cân phụ thuộc vào loại phẫu thuật bạn thực hiện, một trong những vấn đề phổ biến nhất là thức ăn di chuyển quá nhanh trong ruột non. Gây nên các triệu chứng buồn nôn, yếu ớt, đổ mồ hôi, tiêu chảy sau ăn và một số triệu chứng khi ăn đồ ngọt. Vấn đề này có thể xuất hiện ở khoảng 50% số người phẫu thuật giảm cân.Hạn chế ăn các thực phẩm hàm lượng đường cao và thay thế bằng thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp dự phòng các triệu chứng.

Các hạt cholesterol và bilirubin có thể bị lắng đọng do quá trình giảm cân quá nhanh. Để dự phòng các biến chứng này, bác sĩ có thể kê đơn thuốc trong 6 tháng đầu sau phẫu thuật.

Hãy luôn nhớ đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là khi phẫu thuật làm cơ thể trở nên khó hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

Sự sụt giảm cân nặng đột ngột và thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng xấu đên sự phát triển của em bé, vì vậy phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khuyến nghị không mang thai cho đến khi cân nặng đã được kiểm soát ổn định.

Ths Liên Hương

Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY