5 tác dụng phụ của Probiotics

02/08/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Probiotics là vi khuẩn và nấm men sống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi tiêu thụ một lượng lớn. Chúng đến từ thực phẩm bổ sung hoặc có sẵn bên trong những thực phẩm lên men như sữa chua, dưa cải bắp, kim chi và kombucha.

Bổ sung probiotics như thế nào đúng cách, hiệu quả?

Lợi ích sức khỏe của probiotic đến từ thực phẩm tự nhiên và thực phẩm bổ sung đã được chứng minh qua các nghiên cứu một cách đầy đủ, bao gồm giảm nguy cơ nhiễm trùng, cải thiện hệ tiêu hóa, thậm chí là giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính. Mặc dù probiotic mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng sử dụng probiotic cũng có thể gây ra tác dụng phụ đối với 1 số cá thể.

Tuy nhiên, nếu đang mắc bệnh nặng hoặc có hệ thống miễn dịch kém thì cơ thể có thể gặp phải các phản ứng nặng hơn. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về những tác dụng phụ phổ biến thường gặp khi sử dụng probiotic và cách để sử dụng probiotic an toàn.

Các vấn đề về tiêu hóa

My Stomach Hurts So Bad | Causes Of Lower Abdominal Pain - Virinchi Hospitals

Mặc dù đại đa số mọi người đều không gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng probiotic, nhưng những phản ứng thường xuyên được báo cáo nhất khi sử dụng các chất bổ sung probiotic là đầy hơi tạm thời. Những người sử dụng thực phẩm bổ sung probiotic có thể mắc chứng táo bón và luôn có cảm giác khô miệng.

Đối với những người đang gặp phải những triệu chứng này, chúng sẽ suy giảm theo thời gian sau vài tuần tiếp tục sử dụng.

Để giảm thiểu khả năng xảy ra tác dụng phụ như trên, hãy bắt đầu sử dụng với liều probiotic thấp và dần dần tăng lên cho tới khi đủ liều chỉ định theo tuần. Điều này có thể giúp cơ thể bạn thích nghi với việc sử dụng thực phẩm bổ sung probiotic.

Nếu vẫn cảm thấy đầy hơi, chướng bụng hoặc bất kỳ tác dụng phụ nào khác tiếp tục trong hơn một tuần, hãy ngưng sử dụng probiotic và hỏi ý kiến của những ​​chuyên gia y tế.

Đau đầu

What is a sign of a headache that doesn't go away? | Vinmec

Một số thực phẩm giàu probiotic, như sữa chua, dưa cải bắp và kim chi, chứa các amin sinh học. Các amin sinh học là những chất hình thành khi thực phẩm chứa protein giáng hóa hoặc được lên men bởi vi khuẩn.

Tham khảo: 12 thực phẩm giàu probiotics tốt cho hệ tiêu hóa.

Các amin phổ biến nhất được tìm thấy trong thực phẩm giàu probiotic bao gồm histamine, tyramine, tryptamine và phenylethylamine. Các amin có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, làm tăng hoặc giảm lưu lượng máu và có thể gây đau đầu ở những người nhạy cảm với chất này. Một nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn ít histamine làm giảm đau đầu ở 75% người tham gia. Tuy nhiên, một đánh giá của 10 nghiên cứu có đối chứng không tìm thấy tác dụng đáng kể của các amin trong chế độ ăn uống đối với chứng đau đầu. Cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định liệu các amin có phải là tác nhân trực tiếp gây đau đầu hoặc đau nửa đầu ở một số người hay không.

Một số chủng có thể làm tăng mức histamine

Một số chủng vi khuẩn được sử dụng trong các chất bổ sung probiotic có thể tạo ra histamine bên trong đường tiêu hóa. Histamine là một phân tử thường được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch khi nó phát hiện ra mối đe dọa. Khi nồng độ histamine tăng cao, các mạch máu giãn ra để đưa nhiều máu hơn đến vùng bị ảnh hưởng. Các mạch cũng trở nên dễ thẩm thấu hơn để các tế bào miễn dịch có thể dễ dàng xâm nhập vào các mô liên quan để chống lại bất kỳ tác nhân gây bệnh nào. Quá trình này tạo ra mẩn đỏ và sưng tấy ở vùng bị ảnh hưởng, đồng thời có thể gây ra các triệu chứng dị ứng như ngứa, chảy nước mắt, chảy nước mũi hoặc khó thở.

Thông thường, histamine được tạo ra trong đường tiêu hóa của bạn bị phân hủy một cách tự nhiên bởi một loại enzyme gọi là diamine oxidase (DAO). Enzyme này ức chế mức độ histamine tăng lên cao đủ để gây ra các triệu chứng. Tuy nhiên, một số người không dung nạp histamine gặp khó khăn trong việc phá vỡ histamine trong cơ thể của họ, vì họ không sản xuất đủ diamine oxidase. Khi đó, histamine dư thừa sẽ được hấp thụ qua niêm mạc của đường ruột và vào máu, gây ra các triệu chứng tương tự như phản ứng dị ứng.

Những người không dung nạp histamine nên tránh thực phẩm có chứa histamine dư thừa. Một số chủng lợi khuẩn có thể làm tăng sản xuất histamine bao gồm Lactobacillus buchneri, Lactobacillus helveticus, Lactobacillus hilgardii và Streptococcus thermophilus.

Một số thành phần có thể gây ra phản ứng có hại

Những người bị dị ứng hoặc không dung nạp nên đọc kỹ nhãn của các chất bổ sung probiotic, vì chúng có thể chứa các thành phần gây dị ứng. Ví dụ, một số chất bổ sung có chứa chất gây dị ứng như sữa, trứng hoặc đậu nành. Những người bị dị ứng nên tránh những thành phần này vì chúng có thể gây ra phản ứng dị ứng. Nếu cần thiết, hãy đọc nhãn thành phần cẩn thận để tránh những nguyên liệu gây dị ứng này.

Đường sữa, hoặc đường lactose, cũng được sử dụng rộng rãi trong nhiều chất bổ sung có chứa probiotic. Trong khi các nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết những người không dung nạp lactose có thể dung nạp tới 400 mg lactose trong các loại thuốc hoặc chất bổ sung, đã có những trường hợp báo cáo về ảnh hưởng của tác dụng phụ từ men vi sinh. Vì một số ít người không dung nạp được lactose có thể bị đầy hơi và khó chịu khi tiêu thụ men vi sinh có chứa lactose nên họ có thể muốn chọn các sản phẩm probiotic không chứa lactose. Ngoài việc chứa probiotic, một số chất bổ sung cũng chứa prebiotics. Đây là những chất xơ thực vật mà cơ thể con người không thể tiêu hóa nhưng loại vi khuẩn này có thể tiêu thụ được như thức ăn. Các loại prebiotic phổ biến nhất là lactulose, inulin và các oligosaccharide.

Thực phẩm bổ sung có chứa probiotic và chất xơ prebiotic sẽ được gọi là synbiotic. Một số người gặp phải tình trạng đầy hơi và chướng bụng khi tiêu thụ synbiotics. Những người gặp phải những tác dụng phụ này có thể muốn chọn một chất bổ sung không chứa prebiotics.

Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Sources of infection in a surgery: pathogen micro-organisms that cause infections in dentistry

Probiotics rất an toàn cho đại đa số mọi người, nhưng có thể không phải là loại thích hợp nhất cho tất cả. Trong một số trường hợp hiếm gặp, vi khuẩn hoặc nấm men có trong probiotic có thể xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng ở những người nhạy cảm. Những người có nguy cơ bị nhiễm trùng cao nhất từ ​​ probiotic bao gồm những người có hệ thống miễn dịch bị ức chế, nhập viện kéo dài, đặt ống thông tĩnh mạch hoặc những người vừa trải qua các cuộc phẫu thuật.

Tuy nhiên, nguy cơ phát triển nhiễm trùng là rất thấp và không có trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng nào được báo cáo trong các nghiên cứu lâm sàng. Người ta ước tính rằng chỉ có khoảng một trong số một triệu người dùng probiotic có chứa vi khuẩn Lactobacilli sẽ bị nhiễm trùng. Nguy cơ thậm chí còn nhỏ hơn đối với probiotic dựa trên nấm, với chỉ khoảng một trong số 5,6 triệu người dùng bị nhiễm bệnh.

Khi nhiễm trùng xảy ra, tình trạng thường phản ứng tốt với thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm truyền thống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, nhiễm trùng có thể dẫn tới tử vong. Nghiên cứu khoa học cũng gợi ý rằng những người bị viêm tụy cấp tính nặng không nên sử dụng probiotic, vì nó có thể làm tăng nguy cơ tử vong.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

Hồng Ngọc

Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Theo Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY