Nguyên nhân và cách phòng ngừa trẻ cai sữa sớm

26/05/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Cai sữa mẹ có nghĩa là bạn bắt đầu cho trẻ bú ít hơn và thay thế việc bú sữa mẹ bằng một nguồn dinh dưỡng khác, chẳng hạn như sữa công thức hoặc thức ăn đặc. Khi trẻ cai sữa hoàn toàn, trẻ không còn nhận được dinh dưỡng từ việc bú mẹ. Quá trình ăn dặm tự nhiên thường bắt đầu khi trẻ ở khoảng sáu tháng tuổi. Cai sữa sớm là khi trẻ ngừng bú mẹ trước khi bắt đầu cai sữa tự nhiên.

How to get your toddler to give up the bedtime bottle

Những lý do khiến trẻ cai sữa sớm

Một số bà mẹ chọn cai sữa sớm chủ động trong khi những người khác phải ngừng cho con bú trước khi họ muốn. Dưới đây là một số lý do khiến người mẹ cai sữa sớm hơn dự kiến:

Đau

Đau có lẽ là lý do phổ biến nhất cho việc cai sữa sớm và điều này có thể hiểu được. Tuy nhiên, việc cho con bú sẽ không trực tiếp gây đau quá nhiều. Nhiều vấn đề phổ biến khi cho con bú như đau đầu vú, căng sữa , tắc ống dẫn sữa và viêm vú có thể dẫn đến đau. Nếu bạn có thể tìm ra và điều trị nguyên nhân gây đau, bạn có thể duy trì việc cho con bú lâu hơn.

Mẹ lo lắng về nguồn sữa ít

Hiếm khi người mẹ không thể tạo đủ sữa cho con mình. Hầu hết các bà mẹ có thể tạo đủ nguồn sữa cho con bú ngay cả khi họ nghĩ rằng họ không thể. Nếu bạn cảm thấy nguồn sữa của mình ít, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bạn quyết định dừng việc cho con bú.

Thiếu sự hỗ trợ

Rất khó để tiếp tục cho con bú nếu bạn không có người hỗ trợ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự chấp thuận và khuyến khích của bạn đời là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Việc thiếu sự hỗ trợ của người thân và những người bạn bè cũng có thể ảnh hưởng đến việc cai sữa sớm.

Mệt mỏi

Công cuộc sinh nở và tạo sữa mẹ chiếm rất nhiều năng lượng, và việc phải đảm nhiệm những công việc khác có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức hơn và cho con bú càng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

Người mẹ phải trở lại nơi làm việc hoặc trường học

Một số bà mẹ phải trở lại nơi làm việc hoặc trường học trong vòng vài tuần sau khi sinh con. Việc hút sữa ở nơi làm việc sẽ gây khó khăn và tốn thời gian cho các bà mẹ, vậy nên họ buộc phải tạm dừng việc cho con bú.

Khó cho con bú

Khi trẻ được sinh ra với một vấn đề như tưa lưỡi hoặc sứt môi, việc cho con bú có thể khiến trẻ khó chịu và mẹ khó duy trì được việc cho trẻ bú.

Mẹ phải dùng thuốc điều trị: Nhiều loại thuốc kê đơn có thể an toàn khi bạn đang cho con bú, nhưng một số thì không. Ví dụ, thuốc hóa trị cho bệnh ung thư và iốt phóng xạ trong bệnh cường giáp không tương thích với việc nuôi con bằng sữa mẹ, vì vậy cần phải cai sữa.

Mẹ bị lúng túng khi cho con bú: Việc cho con bú có xu hướng để lộ một phần vú của bạn. Trong khi một số phụ nữ không thấy phiền và có thể cho con bú bất cứ lúc nào bất cứ lúc nào, những người khác có thể sẽ ngại ngùng và thậm chí có thể cảm thấy lo lắng về việc cho con bú xung quanh những người khác, đặc biệt là ở nơi công cộng dù bình thường họ có thể rất thành thạo trong việc cho con bú, nhưng ngay cả khi đó, một số bà mẹ vẫn cảm thấy quá xấu hổ và không muốn người khác nhìn thấy. Khi em bé lớn lên, việc giữ sự kín đáo riêng tư có thể trở nên khó khăn hơn, vì vậy một số bà mẹ chọn cách cai sữa.

Mong muốn có thêm một đứa con: việc mang thai sẽ khó khăn hơn khi bạn đang cho con bú nhất là trong sáu tháng đầu tiên nếu bạn đang cho con bú hoàn toàn. Một số phụ nữ, đặc biệt là những bà mẹ lớn tuổi hoặc những bà mẹ đã phải vật lộn với tình trạng hiếm muộn và lo sợ sẽ mất nhiều thời gian để sinh thêm con, họ có thể quyết định ngừng cho con bú sau sáu tuần hoặc vài tháng để cố gắng có thai lại ngay.

