Mặc dù không có chế độ ăn kiêng dành riêng cho những người đang ở trong tình trạng giảm tiểu cầu, nhưng những gì bạn ăn có thể có tác động thực sự đến tình trạng của bạn. Tình trạng giảm tiểu cầu (do sốt xuất huyết hoặc do các nguyên nhân khác) có thể dẫn đến chảy máu và bầm tím quá nhiều, gây ra sự khó chịu. Ngoài việc được bác sĩ điều trị và dùng thuốc thích hợp, nhiều người mắc tình trạng giảm tiểu cầu có thể thắc mắc liệu có bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống có thể giúp tăng số lượng tiểu cầu của họ hay không.
Với những người bị giảm tiểu cầu, có lẽ khía cạnh quan trọng nhất trong chế độ ăn là nhận đủ calo và protein để hỗ trợ các chức năng bình thường của cơ thể và có mức năng lượng ổn định. Vì vậy, chế độ ăn bao gồm bữa sáng, bữa trưa, bữa tối và có thể là một hoặc hai bữa ăn nhẹ ở giữa.
Ngoài ăn đủ và thường xuyên, những chất dinh dưỡng cụ thể có trong thực phẩm có thể giúp hỗ trợ sản xuất tiểu cầu hoặc quá trình đông máu, cũng như có một số thực phẩm bạn nên tránh. Nhìn chung, những người mắc chứng giảm tiểu cầu nên tập trung vào việc ăn nhiều thực phẩm tự nhiên, chất béo lành mạnh, rau xanh. Đồng thời lựa chọn thực phẩm hữu cơ bất cứ khi nào có thể để giảm tiếp xúc với các chất phụ gia hóa học. Bên cạnh đó cũng cần hạn chế thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn, các sản phẩm có đường và bột mì trắng, thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa và rượu. Bắt đầu với danh sách thực phẩm và đồ uống sau để cân nhắc sử dụng hoặc hạn chế trong chế độ ăn uống của bạn khi bạn mắc chứng giảm tiểu cầu.
Giảm tiểu cầu nên ăn gì?
Rau củ quả tươi
Một chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ sản xuất và các chức năng của tiểu cầu là folate. Điều này rất dễ đạt được khi tiêu thụ trái cây và rau quả. Hầu như tất cả các loại trái cây và rau quả, đều chứa nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ chức năng của các tế bào máu.
Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh
Các loại hạt, bơ hạt, quả bơ, cá không chỉ cung cấp chất béo không bão hòa mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hữu ích khác. Hơn nữa, những thực phẩm này có thể cung cấp đủ calo và là liều thuốc giải độc cho sự mệt mỏi mà ít nhất một nửa số người mắc chứng giảm tiểu cầu gặp phải. Khi mệt mỏi, cần tập trung vào việc nạp đủ calo vì các triệu chứng mệt mỏi có thể xuất hiện khi bạn không có đủ năng lượng để hoạt động.
Các nguồn Protein nạc.
Việc bổ sung protein vào chế độ ăn uống không chỉ cung cấp nền tảng quan trọng cho nhiều quá trình trong cơ thể mà còn có thể giúp tránh tình trạng tăng đột biến năng lượng trong suốt cả ngày. Nguồn protein chất lượng để đưa vào chế độ ăn uống của bạn là thịt gia cầm, cá, đậu và đậu lăng, các loại hạt cũng như các sản phẩm từ đậu nành. Thịt cung cấp dạng sắt dễ hấp thụ, bạn có thể nhận đủ chất sắt trong chế độ ăn uống của mình từ các nguồn khác, bao gồm cả thực vật. Một trong những thách thức lớn nhất đối với thịt đỏ, từ quan điểm sức khỏe, là các loại chất béo bão hòa.
Các loại ngũ cốc.
Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp carbohydrate phức hợp quan trọng, là một phần của chế độ ăn uống cân bằng cùng với chất béo lành mạnh và protein nạc. Một số lựa chọn bao gồm yến mạch, bánh mì và mì ống làm từ lúa mì nguyên hạt, quinoa và các loại ngũ cốc khác. Những thực phẩm này cũng thường là nguồn cung cấp vitamin B dồi dào.
Đọc thêm: Trẻ bị ốm nên ăn gì?
Nước và các loại chất lỏng khác.
Nước là một phần quan trọng của sức khỏe và dinh dưỡng tổng thể thường bị bỏ qua. Uống đủ nước có thể giúp bạn chống mệt mỏi và cũng có thể giúp cải thiện tiêu hóa. Mặc dù những loại đồ uống không phải nước có thể giúp bạn giữ đủ nước, nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo không tiêu thụ nhiều đường. Trà thảo dược và nước có hương vị có thể là lựa chọn tốt nếu nước thường không làm bạn thoả mãn.
Các sản phẩm từ sữa.
Trong khi một số người mắc chứng giảm tiểu cầu chọn tránh hoàn toàn sữa thì các sản phẩm từ sữa có thể mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng. Sữa là nguồn cung cấp calo và protein tốt, là nguồn cung cấp B12 tự nhiên và là chất tạo xương do chứa phốt pho và canxi. Nhưng nếu bạn đang sử dụng các sản phẩm từ sữa có nhiều chất béo bão hòa hoặc natri, bạn có thể cần phải xem lại các thực phẩm mà mình tiêu thụ.
Giảm tiểu cầu nên tránh ăn những loại thực phẩm nào?
Thực phẩm đậm đặc có thể cản trở quá trình đông máu.
Một số loại thực phẩm, bao gồm nho đỏ, quả việt quất, tỏi, hành và gừng, có thể cản trở quá trình đông máu khi ăn với số lượng lớn. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, một lượng nhỏ những thực phẩm này trong chế độ ăn sẽ không gây hại tới sức khoẻ. Nếu lượng tiểu cầu trong máu thấp và bạn ăn một ít tỏi trong khẩu phần, chúng sẽ không thể làm loãng máu tới mức nguy hiểm. Điều đáng lo lắng hơn là dạng bổ sung hoặc bột tỏi, chúng chứa liều lượng cao hơn một tép tỏi. Nếu nghi ngờ, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về bất kỳ loại thực phẩm nào bạn nên tránh.
Thực phẩm giàu chất béo bão hoà hoặc chất béo chuyển hoá.
Tránh sử dụng các chất béo không lành mạnh là lời khuyên tốt cho hầu hết mọi người, nhưng biện pháp phòng ngừa này có thể còn quan trọng hơn đối với những người mắc chứng giảm tiểu cầu vì corticosteroid kéo dài đôi khi được kê đơn cho tình trạng này. Những người được điều trị bằng corticosteroid có thể tăng nguy cơ bị huyết áp cao, vì vậy nên xem xét các thực phẩm tốt cho tim mạch. Chất béo bão hòa có thể được tìm thấy trong thịt và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo, trong khi chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn.
Thịt mỡ hoặc thịt chế biến sẵn.
Các loại thịt mỡ hoặc chế biến sẵn không chỉ cung cấp hàm lượng chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe mà còn chứa ít protein hơn và thường chứa nhiều natri. Quá nhiều chất béo bão hòa và muối có thể là mối lo ngại cho sức khỏe tim mạch của bạn. Vì vậy, hãy nhớ tránh xa những thứ như thịt xông khói, xúc xích và thịt nguội.
Đọc thêm: 4 cách giúp thải lượng natri dư thừa ra khỏi cơ thể
Ngũ cốc tinh chế và đường bổ sung.
Tránh tất cả các loại ngũ cốc tinh chế và thực phẩm chế biến sẵn có thể không thực tế. Tuy nhiên những loại carbohydrate này có xu hướng được hấp thụ nhanh hơn và không chứa các chất dinh dưỡng có trong ngũ cốc nguyên hạt.
Đường bổ sung đặc biệt cần hạn chế để đảm bảo lượng đường trong máu và mức năng lượng ổn định. Đường bổ sung thường đi kèm với các loại carbohydrate tinh chế khác, vì vậy nếu tránh sử dụng chúng, bạn thường nhận được lợi ích hai trong một.
Đồ uống có cồn cũng không tốt với người bị giảm tiểu cầu
Rượu có đặc tính chống đông máu đã được xác định rõ ràng, do đó nên thận trọng khi sử dụng nếu bạn mắc chứng giảm tiểu cầu. Việc tránh sử dụng hoàn toàn rượu có thực sự cần thiết hay không phụ thuộc vào số lượng tiểu cầu của từng cá nhân và mức độ điều trị của họ. Một số người sẽ không thể uống được nhiều và cần phải có sự cho phép của các bác sỹ.
Cà phê
Cà phê có thể là một chất chống đông máu nhẹ vì nó có chất chống oxy hóa rất mạnh. Với cà phê, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc có thể uống bao nhiêu. Chất caffeine trong cà phê có thể hữu ích trong việc chống lại những cơn mệt mỏi thường xuyên. Nhưng nếu bạn thấy mình cần caffeine để duy trì năng lượng, hãy đảm bảo rằng bạn đang đáp ứng những điều cơ bản: nạp đủ calo, protein và chất béo; uống đủ nước và ăn uống theo lịch trình đều đặn.
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Hải Yến – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM