Câu chuyện “Bác sỹ Google” và bệnh còi xương ở trẻ nhỏ

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Hàng ngày có khoảng 70% số trẻ tới Phòng khám dinh dưỡng VIAM có dấu hiệu còi xương do thiếu vitamin D: tóc rụng hình vành khăn, đầu méo vẹt, có các bướu xương, thậm chí lồng ngực, cẳng chân bị biến dạng.

Khi được hỏi về việc dùng thuốc ở nhà, hầu hết các mẹ đều trả lời là “đã sử dụng các loại thuốc bổ, trong đó có vitamin D, hoặc dạng nước hoặc dạng viên với liều khuyến nghị 200-400 UI/ngày”. Nguồn  kiến thức, người hướng dẫn  chủ yếu là  “Bác sỹ Google”, các bà mẹ tự mua tại hiệu thuốc gần nhà, mua qua mạng, hoặc người quen giới thiệu. Các tiêu chuẩn chọn lựa thường là hình thức mẫu mã đẹp, giới thiệu tác dụng tốt, giá cả hợp lý.

PGS.TS.Nguyễn Xuân Ninh - Phó viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam

PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh – Trưởng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Sau vài tháng sử dụng, yên trí là hết bệnh còi xương cho con, ai ngờ khi có người bạn đến thăm phát hiện ra, hoặc xem được Clip nói về bệnh còi xương, mới tá hỏa đúng như bệnh của con mình đang mắc, và đưa con đến khám bệnh. Rất tiếc là lúc đó đã bỏ qua mấy tháng cực kỳ quan trọng, con mình đã có những biến chứng méo vẹt đầu… và quá trình chữa trị khó khăn và phức tạp hơn nhiều, đôi khi các biến chứng về xương không hồi phục được, hạn chế chiều cao khi trưởng thành.

Tìm hiểu thêm: Nhóm thực phẩm cần thiết đối với trẻ còi xương

Do vậy, Phòng khám dinh dưỡng VIAM có một số khuyến nghị sau:

  • Các mẹ tìm hiểu thêm kiến thức qua mạng là tốt, tuy nhiên khi cho uống vitamin D cho con phải tham khảo ý kiến bác sỹ. Vì vitamin D là loại tan trong dầu, thừa có thể gây tích lũy lại và độc hại cho trẻ.  Mặt khác nhiều trẻ bị thiếu vitamin D và canxi từ trong bụng mẹ, do khi mẹ có thai không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, do vậy ngay khi đẻ ra trẻ đã bị còi xương với các dấu hiệu thóp to, xương mềm, hay quấy khóc kích thích, ít ngủ… với những trẻ này thì bổ sung với liều khuyến nghị 200-400UI là không đủ, trẻ vẫn bị bệnh còi xương.
  • Trong trường hợp còi xương sớm, người mẹ không dễ nhận biết những thay đổi tiềm ẩn nhỏ nhẹ hàng ngày, nhất là các mẹ sinh lần đầu  chưa có kinh nghiệm, chỉ tới khi có người bạn tới thăm, hoặc một người khác nhìn mới phát hiện ra bệnh.
  • Thuốc tự mua, hoặc mua qua mạng, chất lượng của thuốc có nhiều nguy cơ: thuốc giả, thuốc không đảm bảo chất lượng không được kiểm soát. Tại các phòng khám uy tín: chất lượng thuốc đã được các nhà chuyên môn xét duyệt theo quy trình nghiêm túc, qua hồ sơ giấy phép, tiêu chuẩn kỹ thuật, cũng như kinh nghiệm và hiệu quả đã được kiểm chứng.
  • Các mẹ nên đến khám Bác sỹ dinh dưỡng từ khi có thai để được tư vấn về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho mẹ, cho thiên thần bé nhỏ của mình trong 9 tháng thai kỳ cũng như cho đến khi sinh ra, để phòng chống các bệnh tiềm ẩn, để con được khỏe mạnh ngay từ khi chào đời, đây là điểm xuất phát vô cùng quan trọng cho phát triển tối ưu thể chất và tinh thần những năm sau này và trong suốt cuộc đời.

Phòng khám Dinh dưỡng VIAM, 12 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội (Website: viamclinic.vn/ www.khamdinhduong.vn; Số điện thoại: 024.3633.5678; Fanpage: www.facebook.com/viamclinic) là một địa chỉ tin cậy, với các chuyên gia cao cấp, đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng đón tiếp và chia sẻ với các bạn, giúp cho mẹ và bé khỏe mạnh, không bị các bệnh trên.

PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh

Trưởng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY