Túi mật là cơ quản nhỏ hình quả lê nằm ở ngay dưới gan. Túi mật có chức năng tích trữ và lưu giữ mật từ gan. Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM xin mách bạn những lời khuyên về chế độ ăn giúp túi mật luôn khỏe mạnh tại bài viết dưới đây.
Nghiên cứu chỉ ra rằng những người có chế độ ăn lành mạnh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý túi mật thấp hơn. Hiểu về những thực phẩm nên sử dụng và những thực phẩm cần tránh sẽ giúp túi mật khỏe mạnh, đặc biệt đối với những người mắc sỏi mật hoặc các bệnh lý túi mật khác. Không có chế độ ăn đặc biệt giúp túi mật luôn khỏe mạnh, nhưng thực hiện những lời khuyên dinh dưỡng dưới dây sẽ giúp duy trì chức năng của túi mật.
Contents
Những thực phẩm nên sử dụng
Chế độ ăn dành cho túi mật có tác giúp làm giảm tác động xấu mà chế độ ăn thông thường có thể gây ra cho túi mật, bằng cách làm dịu hệ tiêu hóa hoặc hỗ trợ túi mật. Một nghiên cứu năm 2015 đã xem xét thói quen ăn uống và nguy cơ sỏi mật ở 114 phụ nữ. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã mô tả hai chế độ ăn: Chế độ lành mạnh và chế độ ăn không lành mạnh:
Chế độ ăn lành mạnh giàu các loại hoa quả tươi và rau củ, nước quả, chế phẩm từ sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và đậu. Chế độ ăn không lành mạnh: gồm nhiều thực phẩm đã qua chế biến, đồ uống chứa nhiều đường, tinh bột tinh chế, thịt đỏ, chế phẩm từ sữa giàu chất béo, đường bổ sung, trà, đồ ăn vặt không lành mạnh, thực phẩm muối chua.
Kết quả cho thấy người thực hiện chế độ ăn lành mạnh làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến túi mật. Dưới đây là một số lời khuyên về thực phẩm giúp cho túi mật luôn khỏe mạnh:
Thực phẩm từ thực vật
Một chế độ ăn lành mạnh bao gồm nhiều loại thực phẩm thực vật có thể cung cấp các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để duy trì sức khỏe. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tốt. Những thứ này có thể giúp ngăn ngừa bệnh túi mật.
Chất chống oxy hóa là chất dinh dưỡng giúp cơ thể loại bỏ các phân tử độc hại được gọi là gốc tự do. Các gốc tự do phát triển trong cơ thể là kết quả của các quá trình tự nhiên và áp lực từ môi trường, bao gồm cả thực phẩm chế biến sẵn. Khi các gốc tự do tích tụ, stress oxy hóa có thể xảy ra. Điều này có thể gây tổn thương tế bào, có thể dẫn đến các bệnh khác nhau, bao gồm cả ung thư.
Đọc thêm bài viết: Chuyên gia dinh dưỡng điểm danh những thói quen ăn uống dẫn đến bệnh sỏi mật
Thịt nạc
Protein rất cần thiết cho việc sửa chữa và phát triển các mô cơ thể. Thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa là nguồn protein tốt, nhưng những thực phẩm này cũng có thể chứa nhiều chất béo và lượng chất béo cao có thể gây căng thẳng cho túi mật. Thực phẩm protein chứa ít chất béo là một lựa chọn phù hợp. Những thực phẩm này bao gồm:
- Thịt gia cầm
- Cá
- Sản phẩm sữa không béo
- Các loại hạt
- Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành
- Các loại đậu, chẳng hạn như đậu và đậu lăng
- Các sản phẩm thay thế sữa, chẳng hạn như sữa đậu nành
Thịt chế biến và các sản phẩm từ sữa thường có nhiều muối bổ sung. Thực phẩm tươi không thêm đường là một lựa chọn lành mạnh hơn. Một nghiên cứu năm 2016 đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc ăn nhiều protein thực vật và giảm nguy cơ mắc bệnh túi mật.
Chất xơ
Các chuyên gia cho biết chất xơ hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa và thành phần này có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh túi mật bằng cách tăng cường chuyển động của thức ăn qua ruột và giảm sản xuất acid mật thứ cấp. Vào năm 2014, các nhà nghiên cứu đã xem xét chế độ ăn nhiều chất xơ ảnh hưởng như thế nào đến việc sản xuất muối mật trong chế độ ăn giảm cân nhanh chóng cho những người béo phì. Muối mật có thể tích tụ ở những người nhịn ăn hoặc giảm cân nhanh chóng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh túi mật.
Những người theo chế độ ăn nhiều chất xơ tích tụ ít muối túi mật hơn, giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh túi mật. Điều này cho thấy rằng chất xơ có thể giúp ngăn ngừa bệnh túi mật ở những người cần giảm cân nhanh chóng và có thể là giảm cân toàn diện. Nguồn chất xơ bao gồm: Hoa quả, rau củ, cây họ đậu, các loại hạt, các loại ngũ cốc
Chất béo lành mạnh
Chất béo không bão hòa, chẳng hạn như omega-3, có thể giúp bảo vệ túi mật. Các nguồn chất béo tốt bao gồm: cá nước lạnh; các loại hạt, chẳng hạn như quả óc chó; hạt chẳng hạn như hạt lanh; dầu từ cá hoặc hạt lanh. Mọi người cũng có thể dùng thực phẩm bổ sung, nhưng trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ vì một số chất thực phẩm bổ sung không phù hợp với tất cả mọi người.
Đọc thêm bài viết: Bí đao có giúp bạn giảm cân?
Cà phê
Sử dụng cà phê một lượng vừa phải có thể giúp bảo vệ chức năng túi mật. Nghiên cứu gợi ý rằng các chất trong cà phê có thể mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho chức năng túi mật, bao gồm cân bằng một số hóa chất và kích thích hoạt động của túi mật, và có thể cả hoạt động của ruột.
Canxi
Một lượng canxi đầy đủ trong chế độ ăn có thể hỗ trợ sức khỏe túi mật. Canxi có mặt trong: rau lá xanh đậm, chẳng hạn như cải xoăn và bông cải xanh; thực phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa chua, phô mai và sữa; các sản phẩm thay thế sữa bổ sung canxi, chẳng hạn như sữa hạnh nhân hoặc hạt lanh; cá mòi; nước cam; những người có nguy cơ mắc bệnh túi mật nên chọn các sản phẩm sữa không béo.
Vitamin C, magie và folate
Vitamin C, magiê và folate có thể giúp ngăn ngừa bệnh túi mật. Trái cây và rau quả tươi là nguồn tốt của các chất dinh dưỡng này. Vitamin C có sẵn trong:
- Ớt đỏ và xanh
- Cam và các loại thực phẩm có múi khác
- Trái kiwi
- Bông cải xanh
- Dâu tây
- Cà chua
Vitamin C là một loại vitamin tan trong nước, có nghĩa là nấu trong nước có thể loại bỏ một phần vitamin này khỏi thực phẩm. Trái cây và rau tươi, sống là những nguồn tốt nhất.
Magiê có mặt trong:
- Hạnh nhân và hạt điều
- Hạt lạc
- Rau chân vịt
- Đậu, bao gồm đậu đen và đậu Edamame
- Sữa đậu nành
- Khoai tây
- Quả bơ
- Gạo
- Sữa chua
- Chuối
Nguồn bổ sung folate tốt cho cơ thể bao gồm:
- Gan bò
- Rau chân vịt
- Đậu đen
- Ngũ cốc
- Măng tây
Thực phẩm bố sung cũng giúp cung cấp folate, nhưng cách bổ sung chất dinh dưỡng tốt nhất là bổ sung từ nguồn thực phẩm.
Các thực phẩm cần tránh
Một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ phát triển các rối loạn túi mật như sỏi mật. Những người lo lắng về sức khỏe của túi mật nên cân nhắc tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm sau.
Carbohydrate tinh chế
Carbohydrate là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của hầu hết mọi người và carbohydrate chưa tinh chế, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt và yến mạch, có thể cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, carbohydrate tinh chế có thể làm tăng nguy cơ rối loạn túi mật. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ăn 40g đường trở lên mỗi ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các triệu chứng sỏi mật.
Các loại carb cần hạn chế hoặc tránh bao gồm:
- Thực phẩm bổ sung thêm đường và chất làm ngọt
- Bột mì trắng
- Ngũ cốc tinh chế khác
- Đồ nướng làm sẵn, bao gồm bánh quy và bánh ngọt
- Kẹo và chocolate
Chất béo không lành mạnh
Túi mật sản xuất mật giúp cơ thể tiêu hóa chất béo. Ăn nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo dạng trans, có thể làm trầm trọng hơn cho quá trình này. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người tiêu thụ thịt đỏ, thịt chế biến sẵn và trứng như một phần của chế độ ăn uống không lành mạnh tổng thể có nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn.
Chất béo không lành mạnh có trong:
- Thịt đỏ, mỡ
- Thịt chế biến
- Thực phẩm chế biến khác
- Sản phẩm từ sữa nguyên kem
- Đồ chiên rán
- Nhiều thức ăn nhanh
- Nước xốt salad và nước xốt làm sẵn
- Đồ nướng và món tráng miệng làm sẵn
- Chocolate và kẹo
- Kem
Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn Dukan
Sau khi cắt bỏ túi mật
Những người phẫu thuật cắt bỏ túi mật vẫn có thể tiêu hóa thức ăn, nhưng họ có thể cần thực hiện một số thay đổi về chế độ ăn uống, ít nhất là trong vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên. Lời khuyên về dinh dưỡng sau khi cắt túi mật
- Ăn nhiều bữa nhỏ vào những ngày sau phẫu thuật
- Thực hiện chế độ ăn ít chất béo trong vài tuần
- Nếu bị đầy hơi, tiêu chảy hoặc các triệu chứng tiêu hóa khác, cần tránh caffein,tránh thức ăn cay hoặc béo, bổ sung từ từ chất xơ vào chế độ ăn.
Nếu xuất hiện phân nhầy, sủi bọt nên liên hệ với bác sĩ điều trị.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Không phải ai bị sỏi mật cũng nhận thấy các triệu chứng, nhưng nếu các triệu chứng xảy ra, các triệu chứng có thể bao gồm:buồn nôn, nỗi đau, vàng da, sốt. Nếu xuất hiện những triệu chứng này cần đi khám bác sĩ.
Lời khuyên lối sống khác
Mọi người có thể thực hiện một số bước để cải thiện sức khỏe túi mật. Bao gồm:
- Quản lý cân nặng: Giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) trong phạm vi khỏe mạnh có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về túi mật vì béo phì là một yếu tố nguy cơ.
- Tránh giảm cân nhanh chóng: Khi một người giảm cân nhanh chóng, điều này có thể gây căng thẳng cho gan và túi mật và có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật. Tốt nhất là giảm cân đều đặn và khoa học. Nhịn ăn hoặc nhận dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch cũng có thể góp phần gây ra bệnh túi mật.
- Tránh các chất gây dị ứng: Ở một số người, phản ứng dị ứng có thể gây ra các triệu chứng túi mật. Làm xét nghiệm dị ứng, tuân theo chế độ ăn kiêng và tránh các chất gây dị ứng cụ thể có thể hữu ích đối với một số người.
- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá có thể góp phần gây rối loạn chức năng túi mật, bao gồm cả ung thư túi mật.
- Chế độ ăn nhiều chất xơ, ưu tiên thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể tăng cường sức khỏe túi mật. Trái cây và rau cung cấp chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa và ít chất béo và calo. Nhiều loại thực phẩm cần tránh, chẳng hạn như chất béo bão hòa, có trong các sản phẩm động vật.
Tuy nhiên, chế độ ăn dựa trên thực vật không hoàn toàn có lợi cho sức khỏe. Mọi người nên ưu tiên thực phẩm tươi hơn thực phẩm đã qua chế biến và kiểm tra nhãn trên thực phẩm làm sẵn để biết thêm chất béo, muối và đường.
Xem thêm video hấp dẫn:
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678
BS. Tùng Duy – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Medical News Today