Nước ngọt ăn kiêng ngày càng phổ biến hiện nay, đặc biệt là với những người muốn giảm cân và giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Cùng VIAM Clinic tìm hiểu về nước ngọt ăn kiêng tại bài viết sau.
Nước ngọt ăn kiêng ngày càng phổ biến hiện nay, đặc biệt là với những người muốn giảm cân và giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Nước ngọt ăn kiêng thay vì được làm bằng đường mà được sử dụng các chất tạo ngọt thay thế như aspartame, cyclamates, saccharin, acesulfame-K hoặc sucralose.
Nước ngọt ăn kiêng lần đầu được biết đến vào những năm 1950 và được sử dụng cho người bị mắc bệnh đái tháo đường. Mặc dù vậy, ngày nay ảnh hưởng của nước ngọt ăn kiêng và chất tạo ngọt nhân tạo vẫn còn gây tranh cãi.
Contents
- 1 Nước ngọt ăn kiêng có chứa rất ít chất dinh dưỡng
- 2 Tác dụng giúp giảm cân của nước ngọt ăn kiêng còn nhiều tranh cãi
- 3 Nước ngọt ăn kiêng có liên quan đến bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch?
- 4 Nước ngọt ăn kiêng và sức khỏe của thận?
- 5 Nước ngọt có ga có liên quan đến sinh non và béo phì ở trẻ em?
- 6 Những tác động khác với sức khỏe
Nước ngọt ăn kiêng có chứa rất ít chất dinh dưỡng
Nước ngọt ăn kiêng về cơ bản là hỗn hợp của nước có ga, chất tạo ngọt nhân tạo hoặc tự nhiên, màu sắc, hương vị và các chất phụ gia thực phẩm khác. Đồ uống này thường có rất ít hoặc không chứa calo và không có giá trị dinh dưỡng đáng kể nào. Mặc dù vậy, không phải hầu hết tất cả các loại nước ngọt sử dụng chất làm ngọt nhân tạo đều ít calo hoặc không đường.
Tác dụng giúp giảm cân của nước ngọt ăn kiêng còn nhiều tranh cãi
Bởi vì nước ngọt dành cho người ăn kiêng thường không chứa calo nên việc cho rằng đồ uống này có thể hỗ trợ giảm cân là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo và uống nhiều nước ngọt ăn kiêng làm tăng nguy cơ béo phì và mắc hội chứng chuyển hóa.
Đọc thêm bài viết: Nước ép trái cây và nước ngọt có ga: Loại nào tốt hơn?
Các nhà khoa học cho rằng đồ uống ăn kiêng làm tăng cảm giác thèm ăn bằng cách kích thích hormone tạo ra cảm gác đói, thay đổi thụ thể vị ngọt và phản ứng dopamine trong não. Nước ngọt ăn kiêng không chứa calo, nhưng những phản ứng này có thể làm tăng lượng thức ăn và calo, dẫn đến tăng cân.
Nước ngọt ăn kiêng có liên quan đến bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch?
Mặc dù nước ngọt dành cho người ăn kiêng không có calo, đường hoặc chất béo nhưng đồ uống này làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 và bệnh tim mạch. Nghiên cứu phát hiện rằng, chỉ một khẩu phần nước ngọt ăn kiêng mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bênh đái tháo đường type 2 lên 8-13%, và bệnh tăng huyết áp là 9%. Tuy nhiên, còn thiếu nghiên cứu về cơ chế gây ra tình trạng này. Kết quả này có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nguy cơ từ trước như béo phì.
Nước ngọt ăn kiêng và sức khỏe của thận?
Một nghiên cứu gần đây đã phân tích chế độ ăn của 15368 người và phát hiện ra rằng nguy cơ tiến triển bệnh thân giai đoạn cuối tăng lên theo số cốc nước ngọt ăn kiêng được tiêu thụ mỗi tuần. Một nguyên nhân được đưa ra là do hàm lượng phosphor trong nước ngọt cao, làm tăng tải lượng acid lên thận và gây tổn thương thận. Thêm vào đó, các yếu tố nguy cơ khác như lối sống và chế độ ăn uống kém cũng góp phần vào sự phát triển của bệnh thận.
Nước ngọt có ga có liên quan đến sinh non và béo phì ở trẻ em?
Một nghiên cứu ở Na Uy trên 60.761 phụ nữ mang thai cho thấy rằng đồ uống có đường và chất tạo ngọt nhân tạo làm tăng nguy cơ sinh non lên đến 11%. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây trên 8914 phụ nữ ở Anh không tìm tấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa nước ngọt ăn kiêng và sinh non. Mặc dù vậy các tác giả thừa nhận rằng số lượng đối tượng tham gia không đủ lớn và chỉ giới hạn ở nước ngọt dành cho người ăn kiêng.
Điều quan trọng cần lưu ý là những nghiên cứu này chỉ mang tính chất quan sát và không đưa ra lời giải thích chính xác về cơ chế của việc sử dụng nước ngọt ăn kiêng liên quan gì đến quá trình sinh non. Mặt khác, điểm đáng chú ý là sử dụng đồ uống có đường nhân tạo trong khi mang thai có liên quan trực tiếp đến việc tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em. Nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng nước ngọt ăn kiêng hàng ngày trong quá trình mang thai làm tăng gấp đôi nguy cơ trẻ bị thừa cân béo phì khi được 1 tuổi
Những tác động khác với sức khỏe
Có thể làm giảm gan nhiễm mỡ
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thay thế nước ngọt thông thường bằng nước ngọt ăn kiêng có thể giúp làm giảm chất béo xung quanh gan. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác lại không chỉ ra kết quả tương tự
Hạn chế trào ngược dạ dày thực quản
Nhiều thông tin cho rằng đồ uống có ga không làm tăng các triệu chứng của trào ngược hoặc chứng ợ nóng. Tuy nhiên, điều này vẫn cần được nghiên cứu thêm
Không gây ung thư
Hầu hết nghiên cứu về chất làm ngọt nhân tạo và nước ngọt dành cho người ăn kiêng đều không tìm thấy bằng chứng nào cho thầy chất này gây ung thư.
Thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột
Chất tạo ngọt nhân tạo có thể gây thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, dẫn đến giảm kiểm soát lượng đường trong máu và có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Một nghiên cứu cho thấy tất cả 6 chất tạo ngọt nhân tạo được thử nghiệm đều gây rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột theo nhiều cách khác nhau.
Tăng nguy cơ loãng xương
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chế độ ăn và nước ngọt thông thường có liên quan đến sự suy giảm mật độ xương ở phụ nữ. Thành phần caffein và phospho trong nước ngọt có thể gây cản trở quá trình hấp thu calci vào cơ thể.
Sâu răng
Giống như nước ngọt thông thường, nước ngọt ăn kiêng có liên quan đến quá trình ăn mòn men răng do đồ uống này có chứa các loại acid như acid malic, citric hoặc phosphoric để tạo hương vị.
Liên quan đến bệnh trầm cảm: Các nghiên cứu quan sát phát hiện ra rằng, những người uống 4 lon nước ngọt ăn kiêng hoặc nước ngọt thông thường mỗi ngày có tỷ lệ trầm cảm cao hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này không khẳng định nước ngọt ăn kiêng là nguyên nhân gây ra trầm cảm.
Mặc dù có rất nhiều các kết quả nghiên cứu, những vẫn cần có những nghiên cứu trên thực nghiệm để xác định liệu nước ngọt ăn kiêng có trực tiếp gây ra những vấn đề này hay không hay liệu những phát hiện này chỉ là do tình cờ hoặc có liên quan đến các yếu tố khác
Tham khảo thêm video hấp dẫn dưới đây:
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678
BS. Tùng Duy – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Healthline