Những lý do nên cố gắng tránh cai sữa sớm

Baby Drinks Bottle Too Fast - 5 Tips To Help You Cope

Nghiên cứu cho thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ mang lại cho con bạn nhiều lợi ích về sức khỏe. Sữa mẹ rất dễ tiêu hóa và chứa tất cả các chất dinh dưỡng mà em bé cần cũng như các kháng thể và miễn dịch để ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh tật. Khi trẻ cai sữa sớm, trẻ có thể bỏ lỡ một số lợi ích sau:

    • Trẻ bú mẹ ít có nguy cơ mắc một số bệnh thông thường ở trẻ nhỏ như nhiễm trùng tai, tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp trên.
    • Nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
    • Nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa có thể phát sinh từ sữa công thức hoặc bắt đầu ăn dặm quá sớm.
    • Trẻ bú sữa mẹ có ít nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như bệnh chàm và một số bệnh ung thư ở trẻ em.
    • Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ em và các vấn đề đi kèm với nó bao gồm bệnh tim, tiểu đường và tăng huyết áp.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc cho con bú mang lại lợi ích cho các bà mẹ. Bằng cách tiếp tục cho con bú lâu hơn, các bà mẹ có thể nhận được những lợi ích sức khỏe sau:

    • Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ béo phì và đái tháo đường type 2 trong tương lai.
    • Nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, tử cung và ung thư vú.
    • Nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tăng huyết áp và cholesterol máu cao.

Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng cai sữa sớm?

baby drinking milk bottle Stock Footage Video (100% Royalty-free) 19360792 | Shutterstock

Việc nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và sự phát triển cho trẻ, mà nếu bạn cho con bú càng lâu, chúng sẽ càng lớn. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Vì vậy, sẽ tốt cho bạn và trẻ nếu bạn có thể tiếp tục cho con bú lâu hơn. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để ngăn chặn việc cai sữa sớm.

Tìm sự hỗ trợ giúp đỡ

Nếu bạn cảm thấy không nhận được đủ sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè, hãy tham gia một nhóm hỗ trợ tại địa phương.

Duy trì nguồn sữa mẹ đều đặn

Cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên, hạn chế cho trẻ bú bình và sử dụng núm vú giả nếu có thể. Nếu bạn lo lắng rằng nguồn sữa của bạn ít, có nhiều cách bạn có thể làm để tăng lượng sữa đó.

Tìm hiểu về các vấn đề thường gặp khi cho con bú

Bằng cách tìm hiểu về những vấn đề điển hình mà các bà mẹ đang cho con bú phải đối mặt, bạn sẽ hiểu cách điều trị và ngăn ngừa chúng. Bạn sẽ có nhiều khả năng tiếp tục cho con bú sữa mẹ thay vì dừng cho con bú.

Chăm sóc bản thân

Hãy uống đủ nước và nạp đủ năng lượng, điều đó có thể tạo nên sự khác biệt. Và, khi bạn cảm thấy kiệt sức và cần nghỉ ngơi, bạn có thể nhờ người thân gia đình và bạn bè giúp đỡ.

Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm

Bạn nên bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ được khoảng sáu tháng, và bắt đầu thêm chúng từ từ. Nếu bạn cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn đặc, trẻ cũng có thể không bú mẹ. Trong năm đầu tiên, bạn nên tập trung cho trẻ uống sữa mẹ nhiều nhất có thể rồi mới đến các thức ăn đặc. Sau một năm, thực phẩm bổ sung có thể trở thành một phần quan trọng hơn trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ.

Thời điểm thích hợp để cai sữa cho trẻ

baby 4 years old happy drink Stock Footage Video (100% Royalty-free) 20938711 | Shutterstock

Không có độ tuổi cố định để cai sữa cho trẻ, nhưng có những khuyến nghị cho việc cai sữa sớm. Khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) là cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong khoảng sáu tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú mẹ cùng với việc bổ sung thêm thức ăn mới trong một năm đầu. Sau đó, bạn nên tiếp tục cho con bú tùy theo khả năng của bạn và nhu cầu của trẻ. Tổ chức Y tế Thế giới khuyên các bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng và tiếp tục cho trẻ bú mẹ cùng với thức ăn bổ sung trong hai năm đầu hoặc lâu hơn. Ở nhiều nơi trên thế giới, phụ nữ cho con bú trong hơn hai năm.

Khuyến nghị là những hướng dẫn và gợi ý chung mà các chuyên gia đưa ra dựa trên nghiên cứu và thông tin hiện có. Nếu có thể, bạn nên cố gắng đáp ứng các khuyến nghị. Tuy nhiên, điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trên hết, bạn có những người thân có kinh nghiệm như các bà các mẹ và bạn bè, họ sẽ cho bạn những lời khuyên về việc bạn nên cho con bú trong bao lâu. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc tất cả các lựa chọn thì chỉ bạn và chồng mới biết điều gì tốt nhất cho gia đình bạn. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cai sữa khi bạn cảm thấy thời điểm thích hợp cho bạn và con bạn.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

BS. Hoài Thu

Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Theo The Verywell Family



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY