Nước ép trái cây có vẻ như là một lựa chọn đồ uống lành mạnh khi so sánh với soda có đường. Tuy nhiên, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị nên hạn chế cho trẻ uống nước ép nếu trẻ dưới 1 tuổi, bởi uống quá nhiều nước trái cây có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho trẻ.
Contents
Lợi ích của nước ép trái cây
Chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nước ép trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất phytochemical giống như trái cây nguyên quả. Chất phytochemical là các hợp chất thực vật, giúp tăng cường sức khỏe, chống ung thư và các bệnh khác. Trong một số nghiên cứu, uống nước ép trái cây nguyên chất ở mức độ vừa phải sẽ giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Có sẵn. Nước ép có thể là một phương pháp hiệu quả để tiêu thụ trái cây. Trẻ em nên ăn từ 200 – 300g trái cây mỗi ngày tùy theo độ tuổi. Kết hợp nước ép trái cây và trái cây nguyên trái có thể giúp trẻ dễ dàng có đủ trái cây trong chế độ ăn uống của mình.
Đọc thêm bài viết: Tại sao uống nước giúp bạn giảm cân?
Hạn chế của nước ép trái cây
Thiếu chất xơ. Vấn đề chính của nước ép trái cây là thiếu toàn bộ chất xơ trong trái cây. Tại Mỹ, trẻ em ăn thiếu một nửa khẩu phần trái cây mỗi ngày. Một nửa khẩu phần trái cây trẻ tiêu thụ đến từ nước trái cây. Ngoài ra, 9 trong số 10 trẻ em ở Hoa Kỳ không nhận đủ chất xơ.
Chất xơ từ trái cây có thể đặc biệt có lợi . Trẻ em ăn nhiều trái cây nguyên hạt sẽ có nhiều vi khuẩn tốt hơn trong ruột, giúp cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt. Không chỉ vậy, chất xơ từ trái cây còn giúp bạn tránh được các bệnh tiêu chảy do các nguồn vi khuẩn. Lợi ích bổ sung của chất xơ trái cây có thể bao gồm:
- Giảm nguy cơ táo bón
- Giảm nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột
- Giảm nguy cơ béo phì
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
- Giảm cholesterol
- Giảm nguy cơ cao huyết áp
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
- Giảm nguy cơ ung thư đại tràng
- Các cơn hen suyễn ít nghiêm trọng hơn
- Giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
- Kiểm soát cảm xúc tốt hơn
- Kỹ năng xây dựng mối quan hệ tốt hơn
- Giảm các hành vi hung hăng
- Giảm nguy cơ trầm cảm
- Mức độ viêm thấp hơn
Chứa nhiều đường. Nước ép trái cây là nguồn cung cấp đường cho trẻ em. Ví dụ, 1/2 cốc nước ép táo có 13g đường và 60 calo. Con bạn có thể nhận được cùng một khẩu phần trái cây từ 1/2 trái táo cắt lát, chỉ có 30 calo, 5,5g đường và 1,5g chất xơ.
Nước ép trái cây chứa lượng đường trong mỗi khẩu phần tương đương với soda. Quá nhiều đường trong cơ thể được xem là một trong những nguyên nhân gây ra những hiện tượng sau:
- Béo phì, đặc biệt là mỡ thừa quanh eo
- Vấn đề về gan
- Đường huyết cao
- Huyết áp cao
- Cholesterol cao
- Tăng nguy cơ đau tim
- Tăng nguy cơ đột quỵ
Đọc thêm bài viết: Lợi ích của nước ép nho cho hệ tim mạch.
Ưu tiên đồ ngọt. Uống nước trái cây có thể khiến con bạn thích vị ngọt hơn nước thường. Điều này có thể dẫn đến việc nước trái cây thay thế các lựa chọn lành mạnh hơn như nước lọc hoặc sữa. Một nghiên cứu trên 75 trẻ em từ 3 – 5 tuổi cho thấy, chúng ăn nhiều rau hơn khi được phục vụ với nước hơn là khi dùng kèm đồ uống ngọt.
Hướng dẫn cho trẻ uống nước ép trái cây
Nếu bạn quyết định cho trẻ uống nước ép trái cây, hãy ghi nhớ những hướng dẫn sau:
- Đừng cho con bạn uống nước trái cây nếu chúng dưới 1 tuổi.
- Hạn chế nước trái cây không quá 120ml mỗi ngày cho trẻ em từ 1 – 3 tuổi.
- Hạn chế nước trái cây không quá 120 – 200ml mỗi ngày cho trẻ em từ 4 – 6 tuổi.
- Hạn chế nước trái cây không quá 230ml mỗi ngày cho trẻ em từ 7 – 18 tuổi.
- Đừng cho nước trái cây vào chai hoặc cốc nhỏ vì nó khuyến khích uống quá nhiều.
- Không cho trẻ uống nước trái cây trước khi đi ngủ vì có thể gây sâu răng.
- Đừng cho trẻ uống nước trái cây chưa tiệt trùng vì nó có thể chứa vi khuẩn gây bệnh.
- Đừng cho trẻ uống nước trái cây nếu trẻ tăng cân quá chậm hoặc quá nhanh.
- Khuyến khích trẻ ăn trái cây cả quả thay vì uống nước trái cây.
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678
BS Hồng Ngọc – Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Theo WedMD