Testosterone là một hormone sinh dục đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Duy trì nồng độ testosterone lành mạnh giúp tăng cường khối cơ, sức mạnh và cải thiện chức năng tình dục. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về những thực phẩm làm giảm testosterone tại bài viết dưới đây.
Testosterone là một hormone sinh dục đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Duy trì nồng độ testosterone lành mạnh giúp tăng cường khối cơ, sức mạnh và cải thiện chức năng tình dục. Chưa kể sự thay đổi nồng độ testosterone có liên quan đến một số tình trạng sức khỏe, bao gồm béo phì, đái tháo đường type 2, hội chứng chuyển hóa và các vấn đề về tim mạch.
Contents
Bạc hà
Bạc hà được biết đến nhiều nhất với đặc tính làm dịu dạ dày mạnh mẽ, tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy rằng bạc hà có thể làm giảm nồng độ testosterone. Đặc biệt, bạc hà lục và bạc hà cay – hai loại thảo mộc thuộc họ bạc hà – đã được chứng minh là có ảnh hưởng trực tiếp đến testosterone. Một nghiên cứu kéo dài 30 ngày ở 42 phụ nữ cho thấy uống trà thảo dược bạc hà hàng ngày làm giảm đáng kể nồng độ testosterone. Tương tự, một nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng sử dụng tinh dầu bạc hà cho chuột trong 20 ngày dẫn đến giảm nồng độ testosterone.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về bạc hà và testosterone tập trung vào phụ nữ hoặc động vật. Các nghiên cứu chất lượng cao trên người tập trung vào tất cả các giới tính được chỉ định khi sinh là cần thiết để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bạc hà đến nồng độ testosterone ở cả nam và nữ
Cam thảo
Cam thảo là một thành phần thường được sử dụng để tạo ngọt cho kẹo và đồ uống. Đây cũng là một loại thảo mộc phổ biến trong đông y và được sử dụng để điều trị mọi tình trạng, từ đau kéo dài đến ho dai dẳng.
Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cam thảo cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone, có khả năng dẫn đến sự suy giảm testosterone theo thời gian. Trong một nghiên cứu năm 2003, 25 người đàn ông sử dụng 7gram rễ cam thảo mỗi ngày, khiến nồng độ testosterone giảm 26% chỉ sau 1 tuần. Một nghiên cứu cũ hơn cho thấy cam thảo cũng có thể làm giảm nồng độ testosterone ở phụ nữ, báo cáo rằng 3,5gram cam thảo hàng ngày làm giảm 32% nồng độ testosterone chỉ sau một chu kỳ kinh nguyệt.
Cần ghi nhớ rằng tác dụng này áp dụng cho rễ cam thảo chứ không phải kẹo cam thảo, loại kẹo này thường không có thành phần rễ cam thảo.
Đọc thêm bài viết: Thực phẩm tăng cường Testosterone
Hạt lanh
Hạt lanh chứa nhiều chất béo có lợi cho tim, chất xơ, cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy hạt lanh có thể làm giảm nồng độ testosterone ở một số quần thể nhất định. Điều này là do hạt lanh có nhiều lignans, là hợp chất thực vật liên kết với testosterone và buộc testosterone bài tiết ra khỏi cơ thẻ. Hơn nữa, hạt lanh rất giàu axit béo omega-3, và chất béo này có thể liên quan đến việc giảm testosterone.
Trong một nghiên cứu nhỏ ở 25 người đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt, việc bổ sung hạt lanh và giảm lượng chất béo tổng thể đã được chứng minh là làm giảm đáng kể nồng độ testosterone. Tương tự, một nghiên cứu đã chỉ ra việc bổ sung hạt lanh hàng ngày làm giảm nồng độ testosterone ở một phụ nữ 31 tuổi mắc hội chứng buồng trứng đa nang, đây là một tình trạng đặc trưng bởi sự gia tăng nội tiết tố nam.
Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu quy mô lớn hơn để đánh giá thêm tác động của hạt lanh đối với nồng độ testosterone.
Chất béo dạng trans
Chất béo dạng trans được chứng minh có liên quan đến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường type 2 và phản ứng viêm. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thường xuyên sử dụng chất béo dạng trans từ các nguồn như thực phẩm chế biến sẵn có thể làm giảm nồng độ testosterone. Ví dụ, một nghiên cứu ở 209 nam giới cho thấy những người sử dụng nhiều chất béo dạng trans có lượng testosterone thấp hơn 15% so với những người ăn ít hơn. Ngoài ra, họ cũng có số lượng tinh trùng thấp hơn 37% và giảm thể tích tinh hoàn, điều này có thể liên quan đến việc giảm chức năng tinh hoàn.
Các nghiên cứu trên động vật cũng phát hiện ra rằng ăn nhiều chất béo dạng trans có thể làm giảm nồng độ testosterone và thậm chí làm giảm khả năng sinh sản.
Rượu bia
Theo khuyến nghị, uống rượu một lượng vừa phải giúp cải thiện sức khỏe, một nghiên cứu nhỏ năm 2004 ở 19 người trưởng thành khỏe mạnh cho thấy rằng sử dụng 30–40 gram rượu mỗi ngày, tương đương với khoảng 2–3 ly tiêu chuẩn, làm giảm mức testosterone ở nam giới 6,8% trong 3 tuần. Một nghiên cứu khác vào năm 2014 báo cáo rằng uống rượu làm giảm tinh dịch và thay đổi hormone sinh sản ở nam giới trẻ tuổi ở Đan Mạch. Tuy nhiên, bằng chứng không hoàn toàn rõ ràng về tác động của rượu đối với testosterone.
Đọc thêm bài viết: 12 siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe nam giới
Trên thực tế, cả nghiên cứu trên người và động vật lớn tuổi đều có kết quả khác nhau, với một số nghiên cứu chỉ ra rằng rượu thực sự có thể làm tăng nồng độ testosterone trong một số trường hợp nhất định. Cần nghiên cứu thêm để hiểu các liều lượng rượu khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến nồng độ testosterone đối với con người nói chung.
Các loại hạt
Các loại hạt là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm chất xơ, chất béo có lợi cho tim và các khoáng chất như axit folic, selen và magie. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy rằng một số loại hạt có thể làm giảm nồng độ testosterone. Một nghiên cứu nhỏ ở 31 phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang cho thấy quả óc chó và hạnh nhân làm tăng nồng độ globulin liên kết với hormone giới tính (SHBG) lần lượt là 12,5% và 16%. SHBG là một loại protein liên kết với testosterone, có thể dẫn đến giảm nồng độ testosterone tự do trong cơ thể.
Trong một số nghiên cứu cũ trước đây chỉ ra rằng, các loại hạt nói chung cũng chứa nhiều axit béo không bão hòa đa, có liên quan đến việc giảm nồng độ testosterone.
Mặc dù các nghiên cứu này đã nêu ra các kết luận nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xem một số loại hạt nhất định có thể ảnh hưởng đến nồng độ testosterone hay không và cơ chế tác động như thế nào. Trong khi đó, các nghiên cứu hiện nay vẫn ủng hộ việc ăn nhiều hạt mang lại các lợi ích sức khỏe với tim mạch và nội tiết.
Đậu nành có gây ảnh hưởng gì không?
Có một niềm tin phổ biến rằng thường xuyên ăn các sản phẩm từ đậu nành như edamame, đậu phụ, sữa đậu nành và miso có thể làm giảm nồng độ testosterone. Một nghiên cứu trên chuột năm 2001 cho thấy rằng việc tiêu thụ phytoestrogen làm giảm đáng kể nồng độ testosterone và trọng lượng tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây ở người đã phát hiện ra rằng thực phẩm đậu nành không ảnh hưởng đến mức testosterone ở nam giới. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận, nhưng các nhà khoa học cho rằng các sản phẩm đậu nành dường như không ảnh hưởng đến testosterone.
Thay đổi chế độ ăn uống của bạn là một trong những cách hiệu quả nhất để duy trì mức testosterone khỏe mạnh. Nếu bạn lo lắng về nồng độ testosterone trong cơ thể thấp, hãy thay đổi những thực phẩm làm giảm testosterone này và thay thế chúng bằng những thực phẩm thay thế toàn phần, lành mạnh có thể kiểm soát mức độ và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Ngoài ra, duy trì lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tập thể dục phù hợp với thói quen của bạn là một số bước quan trọng khác mà bạn có thể thực hiện để tăng cường testosterone một cách tự nhiên.
Xem thêm video hấp dẫn:
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678
BS. Đoàn Hồng – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Raising Children AU