Vì sao không nên loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi chế độ ăn của trẻ mẫu giáo?

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Bố mẹ có con đang đi học mẫu giáo không nên vì sợ con béo mà cắt giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn chất béo khỏi chế độ ăn của con. Trên thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chế độ ăn hạn chế chất béo không những không tốt mà còn thúc đẩy sự tăng cân một cách không lành mạnh, đặc biệt là khi những chất béo tốt bị thay thế bởi đường.

Can We Stop Kids From Being Shamed Over School Lunch Debt? - Feeding Texas

Nhằm ngăn chặn sự gia tăng của tình trạng béo phì ở trẻ em, Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo rằng các gia đình cần phải có một góc nhìn và cách tiếp cận toàn diện hơn về chế độ ăn của trẻ cũng như cân nhắc về chế độ ăn cho trẻ một cách tổng quát, thay vì tập trung vào từng thành phần đơn lẻ như lượng đường, lượng chất béo hay một dưỡng chất nhất định nào đó.

Bổ sung các chất béo tốt cho não bộ và cắt giảm chất béo dạng Trans

Chất béo là một trong những dưỡng chất thiết yếu của một chế độ ăn cân bằng và đóng vai trò trọng yếu trong sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là phát triển não bộ. Vì vậy, thay vì cắt giảm chất béo trong chế độ ăn của con thì bố mẹ nên tập trung vào việc thay thế những chất béo “xấu” bằng những chất béo “tốt”. Ví dụ như chất béo bão hòa trong sữa, dầu dừa, hay cá hồi khác với các chất béo bão hòa trong pizza, khoai tây chiên hay thịt chế biến sẵn.

Bố mẹ cũng nên cho con ăn các loại cá béo (như cá mòi hay cá hồi). Chất béo omega trong các loại cá này đóng vai trò trọng yếu cho sự phát triển não bộ của trẻ cũng như tốt cho tim mạch.

Chất béo dạng trans chính là loại chất béo bố mẹ cần loại bỏ hoàn toàn. Các loại chất béo dạng trans được sinh ra trong quá trình chế biến thực phẩm công nghiệp. Thực phẩm càng được xử lý nhiều thì càng chứa nhiều chất béo dạng trans. Để hạn chế việc đưa quá nhiều loại chất béo này vào chế độ ăn của con, bố mẹ nên học cách đọc nhãn dinh dưỡng trên bao bì của các thực phẩm đóng gói sẵn. Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa dầu “hydro hóa một phần” hoặc “shortening thực vật” trong bảng thành phần ghi trên nhãn.

Khi chuẩn bị bữa ăn cho con

Một bữa ăn cân bằng của trẻ nên bao gồm thực phẩm cung cấp protein, nhiều rau xanh và một phần nhỏ các loại ngũ cốc nguyên hạt hoặc rau củ có chứa tinh bột. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể chuẩn bị thêm cho con một phần hoa quả để ăn tráng miệng hoặc làm bữa phụ. Tuy nhiên, bữa ăn lành mạnh không đồng nghĩa với một bữa ăn tẻ nhạt. Bổ sung các chất béo tốt như dầu oliu, dầu dừa, quả bơ, hoặc bơ cũng sẽ giúp bữa ăn trở nên đầy đặn và ngon miệng hơn.

Vậy con có được ăn vặt không?

Một bữa phụ chiều nhỏ có thể giúp hạn chế việc trẻ ăn quá nhiều trong các bữa chính. Khi lựa chọn thực phẩm cho bữa phụ của trẻ, hãy tránh các loại thực phẩm chế biến công nghiệp như bim bim khoai tây, bánh cá, hay các loại bánh kẹo nói chung. Thay vào đó, hãy chuẩn bị cho con các loại thực phẩm giàu protein, giúp con no lâu mà vẫn cung cấp đủ lượng chất béo tốt cho con.

Một vài gợi ý cho bữa phụ bao gồm:

  • Một vài miếng táo với bơ lạc, bơ hạt hướng dương hoặc bơ hạnh nhân
  • Sữa chua Hi lạp với hoa quả (hoặc có thể sử dụng sữa chua không đường thông thường)
  • Trứng luộc ăn không hoặc ăn kèm hoa quả tươi
  • Một vài viên phô mai với 2-3 miếng bánh quy nguyên cám

Các thói quen ăn uống lành mạnh cần phải được rèn luyện

Trẻ em trong lứa tuổi mẫu giáo vẫn đang hình thành các thói quen ăn uống cho riêng mình. Vì vậy, bố mẹ cần làm gương cho trẻ song song với việc tập cho bé một thói quen ăn uống lành mạnh. Khi cho con ăn, bố mẹ hãy lựa chọn các loại thực phẩm giàu dưỡng chất và cho con ăn đa dạng các loại thực phẩm. Điều này giúp con hạn chế tiếp xúc với các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe và cũng giúp con có thói quen ăn uống lành mạnh hơn.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

Phòng khám Chuyên khoa dinh dưỡng VIAM

Theo Healthy Children – American Academy of Pediatrics



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY