Khi nào trẻ có thể ăn phô mai?

17/02/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm, các mẹ có thể băn khoăn không biết khi nào là hợp lý để cho trẻ làm quen với các loại thực phẩm mới, chẳng hạn như phô mai. Không chỉ vậy, các mẹ có thể cũng không nắm được loại phô mai nào an toàn và tốt cho sức khỏe của trẻ.

Trong bài viết dưới đây, VIAM sẽ cùng các mẹ tìm hiểu rõ hơn về việc lựa chọn thời điểm nào nên cho trẻ làm quen với phô mai, loại phô mai nào tốt nhất và một số lưu ý về việc xác định khả năng không dung nạp lactose hoặc dị ứng sữa ở trẻ.

Trẻ có thể bắt đầu ăn phô mai từ bao giờ?

Một số nguồn nói rằng thời điểm sớm nhất và an toàn nhất cho trẻ ăn phô mai là 6 tháng, trong khi một số nguồn thông tin khác nói rằng tốt hơn nên đợi trẻ khoảng 8 đến 10 tháng tuổi.

Theo các chuyên gia của Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM, phô mai để có thể được thêm vào các bữa ăn của trẻ khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Dù vậy, các mẹ cần lưu ý nên cách từ 3 đến 5 ngày giữa những lần cho trẻ làm quen với thực phẩm mới. Bằng cách này, bạn có thể theo dõi các dấu hiệu không dung nạp hoặc các phản ứng dị ứng, như tiêu chảy, nôn mửa hoặc phát ban.

Loại phô mai nào tốt nhất và lành mạnh nhất?

Điểm mấu chốt ở đây là cung cấp cho trẻ những loại phô mai đầy đủ chất béo cũng như đã được tiệt trùng để đảm bảo an toàn. Các mẹ nên cho trẻ bắt đầu làm quen với các loại phô mai có hương vị nhẹ trước tiên và ưu tiên các loại phô mai nguyên chất thay vì các sản phẩm phô mai pha trộn. Các loại phô mai nên dùng bao gồm: Cheddar, Mozzarella, Parmesam…

Phô mai nguyên kem không tách béo và các sản phẩm từ sữa khác rất tốt cho trẻ dưới 2 tuổi vì ở độ tuổi này trẻ cần chất béo để giúp cơ thể và trí não phát triển khỏe mạnh.

Những loại phô mai trẻ không nên ăn

Các mẹ nên tránh cho trẻ sử dụng các loại phô mai chín mềm hoặc phô mai mốc, như brie, camembert, và các loại phô mai dê chín bằng vi khuẩn. Các mẹ cũng cần tránh với các loại phô mát có đường vân xanh, như Roquefort. Những loại phô mai này có thể chứa vi khuẩn Listeria, một loại vi khuẩn có hại có thể khiến trẻ bị ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt luôn cần kiểm tra nhãn của phô mai để đảm bảo sản phẩm được sản xuất từ sữa thanh trùng/tiệt trùng. Không sử dụng các sản phô mai được sản xuất từ sữa chưa được thanh trùng/tiệt trùng.

Lợi ích dinh dưỡng của phô mai với trẻ 

Các mẹ có thể cho trẻ làm quen và ăn từ 28 đến 56 gram phô mai mỗi ngày khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Nếu trẻ lớn hơn từ 8 đến 10 tháng tuổi trẻ có thể ăn 56 đến 113 gram phô mai mỗi ngày. Các mẹ cần lưu ý là chỉ cần một lượng nhỏ phô mai cũng đã cung cấp cho trẻ một lượng dinh dưỡng đáng kể. Phô mai nguyên béo là một nguồn cung cấp nhiều canxi, proterin và các chất dinh dưỡng quan trọng khác như như protein, phospho, selen, vitamin A, vitamin B12, riboflavin.

Những lưu ý khi cho trẻ ăn phô mai

Cho dù gia đình không có ai bị không dung nạp lactose, các mẹ vẫn cần đề phòng tình trạng không dung nạp sữa (lactose hoặc protein sữa) hoặc dị ứng khi lần đầu tiên trẻ được làm quen với phô mai. Trên thực tế, dị ứng sữa bò là một trong những dị ứng thực phẩm thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Các triệu chứng không dung nạp lactose bao gồm tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Trẻ cũng có thể bị đau quặn bụng và đầy hơi. Và dấu hiệu các mẹ có thể nhận biết sớm nhất khi trẻ gặp các tình trạng này là trẻ quấy khóc và khó chịu.

Tổng kết

Phô mai là một thực phẩm bổ dưỡng cho trẻ. Hãy bắt đầu cho trẻ làm với một lượng nhỏ phô mai trước tiên, và tìm ra những cách nấu thực phẩm phù hợp nhất với trẻ. Ngoài ra các mẹ cũng nên chọn các loại phô mai đã được thanh trùng để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh Dưỡng VIAM để được chuyên gia chế độ ăn và sinh hoạt thích hợp để bổ sung đầy đủ Vitamin cho cơ thể bạn nhé. Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

BS. Tùng Duy

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Tổng hợp từ Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY