Lưỡi bản đồ là tình trạng rối loạn, có thể gặp khi trẻ bị suy dinh dưỡng. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về mối liên hệ giữa bệnh viêm lưỡi bản đồ và biếng ăn ở trẻ trong bài viết sau đây nhé!
Bệnh lưỡi bản đồ là một tình trạng viêm hoặc suy thoái các tế bào thành mảng xuất hiện trên bề mặt của lưỡi. Lưỡi bản đồ là một tình trạng bệnh lành tính, khá phổ biến, đặc biệt thường gặp ở trẻ em và có thể gặp ở người trưởng thành.
Thông thường bề mặt lưỡi thường được bao phủ bởi những nhú lưỡi nhỏ li ti, có màu trắng hồng; thường ngắn, mịn. Khi mắc phải bệnh lưỡi bản đồ, những vết trên bề mặt lưỡi không có nhú lưỡi và là một khoảng đỏ, nhăn, thường có viền bao quanh. Bởi vì vậy, lưỡi sẽ có hình dạng giống như bản đồ. Bệnh lưỡi bản đồ không chỉ gặp ở phần mặt trên của lưỡi mà còn có thể gặp ở hai bên và mặt dưới của lưỡi.
Contents
Nguyên nhân gây ra bệnh lưỡi bản đồ?
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này. Nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra, bệnh ưỡi bản đồ có liên quan với yếu tố di truyền, ngoài ra bệnh còn liên quan với một số tình trạng bệnh lý khác, ví dụ như: bệnh vảy nến, bệnh dị ứng, hen suyễn, suy dinh dưỡng, thiếu các vitamin nhóm B, bệnh Celiac, hội chứng Down, rối loạn cảm xúc, rối loạn nội tiết tố, bệnh đái tháo đường type 1.
Lưỡi bản đồ có gây biếng ăn ở trẻ không?
Quá trình xuất hiện các mảng trắng trên bề mặt lưỡi có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, đôi khi có thể kéo dài hơn nữa. Thông thường, trẻ sẽ không cảm thấy quá khó chịu, tuy nhiên nếu các khu vực viêm không được đảm bảo vệ sinh thì các phần không có sự che phủ của tế bào lưỡi sẽ phải tiếp xúc với nhiều vi khuẩn gây bệnh hơn và gây ra nhiễm trùng. Nếu bị nhiễm trùng, lưỡi của trẻ có thể bị nứt và gây ra cảm giác đau dẫn đến bỏ bú hoặc bỏ ăn.
Ngoài ra, khi trẻ bị thiếu các vitamin nhóm B cũng gây ra các phản ứng viêm, sưng tấy và các triệu chứng khác trên bề mặt lưỡi. Đặc biệt, thiếu vitamin B6, B12 và folate (B9) được chứng minh là có liên quan đến bệnh lưỡi bản đồ. Trẻ thiếu vitamin nhóm B sẽ thường xuất hiện các mảng trơn bóng trên lưỡi- những mảng này là vị trí mà các nhú vị giác bị mất đi. Thêm vào đó, thiếu vitamin D, kẽm và sắt cũng có liên quan đến bệnh lưỡi bản đồ.
Các triệu chứng của bệnh lưỡi bản đồ
Do chưa tìm được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh, vì vậy bệnh lưỡi bản đồ chủ yếu sẽ được chẩn đoán thông qua các dấu hiệu lâm sàng, những dấu hiệu của bệnh bao gồm:
- Lưỡi nhạy cảm hơn
- Lưỡi có cảm giác nóng, ngứa hoặc tê
- Thay đổi cảm nhận của vị giác
- Ngày càng tăng kích thước do có nhiều ổ viêm và tế bào chết bị bong tróc gây lây lan
- Khó chịu khi nói
- Khó nhai hoặc khó nuốt hơn
- Đau đầu
- Xuất hiện các hạch gần đó
Ngoài ra, bệnh lưỡi bản đồ còn gây ảnh hưởng đến một số bộ phận khác trong cơ thể, bao gồm: hệ tiêu hóa, tuyến tụy…
Đọc thêm bài viết: Giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn
Cách điều trị bệnh lưỡi bản đồ?
Trong giai đoạn nhẹ, trẻ hoàn toàn có thể được điều trị tại nhà tuy nhiên khi tình trạng của trẻ nặng hơn gây ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, bố mẹ nên cho trẻ đi khám để được điều trị dứt điểm. Một số biện pháp khắc phục và điều trị triệu chứng của bệnh lưỡi bản đồ ở trẻ em ở nhà bao gồm:
- Vệ sinh miệng hằng ngày: Với trẻ lớn, bố mẹ có thể bổ sung 2-3 giọt iốt, ½ thìa bột soda vào trong cốc nước ấm và cho trẻ sử dụng để xúc miệng hai lần một ngày, sau khi trẻ đánh răng. Với trẻ nhỏ, vệ sinh lưỡi thường xuyên bằng băng gạc răng miệng.
- Nếu trẻ đau khi ăn uống, dùng các thuốc giảm đau tại chỗ
- Bổ sung vitamin nhóm B và kẽm để trẻ mau lành vết thương
- Không nên cho trẻ ăn những đồ ăn gây kích thích như đồ ăn chua, cay nóng hoặc quá cứng để tránh làm tăng cảm giác đau.
Tham khảo thêm video hấp dẫn dưới đây:
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678
BS. Đoàn Hồng – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Healthline