Vitamin D và những điều bạn cần biết

30/11/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Vitamin D, hay còn gọi là calciferol, là một loại vitamin tan trong chất béo đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Có hai dạng chính của vitamin D: vitamin D2 (ergocalciferol) có trong thực phẩm nguồn gốc thực vật và vitamin D3 (cholecalciferol) có trong nguồn động vật.

Lợi ích đối với sức khỏe

Vitamin D rất quan trọng cho chức năng của hệ miễn dịch và sức khỏe của xương. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho, những chất quan trọng để xây dựng và duy trì xương và răng khỏe mạnh. Vitamin D cũng cần thiết cho hệ thần kinh, hệ miễn dịch và cơ bắp hoạt động hiệu quả.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin D có thể giúp điều hòa tâm trạng và giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính, đặc biệt là ở những người thiếu hụt vitamin D và mắc chứng trầm cảm. Tuy nhiên vẫn còn cần thêm nghiên cứu để hiểu rõ hơn về những lợi ích này.

Nguy cơ ngộ độc vitamin D

Thiếu hụt vitamin D có thể gây bệnh còi xương ở trẻ em và giảm mật độ xương từ đó làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương ở người trưởng thành. Trẻ em cần vitamin D để phát triển xương chắc khỏe và ngăn ngừa còi xương, trong khi người lớn cần vitamin D để ngăn ngừa bệnh nhuyễn xương, một tình trạng gây đau và yếu cơ.

Mặc dù hiếm gặp, nhưng việc bổ sung quá nhiều vitamin D có thể gây ngộ độc, dẫn đến tình trạng tăng canxi huyết, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn, lú lẫn và yếu cơ. Trong trường hợp nghiêm trọng, ngộ độc do thừa vitamin D có thể gây rối loạn nhịp tim, suy thận và thậm chí tử vong.

Đọc thêm tại bài viết: 7 triệu chứng thiếu vitamin D

Dấu hiệu thiếu hụt vitamin D

8 dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin D - Báo VnExpress Sức khỏe

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D, bao cả những nước nhiệt đới như Việt Nam. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỷ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Một số triệu chứng thiếu hụt bao gồm đau cơ, yếu cơ, mệt mỏi, đau xương, và trầm cảm. Những người có nguy cơ thiếu hụt vitamin D bao gồm người có tiền sử phẫu thuật dạ dày, người mắc bệnh celiac, bệnh loãng xương, và một số bệnh tự miễn.

Nguồn cung cấp và liều lượng vitamin D

Nguồn cung cấp vitamin D

Những thực phẩm giàu vitamin D - Bs Phạm Quang Nhật - Phó Trưởng khoa Bv Từ Dũ

Cơ thể có thể tự tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, tiếp xúc quá lâu với ánh nắng có thể tăng nguy cơ lão hóa sớm và ung thư da.

Vitamin D không có nhiều trong thực phẩm, nhưng bạn cũng có thể ưu tiên một số loại thực phẩm như cá béo, nấm, lòng đỏ trứng và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể.

Liều lượng khuyến nghị

Lượng vitamin D hấp thụ được đo bằng đơn vị quốc tế (IU) và microgam (mcg). Lượng vitamin D bạn cần hàng ngày phụ thuộc vào độ tuổi và các yếu tố sức khỏe khác. Nhu cầu vitamin D hàng ngày được các chuyên gia khuyến nghị như sau:

  • Trẻ sơ sinh đến 12 tháng 400 IU (10 mcg)
  • Trẻ em từ 1–18 tuổi 600 IU (15 mcg)
  • Người lớn từ 19–70 tuổi 600 IU (15 mcg)
  • Người lớn trên 70 tuổi 800 IU (20 mcg)
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú 600 IU (15 mcg)

Tham khảo thêm: Chương trình ưu đãi: Bộ đôi vi chất – Cùng em cao lớn

Thời điểm uống vitamin D tốt nhất

Thời điểm nào uống vitamin D tốt nhất?

Mặc dù một số giả thuyết cho rằng uống vitamin D trước khi đi ngủ sẽ ức chế sản xuất melatonin và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ, nhưng không có bằng chứng chắc chắn nào ủng hộ cho giả thuyết này.

Bạn có thể uống viên bổ sung vitamin D bất kỳ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, vì vitamin D là vitamin tan trong chất béo nên tốt nhất nên dùng cùng với các bữa ăn hoặc trong các bữa phụ có chứa chất béo, giúp cơ thể bạn hấp thụ vitamin tốt hơn.

Đọc thêm tại bài viết: Mối liên quan giữa vitamin D và canxi trong sức khỏe xương

Kết luận

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, đặc biệt là sức khỏe miễn dịch và duy trì xương và răng khỏe mạnh. Bổ sung vitamin D có thể mang lại lợi ích lớn cho những người bị thiếu hụt. Để đảm bảo đủ lượng vitamin D, bạn nên thực hiện những thay đổi trong chế độ ăn uống, dành thời gian an toàn dưới ánh nắng mặt trời, và cân nhắc việc bổ sung vitamin.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY