6 chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhỏ

16/07/2025 -  Kiến thức dinh dưỡng

Đảm bảo chất dinh dưỡng phù hợp cho trẻ và đảm bảo trẻ nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng là bước quan trọng giúp trẻ phát triển. Đối với nhiều người, điều này đơn giản chỉ liên quan đến việc cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thúc khi còn nhỏ, sau đó giới thiệu trẻ đến một chế độ ăn đa dạng và cân bằng. Điều này đúng với những trẻ phát triển bình thường khỏe mạnh. Còn với những trẻ kén ăn hoặc có vấn đề sức khỏe, thì việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết là điều tối quan trọng.

Trẻ có đang tiêu thụ đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu này không?

Mặc dù trẻ em cần rất nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng có sáu chất dinh dưỡng quan trọng đặc biệt cần thiết để được bổ sung hàng ngày. Chúng bao gồm vitamin D, sắt, omega-3, kẽm, canxi và kali. Dưới đây là cách để đảm bảo trẻ luôn nhận được những chất dinh dưỡng này.

Vitamin D

Vitamin D giúp hỗ trợ sức khỏe xương ở mọi lứa tuổi. Vào những năm đầu,vitamin D giúp hỗ trợ xây dựng xương chắc để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Vitamin D cũng gia tăng sức đề kháng và giảm sự viêm, sưng.

Mặc dù trẻ có thể bổ sung Vitamin D từ đồ ăn và thực phẩm chức năng, nhưng cơ thể còn có thể sản xuất Vitamin D từ việc hấp thụ ánh sáng mặt trời. Những người có làn da sẫm màu và những người không tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời tự nhiên có thể có nhiều khả năng cần vitamin D từ các nguồn khác ngoài ánh nắng mặt trời. Vitamin D được tìm thấy trong cá hồi, sữa tăng cường vitamin D, sữa thực vật và ngũ cốc tăng cường.

  • 0-6 tháng tuổi: Ngay sau khi sinh, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ – cũng như trẻ bú sữa công thức tiêu thụ ít hơn 1 lít sữa công thức mỗi ngày – cần bắt đầu bổ sung  400 IU vitamin Dmỗi ngày .
  • Trẻ sơ sinh (trên 6 tháng): Bởi vì trẻ còn khó hấp thu vitamin D từ thức ăn nên hãy cho trẻ tiếp sử dụng sữa công thức và sữa mẹ để bổ sung vitamin D cho trẻ
  • Trẻ nhỏ và mới lớn: Khi trẻ lớn hơn, trẻ em thường ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin D hơn. Do đó, trẻ có thể không cần bổ sung bằng thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, vẫn nên theo dõi hàm lượng vitamin D trẻ nạp vào cơ thể.

Sắt

Sắt giúp vận chuyển oxy trong các tế bào hồng cầu để giúp cơ thể sản xuất năng lượng. Khi nồng độ sắt thấp, trẻ có thể cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi. Trẻ sơ sinh đặc biệt cần sắt để phát triển não bộ và tăng trưởng.

Sắt được tìm thấy trong thịt, hải sản, gia cầm, rau bina, đậu và ngũ cốc tăng cường. Ăn các thực phẩm chứa sắt cùng với nguồn vitamin C như trái cây họ cam quýt, bông cải xanh và ớt chuông đỏ có thể giúp tăng cường hấp thu sắt của trẻ.

  • 0-6 tháng: Hầu hết trẻ sơ sinh có đủ dự trữ sắt cho khoảng 6 tháng đầu đời.
  • Trẻ sơ sinh (trên 6 tháng): Ở 6 tháng tuổi, nhu cầu sắt của trẻ bạn tăng từ 0,27 mg mỗi ngày lên 11 mg mỗi ngày. Đây là thời điểm hoàn hảo để giới thiệu các loại thực phẩm là nguồn cung cấp sắt tốt như ngũ cốc tăng cường sắt, thịt và đậu. Thiếu sắt có thể dẫn đến chậm phát triển và các triệu chứng thể chất như cáu kỉnh và tăng cân chậm.
  • Trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ: Giữa 1 và 3 tuổi, trẻ cần 7 mg mỗi ngày, và 10 mg mỗi ngày trong độ tuổi từ 4 đến 8. Việc uống quá nhiều sữa bò ở độ tuổi này có thể làm giảm lượng thực phẩm khác, dẫn đến việc trẻ không nhận đủ sắt. Hạn chế trẻ uống không quá 600ml sữa bò mỗi ngày một khi chúng đạt đến tuổi chập chững biết đi.

Đọc thêm: Trẻ ngủ không ngon vào ban đêm có thể do thiếu sắt?

Omega-3

Omega-3 là một axit béo thiết yếu, và chúng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe não bộ của trẻ em. Omega-3 là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của não bộ diễn ra trong 2 năm đầu đời.

Sau 2 năm đầu đời, omega-3 vẫn quan trọng đối với hệ thần kinh trung ương và hệ tim mạch, cũng như chức năng mắt khỏe mạnh. Bạn có thể tìm thấy omega-3 trong cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, quả óc chó, hạt lanh, hạt chia và dầu hạt cải.

  • 0-6 tháng: Sữa mẹ chứa omega-3 được gọi là DHA, cũng như hầu hết các loại sữa công thức thương mại dành cho trẻ sơ sinh. Các nguồn khác bao gồm ALA (chủ yếu tìm thấy trong thực vật) và EPA. Từ 0 đến 12 tháng, trẻ cần 0,5 gram omega-3 mỗi ngày.
  • Trẻ sơ sinh (trên 6 tháng): Trẻ ở độ tuổi này vẫn sẽ nhận được một lượng omega-3 thông qua sữa mẹ và sữa công thức. Việc giới thiệu các loại thực phẩm như cá, hạt lanh có thể giúp chúng hình thành khẩu vị với các loại thực phẩm chứa omega-3.
  • Trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ: Từ 1 đến 3 tuổi, trẻ cần 0,7 gram mỗi ngày. Và từ 4 đến 8 tuổi, lượng này tăng lên 0,9 gram mỗi ngày. Ăn vặt bằng bánh pudding hạt chia, thêm dầu hạt lanh vào sinh tố và ăn bánh mì kẹp cá hồi cho bữa tối đều là những cách thân thiện với trẻ để bổ sung omega-3

Đọc thêm: Hướng dẫn bổ sung Omega-3 đúng cách

Kẽm

Kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Hệ miễn dịch, đặc biệt, cần kẽm để hoạt động và giúp làm lành vết thương. Nó cũng đóng vai trò trong cảm giác vị giác và khứu giác. Kẽm có sẵn trong thịt, sữa, cá, động vật có vỏ, các loại đậu và ngũ cốc tăng cường.

  • 0-6 tháng: Ở độ tuổi này, sữa mẹ và sữa công thức cung cấp đủ lượng kẽm. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng về lượng kẽm trẻ hấp thụ, hãy thảo luận về chế độ dinh dưỡng của trẻ với bác sĩ nhi khoa. Trẻ sơ sinh 0-6 tháng cần 2 mg kẽm mỗi ngày.
  • Trẻ sơ sinh (trên 6 tháng): Lượng kẽm trong sữa mẹ có thể giảm. Nếu trẻ chủ yếu bú sữa mẹ, hãy đảm bảo cung cấp các thực phẩm bổ sung là nguồn kẽm tốt bắt đầu từ 6 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh từ 7–12 tháng tuổi cần 3 mg kẽm mỗi ngày.
  • Trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ: Nếu trẻ có chế độ ăn đa dạng, trẻ thường sẽ ăn đủ kẽm. Nếu trẻ ăn chay, trẻ cần tiêu thụ lượng kẽm từ các nguồn thực vật cao hơn hoặc các loại ngũ cốc tăng cường kẽm. Trẻ em từ 1–3 tuổi cần 7 mg mỗi ngày, và trẻ từ 4–8 tuổi cần 12 mg.

Đọc thêm: Top 10 thực phẩm giàu kẽm bạn nên ăn để tăng cường miễn dịch

Canxi

Mặc dù canxi đóng nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể, nhưng nó được biết đến nhiều nhất với vai trò giúp xây dựng xương và răng chắc khỏe. Đến 90% khối lượng xương đỉnh của trẻ sẽ được hình thành trước khi chúng bước vào tuổi 20 – nghĩa là những năm đầu đời là thời điểm quan trọng nhất để xây dựng mật độ xương. Sữa bò, sữa chua, phô mai, hạnh nhân, bông cải xanh, cải xoăn, rau bina và sữa thực vật tăng cường đều là những nguồn canxi tốt.

  • 0-6 tháng: Trẻ sơ sinh ở độ tuổi này nhận được canxi cần thiết thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu bạn lo lắng về lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức mà trẻ hấp thụ, hãy trao đổi với bác sĩ nhi khoa của trẻ bạn.
  • Trẻ sơ sinh (trên 6 tháng): Nhu cầu canxi của trẻ tăng lên sau 6 tháng. Tuy nhiên, trẻ dưới 1 tuổi vẫn không nên uống sữa bò để đáp ứng những nhu cầu đó. Canxi trong sữa mẹ và sữa công thức, cũng như các thực phẩm bổ sung phù hợp với lứa tuổi này là sữa chua, đậu phụ và bông cải xanh.
  • Trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ: Ở độ tuổi 1-3, trẻ cần 700 mg canxi mỗi ngày – và lượng này tăng lên 1.000 mg đối với trẻ từ 4-8 tuổi. Sữa bò là một nguồn cung cấp canxi tốt vì nó chứa 300 mg canxi trong mỗi ly. Nhưng việc uống sữa không phải là cần thiết – canxi cũng có sẵn trong các loại thực phẩm như phô mai và sữa chua, cũng như các nguồn không phải từ sữa như rau lá xanh, hạnh nhân, sữa thực vật tăng cường và đậu phụ.

Đọc thêm: 10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa

Kali

Kali giúp các dây thần kinh hoạt động và các cơ co lại, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo duy trì nhịp tim của bạn  đều đặn. Kali cũng giúp duy trì mức chất lỏng bình thường bên trong các tế bào của chúng ta và có thể loại bỏ natri khỏi cơ thể, chống lại một số tác hại của khoáng chất đó đối với huyết áp.

Một chế độ ăn uống cân bằng là đủ để duy trì mức kali khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu trẻ  bị mất chất lỏng do nôn mửa hoặc tiêu chảy, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về bù lại lượng kali đã mất. Kali được tìm thấy trong cam, bưởi, dưa, nho, rau bina, khoai tây, chuối, đậu lăng, trái cây sấy khô, bí đỏ, khoai lang và sữa.

  • 0-6 tháng: Sữa mẹ và sữa công thức nên chứa lượng kali cân bằng phù hợp cho trẻ ở độ tuổi này; trẻ cần 400 mg mỗi ngày. Tuy nhiên, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của trẻ bạn nếu trẻ bị nôn mửa hoặc tiêu chảy. Họ có thể yêu cầu bạn tăng cữ bú để đáp ứng nhu cầu của chúng.
  • Trẻ sơ sinh (trên 6 tháng): Kali là một chất dinh dưỡng đáng lo ngại đối với trẻ sơ sinh lớn hơn, cần khoảng 860 mg mỗi ngày. Khi bổ sung các loại thực phẩm bổ sung, hãy đảm bảo bạn bao gồm nhiều sản phẩm – chuối, dưa và cam đều là những nguồn kali tốt có thể được giới thiệu an toàn ở độ tuổi này.
  • Trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ: Kali tiếp tục là một chất dinh dưỡng quan trọng ở độ tuổi này. Trái cây và rau quả là những nguồn quan trọng. Tuy nhiên, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa là một phần của chế độ ăn uống cân bằng cũng cung cấp kali. Nhu cầu kali dao động từ 2.000 mg cho lứa tuổi 1-3 đến 2.300 mg cho lứa tuổi 4-8.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì, phụ nữ mang thai và cho con bú,… Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

 Nam Anh – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY