Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu xem bạn có nên ăn đồ đông lạnh đã quá hạn sử dụng không trong bài viết dưới đây:
Tủ lạnh có khả năng bảo quản nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm: rau, trái cây, kem, thịt, thực phẩm đã chế biến sẵn chỉ chờ được rã đông và nấu chín. Nếu bạn nhận thấy rằng ngày ghi trên gói thực phẩm đông lạnh đã hết, bạn có thể tự hỏi liệu thực phẩm đó có còn an toàn để ăn hay không. Tin tốt là bạn có thể ăn thực phẩm đông lạnh đã quá hạn sử dụng — mặc dù trong một số trường hợp, hương vị, màu sắc hoặc kết cấu có thể giảm chất lượng.
Tủ lạnh là sản phẩm có khả năng bảo quản nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Ngày hết hạn của thực phẩm có thể mang lại nhiều thông tin khác nhau. Các nhà sản xuất có thể ghi nhiều ngày khác nhau trên các sản phẩm. Các quy định về ghi ngày sản phẩm là khác nhau, tùy theo từng quốc gia. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, thực phẩm duy nhất bắt buộc phải ghi ngày sản phẩm là sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh.
Dưới đây là một số loại ngày sản phẩm bạn có thể thấy trên các loại thực phẩm hàng ngày:
- “Best if used by” hoặc “use by”: thông tin này cung cấp cho bạn ngày dự kiến sản phẩm sẽ duy trì chất lượng cao nhất
- “Sell by”: Ngày mà một cửa hàng nên bán sản phẩm trước đó để sản phẩm được mua trong khi thực phẩm vẫn có hương vị và chất lượng tốt nhất.
- “Freeze by” thông tin này cho biết khi nào thực phẩm nên được đông lạnh để duy trì hương vị và chất lượng cao nhất.
Không có ngày nào trong số này là ngày hết hạn thực tế hoặc chỉ ra rằng thực phẩm sẽ không còn an toàn để ăn vào thời điểm đó. Đông lạnh thực phẩm là một cách tuyệt vời để duy trì giá trị dinh dưỡng, chất lượng và hương vị của nhiều loại thực phẩm. Không giống như thực phẩm dễ hỏng được bảo quản trong tủ lạnh, thực phẩm đông lạnh thường an toàn sau ngày hết hạn sử dụng. Bảo quản thực phẩm ở -17 °C sẽ vô hiệu hóa vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.
Tuy nhiên, nếu tủ lạnh được mở thường xuyên và thực phẩm được để ở nhiệt độ cao hơn -17°C, khả năng thực phẩm bị hư hỏng sẽ tăng lên. Mặc dù thực phẩm đã hết hạn sử dụng có thể được ăn một cách an toàn, nhưng một số thực phẩm có thể giảm chất lượng và hương vị sau khi để quá lâu trong tủ lạnh.
Contents
Thực phẩm đông lạnh đã quá hạn sử dụng có thể được sử dụng trong bao lâu?
Mặc dù thực phẩm đã hết hạn sử dụng có thể an toàn để ăn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ muốn ăn chúng. Bảo quản một số loại thực phẩm quá lâu có thể khiến chúng có hình dạng hoặc mùi vị “không ngon” do tủ đông bị cháy hoặc khô. Để tránh lãng phí thực phẩm, hãy sáng tạo trong cách bạn sử dụng thực phẩm đông lạnh có thể đã bị khô bằng cách sử dụng chúng trong món thịt hầm, món nướng hoặc sinh tố.
Nếu thực phẩm được bảo quản không đúng cách hoặc được để ở nhiệt độ trên -17°C, thực phẩm đó có thể không an toàn để ăn, ngay cả khi thực phẩm chưa hết hạn sử dụng. Nếu thực phẩm có mùi ôi thiu hoặc thối rữa sau khi rã đông, cách an toàn nhất là vứt bỏ thực phẩm đó.
Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện để đảm bảo thực phẩm đông lạnh của bạn được an toàn:
- Giữ một nhiệt kế trong tủ đông để luôn duy trì nhiệt độ ở mức -17°C
- Tránh đặt thực phẩm vẫn còn nóng vào trong tủ đông. Bạn cần luôn để nguội ở nhiệt độ phòng trước hoặc trong tủ lạnh trước khi cho thực phẩm đã nấu chín vào ngăn đá.
- Không nên mở tủ đông thường xuyên
Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm phổ biến và thời gian chúng sẽ duy trì chất lượng và độ tươi trong tủ đông ở nhiệt độ -17°c:
Thực phẩm | Thời gian bảo quản |
Rau củ và hoa quả | 8-12 tháng |
Trứng chưa chế biến (đã bỏ vỏ) | 12 tháng |
Món hầm | 3-4 months |
Thịt lợn hoặc thịt bò sống | 3-4 months |
Gà nguyên con | 12 months |
Thịt nguội hoặc đã qua chế biến (ba chỉ xông khói, xúc xích) | 1-2 months |
Cá đã nấu chín | 4-6 months |
Thịt bò tươi sống hoặc đã nướng | 4-12 months |
Các loại thịt, bao gồm thịt gia cầm và cá có thể duy trì chất lượng lâu hơn khi đông lạnh sống so với nấu chín. Điều này là do độ ẩm cao hơn trong thịt sống. Sau khi nấu chín, các loại thịt có nhiều khả năng bị khô sau khi đông lạnh trong thời gian dài.
Thời gian đông lạnh của trái cây và rau củ thay đổi tùy theo cách thức thực phẩm được chuẩn bị, đóng gói và bảo quản. Một số loại rau như bắp cải, khoai tây, cần tây và dưa chuột không bị đông cứng hoàn toàn do hàm lượng nước cao sẽ khiến chúng bị nhão sau khi rã đông.
*** THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT: Trái cây sấy khô đông lạnh tốt cho sức khoẻ như nào?
Cách tăng thời gian bảo quản của thực phẩm
Đông lạnh thực phẩm là một cách tuyệt vời để duy trì giá trị dinh dưỡng, chất lượng và hương vị của nhiều loại thực phẩm.
- Bên cạnh việc phân loại thực phẩm, cách thức thực phẩm được chuẩn bị, đóng gói và bảo quản cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian duy trì chất lượng và độ tươi của thực phẩm trong tủ đông. Quá trình chuẩn bị, đóng gói và bảo quản thực phẩm đúng cách giúp thực phẩm không bị hỏng nhanh chóng bằng cách hạn chế tiếp xúc với không khí và sự tích tụ của các tinh thể đá trong thực phẩm.
- Chần rau trước khi đông lạnh sẽ giữ được giá trị dinh dưỡng, màu sắc, hương vị và kết cấu của chúng. Để chần rau, hãy ngâm rau trong nước sôi trong thời gian ngắn, sau đó nhanh chóng cho rau vào nước đá lạnh để dừng quá trình nấu chín rau.
- Bảo quản thực phẩm trong hộp hoặc túi chống hơi, kín khí để tránh tiếp xúc với không khí cũng là cách giảm gây ra mùi vị khó chịu trong thực phẩm. Thêm nữa, bạn nên làm đông lạnh thực phẩm càng nhanh càng tốt để tránh tích tụ các tinh thể đá có thể khiến thực phẩm bị khô khi rã đông. Cách để cho thực phẩm được đông lạnh nhanh nhất đó là dàn thực phẩm thành một lớp đều để chúng được làm lạnh nhanh chóng.
Dấu hiệu thực phẩm đã bị hỏng
Mặc dù thực phẩm đông lạnh vẫn an toàn để ăn (với điều kiện là được đông lạnh đúng cách và ở trạng thái tốt nhất), tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu rõ ràng cho thấy thực phẩm đó đã giảm chất lượng và có thể bị hỏng:
- Thực phẩm có vết cháy khi bảo quản: Điều này xảy ra khi thực phẩm đông lạnh tiếp xúc với không khí. Mặc dù thực phẩm an toàn để có thể sử dụng, nhưng chúng có thể bị khô và có kết cấu không như ban đầu. Nếu chỉ một phần nhỏ của thực phẩm bị cháy trong tủ đông, bạn có thể chỉ cần cắt phần thức ăn bị cháy trong tủ đông và ăn phần còn lại
- Thực phẩm có mùi: Sau khi rã đông, hãy thử ngửi thực phẩm. Nếu thực phẩm có mùi hôi, ôi thiu hoặc thối rữa, tốt nhất bạn nên sử dụng chúng.
- Kết cấu của thực phẩm thay đổi: Nếu thực phẩm có kết cấu nhão hoặc chảy nhớt, thì rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy sự hư hỏng do vi khuẩn gây ra
- Thực phẩm thay đổi màu sắc: Màu sắc không phải là dấu hiệu duy nhất của sự hư hỏng vì nhiều loại thực phẩm tươi sẽ đổi màu sau khi đông lạnh. Thực phẩm bị phai màu hoặc sẫm màu kèm theo những thay đổi về mùi hoặc kết cấu có thể cho thấy chúng đang bị hư hỏng.
Ngày hết hạn, hoặc hạn sử dụng, trên thực phẩm giúp ước tính khoảng thời gian dự kiến mà thực phẩm sẽ vẫn có chất lượng cao nhất. Ăn thực phẩm đông lạnh quá hạn sử dụng có thể an toàn, nhưng thực phẩm đó có thể không còn hương vị hoặc kết cấu tốt nhất. Bạn nên bảo quản thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ -17°C hoặc thấp hơn để giúp duy trì chất lượng và độ an toàn của thực phẩm đó trong thời gian dài nhất.
Ngoài ra, bạn cần nhận biết các dấu hiệu cho thấy thực phẩm đông lạnh không an toàn để ăn. Sau khi rã đông, bạn nên kiểm tra mùi, kết cấu và màu sắc để tìm dấu hiệu hư hỏng.
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678
BS. Tùng Duy – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Heathline