Dưới đây là 9 loại thuốc thảo dược phổ biến nhất trên thế giới, bao gồm các lợi ích các sử dụng và thông tin an toàn có liên quan:
Trong nhiều thế kỷ, các nền văn hóa trên thế giới đã dựa vào các loại thảo dược truyền thống để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của họ. Bất chấp những tiến bộ y tế và công nghệ thời hiện đại, nhu cầu về các phương pháp điều trị bằng thảo dược trên toàn cầu vẫn đang gia tăng. Một số biện pháp tự nhiên có thể rẻ và dễ tiếp cận hơn so với các loại thuốc thông thường và nhiều người thích sử dụng các loại thảo dược này vì chúng phù hợp với hệ tư tưởng sức khỏe cá nhân của họ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thắc mắc liệu các loại thảo dược đó có hiệu quả hay không?
Contents
Hoa cúc tím (Echinacea)
Hoa cúc tím là một loại cây có hoa và là một thảo dược phổ biến. Có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, hoa cúc tím được thổ dân Mỹ sử dụng từ lâu để điều trị nhiều loại bệnh như vết thương, bỏng, đau răng, đau họng và đau dạ dày. Hầu hết các bộ phận của cây, bao gồm cả lá, cánh hoa và rễ, có thể được dùng làm thuốc – mặc dù nhiều người tin rằng rễ có tác dụng mạnh nhất. Hoa cúc tím thường được dùng dưới dạng trà hoặc thực phẩm chức năng nhưng cũng có thể được sử dụng tức thời không cần qua chế biến.
Ngày nay, người ta dùng hoa cúc tím trong điều trị hoặc ngăn ngừa chứng cảm lạnh thông thường, mặc dù căn cứ khoa học không nhiều. Mặc dù không đủ dữ liệu để đánh giá tác dụng lâu dài của loại thảo dược này, nhưng việc sử dụng ngắn hạn thường được coi là an toàn. Một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau dạ dày và phát ban da đôi khi có thể xảy ra.
Nhân sâm
Nhân sâm là một cây thuốc có rễ thường được dùng để pha trà hoặc sấy khô làm bột. Nhân sâm được dùng trong y học cổ truyền Trung Quốc để giảm viêm, tăng khả năng miễn dịch, hỗ trợ hoạt động của não cũng như tăng năng lượng. Nhân sâm có nhiều loại, nhưng có hai loại phổ biến nhất là các loại sâm châu Á Panax ginseng và sâm Mỹ Panax quinquefolius. Sâm Mỹ được cho là giúp an thần, trong khi sâm châu Á được cho là kích thích thần kinh hơn.
Mặc dù nhân sâm đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ, nhưng nghiên cứu hiện đại hỗ trợ hiệu quả của loại thảo dược này còn chưa nhiều. Một số nghiên cứu thí nghiệm và trên động vật cho thấy các hợp chất độc đáo, được gọi là ginsenosides, giúp bảo vệ thần kinh, chống ung thư, chống tiểu đường và các đặc tính hỗ trợ miễn dịch. Tuy nhiên, vẫn cần có thêm các nghiên cứu thử nghiệm lâm sang trên con người. Sử dụng nhân sâm trong ngắn hạn được coi là tương đối an toàn, nhưng độ an toàn lâu dài của sâm vẫn chưa rõ ràng. Các tác dụng phụ tiềm ẩn bao gồm đau đầu, ngủ kém và các vấn đề về tiêu hóa.
Đọc thêm bài viết: 7 lợi ích của việc uống trà chanh gừng trước khi đi ngủ
Bạch quả
Ginkgo biloba, còn được gọi đơn giản là bạch quả, là một loại thuốc thảo dược có nguồn gốc từ cây tóc thần vệ nữ (Maidenhair). Có nguồn gốc từ Trung Quốc, bạch quả xuất hiện trong y học cổ truyền Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay và vẫn là một loại thực phẩm chức năng bán chạy nhất hiện nay. Cây này chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh giúp mang lại một số lợi ích. Hạt và lá của cây bạch quả thường được sử dụng để pha trà và rượu thuốc, nhưng hầu hết các ứng dụng hiện đại đều sử dụng chiết xuất từ lá. Một số người cũng thích ăn trái cây tươi và hạt nướng. Tuy nhiên, hạt có độc tính nhẹ và chỉ nên ăn với số lượng nhỏ.
Bạch quả được cho là điều trị một loạt các bệnh gồm bệnh tim, mất trí nhớ, rối loạn tinh thần, rối loạn chức năng tình dục. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa chứng minh được loại thảo dược này có hiệu quả đối với bất kỳ loại bệnh nào trong số các bệnh vừa nêu trên. Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng bạch quả bao gồm đau đầu, tim đập nhanh, các vấn đề về tiêu hóa, kích ứng da và tăng nguy cơ chảy máu.
Cây cơm cháy (Elderberry)
Cây cơm cháy là một loại thảo dược có từ lâu đời thường được làm từ trái cây nấu chín của cây Sambucus nigra. Trước đây, thảo dược này được sử dụng để giảm đau đầu, đau dây thần kinh, đau răng, cảm lạnh, nhiễm virus và táo bón. Ngày nay, loại thảo dược chủ yếu được bán trên thị trường để điều trị các triệu chứng liên quan đến cúm và cảm lạnh thông thường. Cây cơm cháy có sẵn dưới dạng xi-rô hoặc viên ngậm, mặc dù không có liều lượng tiêu chuẩn. Một số người thích tự làm xi-rô hoặc trà bằng cách nấu cây cơm cháy với các thành phần khác, chẳng hạn như mật ong và gừng.
Các nghiên cứu thí nghiệm chứng minh rằng các hợp chất thực vật của cây này có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng vi-rút, nhưng nghiên cứu trên con người còn thiếu. Mặc dù một số nghiên cứu nhỏ ở người chỉ ra rằng cây cơm cháy rút ngắn thời gian nhiễm cúm, nhưng cần các nghiên cứu lớn hơn để xác định xem liệu cây cơm cháy có hiệu quả hơn các liệu pháp chống virus thông thường hay không.
Sử dụng cây cơm cháy trong thời gian ngắn được coi là an toàn, nhưng trái cây chưa chín hoặc chưa chế biến có chứa độc tố và có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
Nghệ
Củ nghệ là một loại thảo mộc thuộc họ gừng. Nghệ đã được sử dụng trong hàng ngàn năm trong nấu ăn và y học, gần đây loại củ này đã thu hút được sự chú ý nhờ các đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Curcumin là hoạt chất dược lý chính trong củ nghệ, có thể điều trị một loạt các chứng bệnh gồm viêm mãn tính, đau, hội chứng chuyển hóa và lo lắng. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu tiết lộ rằng liều curcumin có hiệu quả trong việc giảm đau viêm khớp giống tác dụng của một số loại thuốc chống viêm thông thường, chẳng hạn như ibuprofen.
Cả hai hoạt chất dược lý trong nghệ và curcumin đều được coi là an toàn, nhưng sử dụng liều cao có thể dẫn đến tiêu chảy, đau đầu hoặc kích ứng da. Bạn cũng có thể sử dụng bột nghệ tươi hoặc khô trong các món ăn như cà ri, mặc dù lượng bạn thường ăn trong thực phẩm có thể không có tác dụng chữa bệnh đáng kể.
Gừng
Gừng là một thực phẩm và thảo dược thông dụng. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc khô, mặc dù các dạng dược liệu chính là dưới dạng trà hoặc viên nang. Giống như củ nghệ, gừng là một loại thân rễ hoặc rễ mọc dưới lòng đất. Gừng chứa nhiều hợp chất có lợi và từ lâu đã được sử dụng trong các phương pháp chữa bệnh truyền thống và dân gian để điều trị cảm lạnh, buồn nôn, đau nửa đầu và huyết áp cao.
Công dụng phổ biến hiện nay là để giảm buồn nôn liên quan đến mang thai, hóa trị và các hoạt động điều trị y tế. Hơn nữa, nghiên cứu thí nghiệm và trên động vật cho thấy những lợi ích tiềm năng để điều trị và ngăn ngừa các bệnh như bệnh tim và ung thư, mặc dù bằng chứng còn nhiều kết quả trái ngược. Một số nghiên cứu nhỏ ở người đề xuất rằng loại thảo dược này có thể làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông hiệu quả hơn bất kỳ liệu pháp thông thường nào khác. Gừng rất dễ được hấp thụ. Tác dụng phụ của gừng rất hiếm, nhưng liều lượng lớn có thể gây ra ợ nóng hoặc tiêu chảy nhẹ.
