Ai không nên ăn chay?

06/02/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, người bệnh ung thư, gầy yếu, suy kiệt… là đối tượng không nên ăn chay do chế độ này có thể tác động tiêu cực sức khoẻ. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu nhé!

Đối tượng nào không nên ăn chay? | viamclinic.vn
Món chay kén người do không có nguyên liệu thực phẩm động vật.

Ngày 5/2, TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trường Viện y học ứng dụng Việt Nam, cho biết người dưới 18 tuổi cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như canxi, vitamin, khoáng chất, vi chất dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển chiều cao tối đa. Nếu ăn chay có thể nguy hiểm cho sự tăng trưởng, không thể phát triển chiều cao.

Phụ nữ có thai và cho con bú cũng không nên ăn chay vì có thể gây thiếu máu do thiếu vitamin B12 (vitamin này chỉ có trong thịt và các thức ăn nguốc gốc động vật), thiếu sắt, kẽm, đồng… sẽ không tăng cân, sinh con nhẹ cân, sinh non hoặc suy dinh dưỡng bào thai.

“Trong trường hợp tăng cân quá mức, thai phụ chỉ nên ăn chay bán phần hoặc ăn chay tương đối, và phải ăn theo chế độ của bác sĩ khuyến cáo”, BS. Sơn nói.

Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn thuần chay có an toàn cho trẻ em không?

Bên cạnh đó, người gầy yếu, suy kiệt, đặc biệt là người mắc ung thư không nên ăn chay vì chế độ này cung cấp ít năng lượng. Ăn thuần thực vật cũng khiến người ăn không đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật, cũng như không đáp ứng được các phương thức điều trị ung thư đặc hiệu như phẫu thuật, xạ trị, hoá trị.

Ngoài ra, nam giới dưới 60 tuổi cũng không nên ăn chay. Trong thực đơn ăn chay, đậu tương chiếm phần không nhỏ do nó là thực phẩm cung cấp protein nhưng có chứa nhiều hàm lượng estrogen (nội tiết tố nữ). Do đó, nam giới không nên ăn quá nhiều đậu phụ hoặc các sản phẩm chế biến từ đậu tương như người ăn chay tuyệt đối.

Với người mắc bệnh viêm loét dạ dày cũng hạn chế ăn chay vì rau củ chứa nhiều gluten. Gluten là hỗn hợp gồm hai protein là gliadin và glutenin có trong lúa mì, yến mạch và lúa mạch.

Bác sĩ Sơn cho biết sở dĩ món chay kén người do không có nguyên liệu thực phẩm động vật nên chế độ ăn hơi khó đáp ứng các chất dinh dưỡng như vitamin B12, vitamin D, canxi, sắt, iốt, omega-3, axit béo, kẽm và thậm chí cả protein.

“Không nên chuyển qua chế độ ăn chay quá đột ngột, nên giảm từ từ lượng thịt và các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Bởi, cơ thể cần có thời gian để làm quen với chế độ ăn nhiều chất xơ”, BS. Sơn nói, thêm rằng nên thực hiện chế độ ăn chay đa dạng nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đảm bảo có đủ năng lượng hoạt động.

Người ăn chay cần chú trọng vào nguồn đạm thực vật, vitamin B12, vitamin D, sắt, kẽm, omega 3,… Các thành phần này đều có trong những loại trái cây và rau củ, mọi người nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để cân bằng giá trị dinh dưỡng khi thiết lập chế độ ăn chay.

Cần hạn chế sử dụng những thực phẩm có nhiều chất béo hoặc được chế biến sẵn. Nếu thực hiện chế độ ăn chay cho phép dùng trứng, sữa, mọi người nên điều chỉnh hàm lượng thích hợp. Trứng và sữa có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu ăn quá nhiều. Ngoài ra, cần cân bằng hàm lượng tinh bột thu nạp mỗi ngày.

Tham khảo video hấp dẫn dưới đây:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

TS. BS Trương Hồng Sơn – Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Theo Lê Nga – VN Express



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY