9 loại thực phẩm dễ gây dị ứng

23/03/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về 9 loại thực phẩm dễ gây dị ứng tại bài viết dưới đây.

Is Your Gut Issue a Food Allergy? - Baton Rouge Clinic

Thực phẩm chứa các protein dị nguyên, khi vào cơ thể các tế bào miễn dịch sẽ nhận diện đây là những tác nhân gây hại. Sau đó các phản ứng miễn dịch sẽ xảy ra để loại bỏ những tác nhân này. Đối với phần lớn mọi người, những protein này không gây dị ứng. Mặc dù nhiều loại thực phẩm cũng có thể dẫn đến tình trạng này, nhưng chỉ có 9 loại thực phẩm phổ biến sau đây là nguyên nhân gây ra 90% trường hợp dị ứng, bao gồm:

  • Sữa
  • Trứng
  • Hải sản có vỏ
  • Các loại hạt cây như hạnh nhân hoặc hạt hồ đào
  • Đậu phộng (lạc)
  • Lúa mì
  • Đậu nành
  • Hạt vừng

Trong đó, đậu phộng, sữa, đậu nành, các loại hạt, trứng và lúa mì là những thực phẩm trẻ em bị dị ứng nhiều nhất. Tuy nhiên, nhiều trẻ có thể không bị dị ứng với sữa, trứng, lúa mì và đậu nành ngay từ khi còn nhỏ.

Người lớn bị dị ứng thực phẩm thường bị dị ứng với các loại hạt cây, đậu phộng, cá và hải sản có vỏ. Khi có người nghi ngờ họ bị dị ứng thực phẩm nhưng không biết họ đang phản ứng với thực phẩm nào, bác sĩ chuyên khoa dị ứng có thể thực hiện các xét nghiệm dị ứng thực phẩm cho họ. Xét nghiệm này có thể được thực hiện bằng xét nghiệm da hoặc máu.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể gây ra một dạng dị ứng có nguy cơ dẫn đến tử vong, được gọi là sốc phản vệ. Một người khi gặp phải dạng dị ứng nguy hiểm này nên tìm đến sự hỗ trợ y tế ngay lập tức.

Trứng

Giống như nhiều trường hợp dị ứng thực phẩm, dị ứng trứng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Ovomtio, ovalbumin và ovotransferrin là những protein chính tạo ra phản ứng dị ứng với trứng. Một số người có thể ăn trứng đã được làm chín mà không bị dị ứng, nhưng những người khác thì không. Một số người khác cũng có thể bị dị ứng với trứng, nếu họ bị dị ứng với loài chim đẻ ra trứng hoặc lông của loài chim này. Đây được gọi là hội chứng trứng-chim

Những triệu chứng của dị ứng với trứng có thể bao gồm nôn mửa, đau dạ dày, khó tiêu, thở khò khè hoặc ho. Cách tốt nhất để phòng ngừa dị ứng với trứng là không ăn trứng hoặc những mặt hàng thực phẩm có chứa trứng.

Đọc thêm bài viết: Dị ứng thực phẩm mùa lễ hội

Cá | viamclinic.vn
Dị ứng cá là một trong những loại dị ứng thực phẩm phổ biến.

Người lớn dễ bị dị ứng với cá và hải sản có vỏ hơn trẻ em. Một số người sẽ chỉ bị phản ứng với một số loại cá, một số khác có thể phản ứng với tất cả các loài cá. Mức độ phản ứng có thể khác nhau tùy thuộc vào loài cá mà họ ăn. Hầu hết những người bị dị ứng với cá sẽ phản ứng với protein gây dị ứng được gọi là parvalbumin. Quá trình nấu chín thức ăn sẽ không làm phá hủy các protein này, có nghĩa là mọi người có thể bị dị ứng ngay với cả cá đã nấu chín và cá tươi.

Các triệu chứng của dị ứng với cá có thể bao gồm phát ban trên da. Mọi người cũng có thể bị sổ mũi, hắt hơi hoặc các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Đối với những người bị dị ứng với cá, tránh cá và các sản phẩm từ cá là điều quan trọng.

Đọc thêm bài viết: Dị ứng protein sữa

Sữa

Dị ứng với sữa bò là một trong những loại dị ứng thực phẩm phổ biến nhất đối với trẻ em. Ngay cả khi tiếp xúc với một lượng nhỏ sữa hoặc các chế phẩm từ sữa cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng. Một số trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ cũng có thể bị đau bụng hoặc phát ban ngứa nếu người mẹ có sử dụng sữa bò hoặc các chế phẩm từ sữa. Các triệu chứng dị ứng với sữa của trẻ sẽ mất đi khi lớn lên, theo một nghiên cứu ở Hoa Kỳ, 53% trẻ sơ sinh dưới một buổi bị dị ứng với sữa nhưng chỉ có 15% trẻ vị thành nhiên mắc triệu chứng này.

Các triệu chứng của sữa gồm nổi mề đay, tiêu chảy và nôn mửa. Trẻ có thể bị dị ứng với 2 loại protein sữa khác nhau, đó là casein và whey. Những protein này có thể được tìm thấy trong một số loại thực phẩm không phải là sữa hoặc các chế phẩm từ sữa. Những người bị dị ứng với sữa nên cẩn trọng nói không hoặc tiêu thụ bất kỳ sản phẩm nào có thể chứa sữa hoặc chế phẩm từ sữa.

Dị ứng sữa không giống như chứng không dung nạp lactose. Những người không dung nạp lactose không bị dị ứng với sữa. Thay vào đó, những người bị không dung nạp chỉ là không có đủ một loại enzyme gọi là lactase, một loại enzyme cần để tiêu hóa lactose.

Các loại hạt cây

Dị ứng với hạt cây thường là tình trạng dị ứng sẽ đi theo suốt đời. Cũng như dị ứng hải sản có vỏ và đậu phộng, dị ứng hạt cây là một trong những nguyên nhân gây sốc phản vệ thường gặp nhất do thực phẩm gây ra. Các loại hạt dễ gây dị ứng nhất là:

  • Hạt điều
  • Hạt dẻ cười
  • Hạt óc chó
  • Hạt phỉ
  • Hạt hạnh nhân
  • Hạt hồ đào
  • Quả hạch brazil

Đôi khi, những người bị dị ứng với một loại hạt cũng có thể dị ứng với nhiều loại hạt khác.

Những người dị ứng với hạt cây có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Các triệu chứng có thể bao gồm phát ban, nôn mửa, hạ huyết áp hoặc khó nuốt. Một số người cũng có thể bị ngứa miệng, cổ họng, da, mắt hoặc các bộ phận khác trên cơ thể. Những người bị dị ứng với các loại hạt cây cần loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm có chứa thành phần hạt.

Đậu phộng

Đậu phộng | viamclinic.vn
Đậu phộng là một trong tác nhân phổ biến gây dị ứng nghiêm trọng với các triệu chứng có thể đe dọa tính mạng như sốc phản vệ.

Đậu phộng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây dị ứng thực phẩm. Những người dị ứng với đậu phộng thường sẽ bị dị ứng với thực phẩm này suốt đời. Mặc dù vậy, nghiên cứu gần đây cho thấy 20% số người bị dị ứng đậu phộng có thể mất đi những triệu chứng dị ứng. Các phản ứng dị ứng đậu phộng rất nghiêm trọng, thậm chí một lượng đậu phộng nhỏ cũng có thể gây dị ứng ở những người nhạy cảm. 

Một số ít người bị dị ứng đậu phộng cũng có thể bị dị ứng với cây họ đậu, đặc biệt là đậu xanh. Dù đậu phộng không phải là hạt cây, nhưng người bị dị ứng đậu phộng đôi khi cũng bị dị ứng với một số loại hạt cây. Làm chín một số loại thực phẩm gây dị ứng cũng có thể loại bỏ các protein gây dị ứng, nhưng các nghiên cứu cho thấy điều đó có lẽ không đúng trong trường hợp rang, luộc hoặc chiên đậu phộng. Các chuyên gia tin rằng dầu đậu phộng là an toàn cho những ai bị dị ứng đậu phộng, vì protein gây dị ứng đã được loại bỏ trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, dầu đậu phộng ép lạnh hoặc chưa tinh chế vẫn có thể chứa một lượng nhỏ chất gây dị ứng, có thể gây dị ứng ở những người mẫn cảm.

Những người dị ứng đậu phộng sẽ gặp nhiều triệu chứng giống như những người bị dị ứng với nhiều loại thực phẩm khác. Những triệu chứng này bao gồm các vấn đề về dạ dày, mạch yếu, sưng phù, nổi mề đay, chóng mặt và lơ mơ. Những người bị dị ứng nên cẩn thận trước khi tiêu thụ đậu phộng dưới mọi hình thức.

Động vật có vỏ

Dị ứng với động vật có vỏ khác với dị ứng với cá. Nhiều loại động vật có vỏ có thể gây kích ứng ở những người bị dị ứng, bao gồm:

  • Tôm
  • Tôm hùm
  • Cua
  • Tôm hùm đất
  • Hàu
  • Sò điệp
  • Trai
  • Nghêu

Những người bị dị ứng với một loại động vật có vỏ thường cũng bị dị ứng với các loại động vật khác. Những người bị dị ứng với động vật có vỏ có thể bị nôn mửa, thở khò khè và nhiều triệu chứng thường gặp khác ở phần lớn những người bị dị ứng thực phẩm. Dị ứng động vật có vỏ thường có thể gây ra nhiều phản ứng nghiêm trọng, thậm chí một số người có thể bị phản ứng với cả hơi bốc lên từ quá trình nấu chín. Cũng như nhiều trường hợp dị ứng thực phẩm khác, mọi người cần tránh tiếp xúc với hải sản có vỏ nếu bị dị ứng với chúng.

