Làm thế nào khi trẻ đột ngột bỏ bú mẹ?

23/04/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Là một bậc cha mẹ đang cho con bú, bạn hẳn là đã dành nhiều thời gian để theo dõi mức độ và tần suất ăn của con, do đó, có thể dễ dàng nhận thấy những thay đổi khi bé ăn ít hoặc uống ít sữa hơn bình thường. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về tình trạng trẻ đột ngột bỏ bú mẹ và làm thế nào để giải quyết tình trạng này tại bài viết dưới đây.

Làm thế nào khi trẻ đột ngột bỏ bú mẹ? | viamclinic.vn
Khi con bạn đột ngột thay đổi cách bú, điều quan trọng là phải tìm ra lý do tại sao và bạn có thể làm gì để khắc phục ngay lập tức.

Làm thế nào để nhận biết tình trạng bỏ bú mẹ của trẻ?

Bỏ bú – được định nghĩa là khoảng thời gian trẻ đang bú tốt đột nhiên từ chối bú mẹ. Trẻ thường không bắt đầu hành vi này cho đến khi được ít nhất 3 tháng tuổi và nhận thức rõ hơn về thế giới xung quanh. Những em bé đang trong giai đoạn bỏ bú mẹ thường từ chối bú sữa mẹ nhưng lại không vui, quấy khóc và không hài lòng vì không được bú sữa mẹ. Đôi khi, tình trạng bỏ bú bị nhầm lẫn với một dấu hiệu cho thấy một đứa trẻ đã sẵn sàng cai sữa. Điều này khó xảy ra vì trẻ sơ sinh hiếm khi tự cai sữa trước 2 tuổi và khi đó, trẻ hầu như luôn làm như vậy bằng cách giảm dần thời lượng và tần suất các lần bú chứ không phải dừng đột ngột.

Nguyên nhân gây ra tình trạng bỏ bú?

Trẻ sơ sinh có thể bỏ bú vì nhiều lý do cả về thể chất và cảm xúc. Một số nguyên nhân có thể là:

  • nghẹt mũi hoặc đau tai gây ra sự khó chịu khi bú
  • đau họng, có vết thương hở hoặc vết loét trong miệng khiến việc bú trở nên khó chịu
  • mắc bệnh tay chân miệng
  • mọc răng và bị đau nướu
  • nguồn sữa ít hoặc dòng sữa chảy quá chậm hoặc quá nhiều sữa khi dòng chảy quá nhanh
  • thất vọng do thay đổi mùi vị của sữa do thay đổi nội tiết tố hoặc chế độ ăn uống của mẹ
  • trẻ bị giật mình trong khi đang bú bởi tiếng ồn lớn hoặc bị mẹ la hét sau khi cắn
  • cảm thấy rằng bạn đang căng thẳng, tức giận, hoặc bất thường và không tập trung vào việc cho trẻ bú
  • thay đổi các sản phẩm chăm sóc cá nhân khiến bạn có mùi khác biệt
  • phiền nhiễu do một môi trường quá kích thích gây ra

Mặc dù không thể tránh khỏi nhiều nguyên nhân trong số này, nhưng điều quan trọng là bạn phải nhận thức được những gì đang xảy ra với con bạn có thể ảnh hưởng đến sự thành công của việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Đọc thêm bài viết: Làm thế nào khi mẹ quá nhiều sữa?

Bạn nên làm gì khi có dấu hiệu trẻ bỏ bú mẹ?

Bạn nên làm gì khi có dấu hiệu trẻ bỏ bú mẹ? | viamclinic.vn
Trẻ sơ sinh hiếm khi tự cai sữa trước 1 tuổi, trẻ có thể đang trải qua giai đoạn không chịu bú mẹ. Giai đoạn này xảy ra đột ngột sau khi bé đã chịu bú một thời gian.

Mặc dù việc dừng bú có thể gây căng thẳng cho cả bạn và con bạn, nhưng có nhiều chiến thuật có thể sử dụng để giúp trẻ tiếp tục bú mẹ thành công. Khi gặp trường hợp này, có hai thách thức chính cần quản lý: duy trì nguồn sữa của bạn và đảm bảo rằng con bạn được cho ăn. Khi trẻ bú ít sữa hơn bình thường, bạn cần phải vắt sữa để duy trì nguồn sữa. Bạn có thể vắt sữa bằng cách sử dụng các thiết bị chuyên dụng hoặc vắt tay. Vắt sữa ra sẽ cho cơ thể bạn biết rằng sữa vẫn cần thiết và tiếp tục sản xuất sữa sau khi chúng bắt đầu bú mẹ trở lại.

Đọc thêm bài viết: Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

Sau khi cố gắng tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng bỏ bú và cố gắng loại bỏ bất kỳ bệnh tật hoặc các vấn đề khác, bạn có thể khuyến khích trẻ bú mẹ theo một số cách:

  • Nằm kề da với em bé và nhẹ nhàng cho con bú
  • Cho con bú trong phòng tối hoặc mờ để loại bỏ sự phân tâm
  • Cố gắng giữ tinh thần thoải mái và làm việc để loại bỏ căng thẳng về việc cho con bú
  • Dành thời gian tích cực, kết nối với nhau khi không cho con bú

Hầu hết các trường hợp bỏ bú mẹ kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Nếu con bạn không chịu ăn bất kể bạn cố gắng cho chúng ăn như thế nào (bú mẹ, bình sữa hoặc cốc), sụt cân, không tè hoặc ị thường xuyên như bình thường hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào khác mà bạn lo ngại, nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của bé ngay lập tức.

Nếu con bạn bú mẹ ít hơn trước đây, nhưng ăn bằng bình hoặc cốc và chúng vẫn khỏe mạnh và vui vẻ, bạn có thể yên tâm rằng việc bỏ bú không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể của con.

Xem thêm video hấp dẫn:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

TS. BS Trương Hồng Sơn – Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Tổng hợp



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY