3 biện pháp phòng thiếu máu thiếu sắt khi mang thai

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Thiếu máu thiếu sắt có thể dẫn đến cân nặng thấp khi sinh, đẻ non và thậm chí là tử vong ở thời kì chu sinh, hoặc tăng nguy cơ tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Nhưng rất may, thiếu máu thiếu sắt có thể phòng ngừa được.  Có khoảng hơn 400 loại thiếu máu do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Ở Việt Nam, tình trạng thiếu máu thiếu sắt trước và trong khi mang thai diễn ra rất phổ biến, chiếm tới 10-30% những phụ nữ mang thai.

Thiếu máu nhẹ thường gặp ở rất nhiều phụ nữ mang thai. Nhưng khi tình trạng thiếu máu trở thành một vấn đề nghiêm trọng, cơ thể của  bạn sẽ thiếu hụt hồng cầu để vận chuyển oxy, ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan cũng như toàn bộ cơ thể và cả thai nhi trong bụng. Đây là tình trạng nguy hiểm cần được điều trị.

Biện pháp phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt

Hầu hết các trường hợp, thiếu máu thiếu sắt khi mang thai có thể phòng ngừa. Dưới đây là 3 biện pháp mà bạn có thể áp dụng.

Bổ sung vitamin trước sinh

Bổ sung vitamin trước sinh.

Các loại vitamin bổ sung trước sinh thường có chứa sắt. Uống vitamin mỗi ngày một lần là cách dễ dàng để có được các vitamin cần thiết và các chất khoáng như sắt và acid folic.

Các sản phẩm bổ sung sắt

Các sản phẩm bổ sung sắt.

Nếu bạn xét nghiệm có nồng độ sắt trong máu thấp, bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn sử dụng sản phẩm bổ sung sắt hàng ngày cùng với vitamin trước sinh. Phụ nữ mang thai cần khoảng 27 mg sắt mỗi ngày. Nhưng tùy thuộc vào loại sắt hay sản phẩm bổ sung sắt mà liều lượng sẽ khác nhau. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết liều lượng bạn nên sử dụng.

Bạn cũng nên tránh ăn các đồ ăn chứa hàm lượng canxi cao khi uống sắt. Các thức ăn và đồ uống như trà, cà phê, các sản phẩm từ sữa… có thể ngăn cản hấp thu sắt. Thuốc kháng acid có thể ảnh hưởng đến hấp thu sắt. Hãy chắc chắn rằng bạn đã uống sắt trước 2 giờ hoặc sau 4 giờ uống các thuốc kháng acid.

Chế độ dinh dưỡng hợp lí

Chế độ dinh dưỡng hợp lí khi mang thai.

Hầu hết các phụ nữ có thể cung cấp đủ lượng sắt khi mang thai thông qua chế độ ăn hợp lí. Những thực phẩm giàu sắt bao gồm:

– Gia cầm

– Cá

– Thịt đỏ nạc

– Các loại đậu, đỗ

– Rau có lá xanh sẫm

– Ngũ cốc

– Trứng

Sắt có nguồn gốc động vật dễ hấp thu nhất. Khi bổ sung sắt có nguồn gốc thực vật nên sử dụng cùng các thực phẩm chứa nhiều vitamin C giúp tăng hấp thu sắt, như nước ép cà chua hoặc cam. Đôi khi, nếu bổ sung sắt là không đủ để nâng nồng độ sắt. Trong trường hợp đó, bác sĩ của bạn có thể áp dụng phương pháp điều trị khác. Nếu nguyên nhân thiếu máu không phải do thiếu sắt, lựa chọn điều trị của bạn cũng sẽ thay đổi. Trong trường hợp xấu nhất, truyền sắt hoặc truyền máu có thể được thực hiện nếu cần thiết.

Yếu tố nguy cơ gây thiếu máu thiếu sắt

Bạn có thể có nguy cơ cao phát triển bệnh thiếu máu trong thời kỳ mang thai nếu bạn:

– Đa thai (sinh đôi, sinh ba)

– Có hai hoặc nhiều lần mang thai trong thời gian ngắn

– Không ăn đủ các loại thực phẩm giàu sắt

– Ra máu kinh nguyệt nhiều trước khi mang thai

– Thường xuyên bị nôn do nghén

Triệu chứng của thiếu máu thiếu sắt là gì?

Trong khi thiếu máu nhẹ có thể không có triệu chứng gì, thì thiếu máu mức độ vừa và nặng có thể có các triệu chứng sau đây:

– Mệt mỏi nhiều

– Da xanh, niêm mạc nhợt

– Khó thở, tim đập nhanh, đau ngực

– Chóng mặt

– Tay chân lạnh

– Có cảm giác thèm ăn bụi bẩn, đất sét hoặc bột bắp…

Bạn có thể trải nghiệm tất cả các triệu chứng hoặc không có biểu hiện gì khi bị thiếu máu thiếu sắt. Nhưng rất may mắn, xét nghiệm máu để sàng lọc thiếu máu được thực hiện thường quy trong chăm sóc trước sinh. Bạn có thể kiểm tra sớm trong thai kỳ của bạn, và thường được thực hiện một lần nữa khi gần đến ngày sinh. Nhưng bạn nên nói chuyện với bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn lo lắng về bất kì triệu chứng nào được liệt kê ở trên, hoặc nếu có vấn đề gì cảm thấy không thoải mái.​

Bạn hãy nhớ!

Nếu bạn đang mang thai hoặc đang cố gắng để có thai, cần nhận thức được tầm quan trọng của việc cung cấp đủ sắt. Ăn các thực phẩm giàu chất sắt, và đến gặp bác sĩ nếu bạn đang gặp phải triệu chứng của thiếu máu thiếu sắt. Đừng bao giờ cố gắng tự chẩn đoán cho mình. Sử dụng quá liều các sản phẩm bổ sung sắt có thể rất nguy hiểm. Bạn không nên tự uống bổ sung. Hãy đến gặp bác sỹ để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị phù hợp. Hãy tuân thủ mọi hướng dẫn của Bác sỹ bao gồm: chế độ ăn, sử dụng các sản phẩm bổ sung Sắt.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

ThS. BS Đào Ngọc – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline 



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY