Trẻ bị ốm nên ăn gì?

16/08/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Mặc dù ban rất nỗ lực giữ gìn cho con luôn khỏe mạnh nhưng trẻ vẫn là đối tượng dễ dàng mắc bệnh. Trung bình mỗi năm trẻ sẽ trải qua 8 đến 10 lần bị ốm. Điều này kéo dài cho đến khi trẻ học tiểu học, khi chúng đã xây dựng được khả năng miễn dịch của mình. Bạn có thể tập trung vào chế độ ăn khi trẻ bị ốm để giữ cho trẻ được thoải mái và được nuôi dưỡng tốt trong khi chúng chiến đấu với virus.

Where Should I Take My Sick Child? - Cobb Pediatrics

Trẻ em nên được nghỉ ngơi nhiều và uống đủ nước khi mắc bệnh. Nước hoa quả pha loãng, nước lọc, súp và nước dùng (nước ninh xương) là những cách tuyệt vời để bổ sung chất lỏng. Nếu con bạn bị sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy, hãy làm theo các khuyến nghị của bác sĩ nhi khoa để bổ sung chất lỏng. Trẻ lớn hơn có thể được sử dụng các loại trà thảo mộc với mật ong và chanh.

Cho trẻ ăn trái cây

When should babies eat fruit? How to eat properly? | Vinmec

Không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy vitamin C có thể chữa bệnh, nhưng các đặc tính chống oxy hóa của loại vitamin này là không thể phủ nhận. Các nguồn cung cấp vitamin C dồi dào bao gồm ổi, ớt chuông đỏ, ớt chuông vàng, chanh, cam, bưởi và các loại quả mọng.

Tham khảo: Gói khám tư vấn Tăng Miễn dịch cho bé.

Ưu tiên chọn các loại trái cây mềm vì chúng không chỉ chứa đầy đủ các vitamin và khoáng chất để hỗ trợ sức khỏe và khả năng miễn dịch tốt, mà còn chứa nhiều nước để giúp hỗ trợ nhu cầu về chất lỏng của con bạn. Trái cây cắt lát đông lạnh rất tiện lợi và dễ rã đông, và chúng sẽ không bị hư hỏng nhanh chóng như trái cây tươi. Dưới đây là một số cách để bổ sung trái cây cho trẻ:

  • Làm sinh tố từ các loại trái cây, chẳng hạn như quả bơ, quả cam, việt quất hoặc dâu tây,…Đây đều là những loại quả dễ ăn đối với trẻ
  • Cắt nhỏ trái cây thành những miếng vừa ăn, ưu tiên những loại trái cây mềm và có màu sắc bắt mắt như dâu tây, dưa hấu, xoài,…

Cho trẻ ăn thỏa thích những thực phẩm chúng muốn

Is Your Baby Ready to Start Solid Food?

Hãy cho trẻ ăn thoải mái những thứ mà chúng thích, nhưng đừng lạm dụng điều này. Trẻ ốm có thể chán ăn, vì vậy hãy phục vụ các bữa ăn nhỏ dựa trên các loại thức ăn yêu thích của trẻ. Các bữa ăn nhỏ thường xuyên sẽ dễ tiêu hóa hơn và sẽ giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của trẻ.

Tham khảo: Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ ốm nặng.

Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều phần nhỏ mà bạn có thể cho bé ăn thường xuyên và đều đặn. Nếu trẻ còn bú, bạn có thể vắt sữa mẹ và cho trẻ ăn bằng thìa, đặc biệt nếu trẻ bú quá yếu. Hãy tập tính kiên nhẫn và không ép trẻ ăn.

Tránh ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán và nghiêng về các loại tinh bột đơn giản như cơm và mì vì chúng dễ gây ảnh hưởng đến dạ dày. Hãy thử chuối, cơm, bánh mỳ nếu trẻ bị buồn nôn. 

Hãy thử các món súp/cháo

Súp ấm, nhẹ nhàng và dễ tiêu hóa được khuyến khích dùng khi trẻ đang bị ốm. Nó cũng sẽ giúp cung cấp nhu cầu chất lỏng của con bạn. Để súp đặc hơn, hãy thêm một ít bột gạo hoặc bột mỳ và các loại rau đã nấu chín, cắt nhỏ.

Một vài thìa bột yến mạch cũng có thể được sử dụng để làm đặc súp trong khi nấu. Ngoài súp, bạn có thể nấu cháo hạt sen, cháo thịt nạc tía tô, cháo đậu xanh, cháo thịt bò và cà rốt,…Đây là những món ăn có tính ấm, có khả năng hạ sốt, trừ đờm và rất an toàn cho trẻ.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

Hoàng Hà Linh

Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Tổng hợp



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY