Viêm dạ dày ruột là cảm giác khó chịu ở dạ dày. Bạn có thể sẽ cảm thấy không muốn ăn nhiều khi gặp phải tình trạng này. Đồ chiên rán và đồ cay là một số thực phẩm mà những người bị viêm dạ dày ruột cần tránh.
Contents
Viêm dạ dày ruột là gì?
Viêm dạ dày ruột xảy ra khi niêm mạc ruột bị viêm, có thể do virus, nhiễm trùng hoặc ký sinh trùng. Bệnh lây lan qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm, và qua tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Đây là căn bệnh phổ biến và hầu hết mọi người có thể hồi phục mà không cần can thiệp y tế.
Các triệu chứng bao gồm:
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Tiêu chảy
- Đau quặn dạ dày
- Sốt nhẹ.
Các triệu chứng có thể chỉ kéo dài một ngày hoặc tối đa một tuần. Khi bị nôn, bạn sẽ thường muốn uống đồ uống có chất điện giải, không có đường hoặc caffeine, để giữ cho cơ thể đủ nước. Khi bạn ngừng nôn, bạn cần ăn một lượng nhỏ thức ăn. Ăn uống giúp niêm mạc ruột lành nhanh hơn và giúp cơ thể lấy lại sức. Ngược lại, không ăn uống gì có thể làm kéo dài thời gian bị tiêu chảy.
Viêm dạ dày ruột: thực phẩm cần tránh
Một số thực phẩm viêm dạ dày ruột cần tránh bao gồm:
- Cà phê, trà và đồ uống chứa caffeine khác
- Soda, nước ngọt
- Nước ép trái cây
- Đồ uống có ga
- Thực phẩm chiên và nhiều chất béo
- Trái cây sấy khô
- Sản phẩm từ sữa
- Sô cô la và kẹo
- Thức ăn cay.
Ăn những loại thực phẩm này làm kéo dài các triệu chứng hiện tại của bạn. Bạn nên ăn uống thoải mái, và chỉ ăn những phần nhỏ. Nếu loại thức ăn nào khiến bạn bị buồn nôn, hãy ngừng ăn cho đến khi cơn buồn nôn giảm và sau đó thử ăn thứ gì đó mà bạn nghĩ rằng bạn có thể chịu đựng được.
Khi ăn, hãy chắc chắn rằng thực phẩm bạn ăn là thực phẩm mà cơ thể bạn có thể dung nạp, không phải là loại thực phẩm làm kéo dài các triệu chứng.
Thực phẩm nên ăn
Bạn nên ăn để niêm mạc ruột nhanh lành, ăn thức ăn nhạt, dễ tiêu, khi bạn đã ngừng nôn, buồn nôn. Bánh quy mặn và bánh mì nướng là những loại thực phẩm phù hợp. Bạn có thể ăn theo chế độ ăn BRAT – chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng.
Lợi ích của chế độ ăn BRAT là nó ít chất xơ, nhạt và nhiều tinh bột, giúp phân của bạn cứng hơn. Nó cũng bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như kali, do bạn bị mất khi nôn và tiêu chảy.
Bù nước bằng cách uống nước điện giải, nhưng hãy cẩn thận với đồ uống thể thao có nhiều đường và caffeine vì chúng có thể gây ra các triệu chứng khó chịu.
Ăn uống trở lại
Trong vòng 24-48 giờ sau khi tình trạng nôn mửa và tiêu chảy dừng lại, hãy cân nhắc ăn thêm trái cây và rau quả. Đối với trẻ nhỏ, hãy cho ăn một phần nhỏ các loại thực phẩm khi trẻ thèm ăn.
Đối với trẻ sơ sinh, hãy bắt đầu cho chúng bú một lượng nhỏ sữa mẹ hoặc sữa công thức từ 15-20 phút sau khi bị nôn hoặc bị tiêu chảy. Tuy nhiên, đừng pha loãng sữa công thức. Ngoài ra, bạn không cho trẻ uống thuốc chống tiêu chảy không kê đơn khi không có chỉ định của bác sĩ.
Gọi cho bác sĩ nếu tình trạng nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài hơn hai ngày, hoặc nếu bạn hoặc con bạn bị sốt từ 38 độ C trở lên hoặc nếu có điều gì đó bất thường.
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Bs. Mai Hương – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM