Tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho trẻ khi được sử dụng một cách thích hợp, thường có hiệu quả trong việc giúp thúc đẩy tăng trưởng của trẻ. Mục tiêu là giúp trẻ đạt được chiều cao bình thường khi trưởng thành – gần với tiềm năng di truyền của trẻ nếu có thể.
Nếu trẻ đang phát triển với tốc độ chậm hơn so với các bạn cùng lớp và bạn bè xung quanh, bạn có thể cho con đi khám để được bác sĩ tư vấn. Chiều cao, cân nặng và các dấu hiệu thể chất khác là những chỉ số chính cho sự phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên.
Những trẻ phát triển chậm so với các bạn cùng lứa có thể mắc một số bệnh lý tiềm ẩn khiến trẻ phát triển chậm hơn. Bên cạnh đó, một số trẻ chỉ đơn giản là có vóc dáng thấp và bạn không cần phải lo lắng.
Việc cha mẹ quan tâm về đặc điểm thể chất này là hoàn toàn bình thường, chiều cao nổi bật sẽ có một số ưu thế nhất định trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc can thiệp bằng hormone tăng trưởng không phải lúc nào cũng là cách khắc phục đơn giản và thường không cần thiết về mặt y tế.
Dù vậy, nếu trẻ được chuẩn đoán mắc một bệnh lý cản trở sự phát triển của trẻ, việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp trẻ phát huy hết tiềm năng.
Contents
Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Nếu cha mẹ lo lắng về tầm vóc thấp bé của con mình, bạn nên nói những lo ngại này cho bác sĩ biết. Bác sĩ khám dinh dưỡng sẽ thực hiện một số đánh giá để có thể xác định được sự tăng trưởng của trẻ có vấn đề gì hay không. Bác sĩ có thể thực hiện đánh giá trẻ nếu:
- Trẻ có các chỉ số thể chất ở dưới đường cong tăng trưởng
- Trẻ có tốc độ tăng trưởng bất thường so với độ tuổi hoặc giai đoạn dậy thì
- Tỷ lệ chiều cao có sự khác biệt lớn đối với dự kiến của gia đình
Xem thêm về chế độ dinh dưỡng tăng trưởng chiều cao của trẻ
Nguyên nhân gây ra tầm vóc thấp bất thường?
Trẻ tăng trưởng chậm hoặc có chiều cao dưới mức bình thường có thể do thiếu hụt hormone tăng trưởng ở người (HGH). Các bệnh lý khác có thể gây ra vóc dáng thấp bé hoặc suy giảm sự tăng trưởng bao gồm:
- Hội chứng Turner
- Hội chứng Noonan
- Thiếu SHOX
- Hội chứng Prader-Willi
- Bệnh thận mãn tính
Một số trẻ sinh ra bị nhỏ so với tuổi thai và không theo kịp sự phát triển của trẻ cùng trang lứa. Nhiều trẻ khác thì có vóc dáng thấp có thể do các thành viên trong gia đình cũng có chiều cao dưới mức trung bình mà không phải do bệnh lý nào đó gây ra (gọi là tầm vóc thấp vô căn).
Đọc thêm tại bài viết: Giấc ngủ tăng trưởng và chiều cao của trẻ
Điều trị bằng tiêm hormone tăng trưởng chiều cao có tác dụng không?
Bằng cách bắt chước hormone tăng trưởng (HGH) được sản xuất tự nhiên của con người, HGH tổng hợp (được sản xuất nhân tạo) được tiêm để kích thích chiều cao và các đặc điểm về phát triển khác ở trẻ mắc một số bệnh lý, bao gồm cả những bệnh lý đã nêu ở trên.
Trẻ có thể tăng được bao nhiêu centimet từ phương pháp điều trị này?
Kết quả sẽ dựa vào nhiều yếu tố, bao gồm các bệnh lý cơ bản, độ tuổi của trẻ khi bắt đầu điều trị, tiềm năng chiều cao ước tính dựa trên giới tính và các yếu tố di truyền cũng như liều lượng hormone và thời gian điều trị.
Đối với những trẻ được chẩn đoán mắc một số bệnh làm chậm quá trình tăng trưởng, việc tiêm HGH có thể có lợi, việc điều trị nên bắt đầu khi có bằng chứng về tốc độ tăng trưởng của trẻ dưới mức tối ưu hoặc dự đoán chiều cao khi trưởng thành đang dưới mức trung bình.
Đối với một số chẩn đoán (chẳng hạn hội chứng Turner), trẻ nên bắt đầu điều trị sớm hơn (bắt đầu từ 4 đến 6 tuổi), đặc biệt nếu trẻ đã có biểu hiện chậm tăng trưởng. Sẽ là quá muộn để bắt đầu điều trị bằng HGH khi quá trình tăng trưởng của trẻ đã hoàn tất và các đĩa tăng trưởng của trẻ đã được hợp nhất.
Năm 2003, Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ đã phê duyệt sử dụng HGH cho trẻ có tầm vóc thấp bé khi các bác sĩ không thể xác định được nguyên nhân.
Tuy nhiên, việc tiêm HGH cho trẻ có vóc dáng thấp bé vô căn đang gây tranh cãi vì đây là một lựa chọn mang tính thẩm mỹ và tự chọn. Nếu con bạn là đối tượng đáp ứng tiêu chuẩn tiêm, hãy xem xét những tác động tiềm tàng về mặt cảm xúc của trẻ khi đưa ra quyết định điều trị.
Việc thường xuyên tiêm thuốc cho những đứa trẻ thực sự không cần hormone tăng trưởng có thể khiến chúng có ấn tượng rằng có điều gì đó không ổn với chúng, rằng thấp bé là một điều không mong muốn và nếu chúng không đạt được một chiều cao nhất định thì chúng sẽ khiếm khuyết và đáng thất vọng theo một cách nào đó.
Mặt khác, nhiều người lớn từng được điều trị bằng HGH vì vóc dáng thấp bé vô căn khi còn nhỏ lại hài lòng với kết quả chiều cao của hiện tại và biết ơn quyết định của cha mẹ.
Đọc thêm tại bài viết: Những cách tự nhiên để tăng cường hormone tăng trưởng HGH
Tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho trẻ có an toàn không?
Hormone này nói chung là an toàn, nhưng có những tác dụng phụ tiềm ẩn liên quan đến việc sử dụng nó. Những tác dụng phụ này bao gồm rối loạn chức năng tuyến giáp, đau đầu, vẹo cột sống, đau hông và/hoặc đau đầu gối, nồng độ glucose bất thường và có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2.
Có rất ít dữ liệu về bất kỳ rủi ro lâu dài nào có thể phát triển ở tuổi vị thành niên hoặc tuổi trưởng thành sau khi điều trị HGH ở trẻ em.
Điều quan trọng là phải cân nhắc những rủi ro và lợi ích cá nhân của con bạn với bác sĩ trước khi bắt đầu liệu pháp tiêm hormone này.
Tháng 4 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 6 với vô vàn ưu đãi và quà tặng khi khám dinh dưỡng. Chương trình ưu đãi áp dụng từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/04/2024. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
BS. Đoàn Hồng – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM