Khi nào trẻ có thể ăn sữa chua, phô mai hay uống sữa tươi? Làm thế nào để biết trẻ có bị dị ứng với sữa không? Khi nào có thể chuyển cho trẻ từ sữa công thức sang sữa tươi? Hay liệu có thể sử dụng các sản phẩm từ sữa để cai sữa cho trẻ hay không?
Trên đây là những thắc mắc thường thấy ở các bà mẹ về việc lựa chọn sử dụng các sản phẩm từ sữa cho trẻ đặc biệt là trong giai đoạn trẻ bắt đầu cai sữa mẹ. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc cũng như giúp bạn biết thêm những thông tin về cách lựa chọn các sản phẩm từ sữa cho trẻ.
Contents
Sữa tươi
Sữa tươi không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ dưới 12 tháng vì có thể khiến trẻ gặp phải vấn đề như dị ứng, thiếu sắt Bạn có thể bắt đầu cho trẻ uống sữa tươi sau 1 tuổi. Hàm lượng chất béo cao trong sữa nguyên kem rất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ. Khi trẻ bước sang tuổi thứ 2, bạn có thể cho trẻ uống sữa ít béo. Sữa tươi chứa canxi và là một trong số rất ít nguồn cung cấp vitamin D, cả canxi và vitamin D đều rất cần thiết cho xương và răng chắc khỏe.
Sữa chua
Bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn sữa chua ngay từ 8 tháng tuổi mà không cần phải lo lắng nếu gia đình bạn không có tiền sử dị ứng. Sữa chua cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ như chất đạm, chất béo, canxi, kali,…. Đặc biệt sữa chua rất dễ tiêu hóa với trẻ.Các men và lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ phá vỡ đường lactose và protein, giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn. Bên cạnh đó trong sữa chua còn có vitamin D là một vitamin quan trọng đối với trẻ. Hãy cho trẻ ăn sữa chua nguyên chất thay vì sữa chua ít béo để trẻ có thể nhận được lượng chất béo cần thiết. Bạn cũng nên ưu tiên lựa chọn sữa chua nguyên chất được làm ngọt tự nhiên bằng bột trái cây hoặc nước trái cây thay vì chất làm ngọt nhân tạo.
Nếu trẻ không dung nạp lactose hoặc bị dị ứng sữa, chàm sữa hoặc hen suyễn, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để kiểm tra. Sau khi biết được chính xác trẻ không bị dị ứng với sữa chua, bạn có thể thử những cách kết hợp này để tạo sự thú vị cho trẻ như kết hợp sữa chua với các loại trái cây tươi như táo, chuối, dâu tây
Phô mai
Nếu trẻ đang bú sữa mẹ hoặc sữa công thức và không bị dị ứng sữa, thì bạn có thể cho trẻ ăn phô mai sau tám tháng tuổi. Bạn có thể cho trẻ ăn riêng hoặc kết hợp phô mai trong các món ăn như cháo thức ăn của trẻ. Để bắt đầu, nên lựa chọn những loại phô mai có hàm lượng muối thấp. Chế độ ăn của trẻ nên được bổ sung sữa để giúp trẻ đáp ứng nhu cầu năng lượng hàng ngày nhưng bạn không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Nên cho trẻ ăn với số lượng ít và tăng dần khẩu phần.
Khuyến nghị các sản phẩm sữa cho trẻ theo độ tuổi
SẢN PHẨM TỪ SỮA |
SỐ LƯỢNG ĐỀ XUẤT |
LƯU Ý |
Sữa tươi | Không quá 700ml sữa/ ngày | Cho trẻ uống sữa nguyên kem trong 2 năm đầu |
Sữa chua | Không quá 240g sữa chua/ ngày | Trẻ cần thời gian để làm quen và thích nghi với các hương vị mới nên mẹ cần kiên nhẫn cho trẻ làm quen |
Phô Mai | 15g/ ngày | Theo dõi trẻ ăn để tránh bị sặc |
Các chuyên gia khuyến nghị nên bổ sung 4 đơn vị sữa mỗi ngày cho trẻ từ 2-5 tuổi, mỗi đơn vị sữa tương đương với 100ml sữa dạng lỏng, 1 hộp sữa chua 100g hoặc 1 miếng phomai có trọng lượng 15g. Cho trẻ ăn các sản phẩm từ sữa vượt quá giới hạn khuyến nghị có thể làm giảm sự thèm ăn của trẻ đối với các loại thực phẩm khác.
Nếu trẻ không thích sữa tươi, bạn có thể cho trẻ ăn sữa chua và phô mai. Nhưng bạn không nên thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức bằng sữa tươi nhất là với trẻ dưới 12 tháng tuổi. Bạn không nên thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức bằng sữa tươi nhất là với trẻ dưới 12 tháng tuổi vì những lý do sau:
-
- Sữa tươi thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt, kẽm và vitamin E mà sữa mẹ/ sữa công thức có.
- Việc thiếu sắt trong sữa tươi sẽ gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt cho trẻ, đặc biệt là nếu trẻ được cho ăn dặm sớm từ 4 đến 6 tháng tuổi.
- Hàm lượng cao các chất dinh dưỡng như protein và casein dẫn đến làm tăng gánh nặng cho thận của trẻ có thể dẫn đến tình trạng mất nước ở trẻ.
- Bé dễ bị dị ứng sữa trong năm đầu tiên.
Tuy nhiên, bạn có thể trộn ngũ cốc cùng với sữa tươi cho trẻ và cũng có thể sử dụng nó trong các công thức nấu ăn cho trẻ. Khi bạn nấu bất kỳ thực phẩm nào cùng với sữa, các protein sẽ bị phá vỡ và các món ăn đều an toàn cho trẻ sơ sinh trên 8 tháng.
Khi trẻ được 1 tuổi, bạn có thể bổ sung sữa tươi trong khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ.
Làm gì khi trẻ bị dị ứng với sữa?
Nếu có tiền sử gia đình bị dị ứng sữa hoặc không dung nạp đường lactose, bạn không nên cho trẻ dùng sữa dưới bất kỳ hình thức nào cho đến khi trẻ tròn một tuổi. Nguy cơ dị ứng thường giảm sau khi trẻ được 1 tuổi. Nếu không có tiền sử dị ứng sữa, bạn có thể thử phương pháp thông thường là đợi ba ngày sau khi giới thiệu một loại thực phẩm mới từ sữa và không cho trẻ ăn bất kỳ loại thức ăn mới nào khác trong 3 ngày đó. Bằng cách này, bạn sẽ có thể biết con bạn có bị dị ứng với sữa hay không.
Một số triệu chứng phổ biến của dị ứng là:
-
- Xuất hiện các mảng ngứa đỏ
- Sưng môi hoặc mắt
- Nôn mửa trong vòng hai giờ sau khi ăn thức ăn mới.
Nếu bạn thấy trẻ có bất kỳ triệu chứng nào trên đây, hãy ngừng cho trẻ ăn thức ăn mới và đến bác sĩ kiểm tra ngay lập tức.
Những lưu ý khác
Dưới đây là một số mẹo hữu ích mà bạn cần biết trước khi giới thiệu thực phẩm từ sữa cho con mình:
-
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi giới thiệu các sản phẩm từ sữa.
- Những em bé bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa rất dễ bị dị ứng với các thực phẩm như đậu nành.
- Giới thiệu từng loại thực phẩm mới để bạn có thể xác định được thực phẩm nào gây dị ứng cho trẻ.
- Không dung nạp lactose rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, ngay cả khi con bạn không dung nạp được lactose, thì vẫn có thể cho trẻ ăn sữa chua vì các vi quá trình lên men đã phá vỡ đường lactose trong sữa nên trẻ vẫn có thể tiêu hóa dễ dàng.
- Nếu trẻ không có bất kỳ dấu hiệu khó chịu nào sau khi ăn các sản phẩm từ sữa, hãy để bé ăn và làm quen với các sản phẩm sữa. Khi lớn lên, trẻ chắc chắn sẽ thích các sản phẩm từ sữa cũng như các món ăn từ sữa hơn.
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678
BS. Nguyễn Hoài Thu – Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Tổng hợp từ Mom Junction