Cây nữ lang (Valerian)
Cây nữ lang là một loại cây có hoa được dùng để mang lại cảm giác bình tĩnh. Rễ cây nữ lang có thể được sấy khô và sử dụng dưới dạng viên nang hoặc để pha trà. Việc sử dụng loại cây này có thể có từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, với mục đích làm giảm sự bồn chồn, run rẩy, đau đầu và tim đập nhanh. Ngày nay, loại cây này thường được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ và lo lắng. Tuy nhiên, bằng chứng ủng hộ những sử dụng này chưa đủ lớn.
Đọc thêm bài viết: 11 công dụng của dầu ô liu đối với sức khỏe
Một đánh giá cho thấy cây nữ lang có hiệu quả gây buồn ngủ, nhưng nhiều kết quả nghiên cứu là dựa trên các báo cáo chủ quan từ những người tham gia. Cây nữ lang tương đối an toàn, mặc dù thảo dược này có thể gây ra tác dụng phụ nhẹ như đau đầu và các vấn đề tiêu hóa. Bạn không nên dùng nếu sử dụng bất kỳ loại thuốc an thần nào khác do nguy cơ ảnh hưởng tương tác có thể tạo ra phản ứng gây khó chịu và buồn ngủ quá mức.
Hoa cúc la mã (Chamomile)
Hoa cúc la mã là một loài thực vật có hoa cũng là một trong những loại thuốc thảo dược phổ biến nhất trên thế giới. Những bông hoa thường được sử dụng để pha trà, lá cây có thể được sấy khô và được sử dụng để pha trà, chiết xuất dược liệu. Trong hàng ngàn năm, cúc la mã đã được sử dụng như một phương thuốc để chữa buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đau dạ dày, nhiễm trùng đường tiết niệu, làm lành vết thương và chữa nhiễm trùng đường hô hấp trên. Thảo dược này chứa hơn 100 thành phần hoạt tính dược lý, nhiều thành phần trong số đó được cho là mang lại nhiều lợi ích. Một số nghiên cứu thí nghiệm và động vật đã chứng minh tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa, mặc dù chưa có đủ nghiên cứu trên người.
Tuy nhiên, một vài nghiên cứu nhỏ ở người cho thấy cúc la mã giúp điều trị tiêu chảy, rối loạn cảm xúc cũng như chuột rút liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), đau và viêm liên quan đến viêm xương khớp. Hầu hết mọi người đều có thể sử dụng cúc la mã một cách an toàn nhưng một số người có thể bị phản ứng dị ứng – đặc biệt là nếu bị dị ứng với các loại cây tương tự, chẳng hạn như hoa cúc, cỏ phấn hương hoặc cúc vạn thọ.
Lưu ý khi sử dụng thảo dược
Nếu bạn đang cân nhắc việc bổ sung thảo dược, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để đảm bảo liều lượng phù hợp, hiểu về tác dụng phụ tiềm ẩn và đề phòng sự tương tác với các loại thuốc khác. Bởi vì thuốc thảo dược có nguồn gốc tự nhiên nên chúng ta sẽ thường coi rằng chúng an toàn. Tuy nhiên, điều này không đúng, giống như các loại thuốc thông thường, các loại thảo dược có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng.
Ngoài ra, nhiều loại thuốc thảo dược chưa được nhiên cứu đủ nghiêm ngặt để xác minh tính an toan của chúng đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Do đó, nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.
Một yếu tố quan trọng khác cần được xem xét là thuốc thảo dược không có các quy đinh chặt chẽ như các loại thuốc khác. Do đó, bạn nên chọn những thương hiệu đã được kiểm định và có uy tín trên thị trường. Nhiều người trên thế giới dựa vào các loại thuốc thảo dược để điều trị các tình trạng sức khỏe, mặc dù theo nhiều người các loại thảo dược có rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên nhiều lợi ích của các loại thảo dược còn thiếu bằng chứng khoa học.
Hãy nhớ rằng, giống như các loại thuốc thông thường, điều trị bằng thảo dược có thể gây tương tác tiêu cực với các loại thuốc khác. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thảo dược hoặc thực phẩm bổ sung nào vào chế độ sinh hoạt hàng ngày.
Tham khảo thêm video hấp dẫn dưới đây:
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678
BS. Tùng Duy – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Healthline