Đọc thêm bài viết: Dị ứng rượu & bất dung nạp rượu

Đậu nành

Dị ứng đậu nành là một tình trạng dị ứng phổ biến ở trẻ em. Hầu hết những trường hợp bị dị ứng đậu nành đều là trẻ dưới 3 tuổi, nhưng trong một số trường hợp người lớn cũng bị dị ứng với đậu nành. Những người dị ứng với đậu nành có thể bị phát ban, nôn mửa, tiêu chảy và co thắt dạ dày. Hiếm khi đậu nành có thể gây sốc phản vệ.

Một số người có thể sử dụng dầu đậu nành tinh chế cao hoặc thực phẩm có chứa lecithin đậu nành, một chất có nguồn gốc từ quá trình chế biến đậu nành. Những ai bị dị ứng cần thông qua ý kiến ​​bác sĩ để kiểm chứng xem liệu nó có an toàn cho họ hay không.

Lúa mì

Lúa mì | viamclinic.vn
Dị ứng lúa mì là một phản ứng dị ứng xảy ra khi người bệnh ăn thực phẩm có chứa lúa mì hoặc cũng có trường hợp là do hít phải bột mì.

Dị ứng lúa mì là một dạng dị ứng thực phẩm thường gặp khác ở trẻ em. Khoảng 65% trẻ sau 12 tuổi sẽ mất đi những triệu chứng này. Một trong những chất gây dị ứng chính trong lúa mì là gliadin, một loại protein có trong gluten. Do đó, những người bị dị ứng lúa mì có thể cần phải ăn một chế độ ăn không có gluten.

Dị ứng lúa mì hiếm khi dẫn đến sốc phản vệ, tuy nhiên điều này đôi khi có thể xảy ra. Các triệu chứng dị ứng lúa mì cũng bao gồm những triệu chứng hen suyễn, rối loạn tiêu hóa và phát ban.

Cũng như tất cả trường hợp dị ứng thực phẩm, những ai nghi ngờ họ bị dị ứng với lúa mì cần phải thông qua ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống của mình. Dị ứng lúa mì không giống như bệnh Celiac, một chứng rối loạn tự miễn dịch.

Hạt vừng

Dị ứng hạt vừng có thể nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) ước tính rằng chỉ có 20-30% trường hợp sẽ mất đi những triệu chứng dị ứng sau khi trưởng thành.

Trước đây, dị ứng với hạt vừng không được nhiều người biết đến. Nhưng vào tháng 4 năm 2021, Hoa Kỳ đã thông qua và công nhận đây là một trong 9 loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến ở quốc gia này. Luật này đồng nghĩa với việc những nhà sản xuất cần phải gắn nhãn hạt vừng là một chất có khả năng gây dị ứng.

Giống như nhiều dạng dị ứng thực phẩm khác, dị ứng vừng có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng. Có thể bao gồm phát ban, nổi mề đay hoặc nôn mửa. Ở trường hợp nghiêm trọng còn có thể dẫn đến sưng họng và sốc phản vệ.

Do các triệu chứng này có thể trùng với các triệu chứng dị ứng thực phẩm khác, nên khó có thể chẩn đoán chính xác dị ứng vừng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí Dị ứng và Miễn dịch học Nhi khoa Hoa Kỳ, 17% trong số 88 trẻ dị ứng thực phẩm đã được xác minh là bị dị ứng với vừng. Nhìn chung, các ước tính cho thấy có khoảng 1.1 triệu người Mỹ bị dị ứng với vừng.

Một số thực phẩm gây dị ứng khác

Ngoài những thực phẩm dễ gây dị ứng phổ biến này, mọi người có thể bị dị ứng với hầu hết các loại thực phẩm. Trong một số trường hợp, một vài người sẽ bị dị ứng với ngũ cốc như yến mạch thay vì lúa mì. Những thực phẩm khác có thể gây dị ứng gồm: dừa, các loại rau củ, thịt và gia vị cay như quế.

Cách tốt nhất đế mọi người tránh bị dị ứng thực phẩm đó là không sử dụng những thực phẩm mà họ nhạy cảm. Một cách để thực hiện điều này đó là luôn kiểm tra thành phần thực phẩm có trên bao bì trước khi sử dụng chúng.

Xem thêm video hấp dẫn:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

BS. Tùng Duy – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Medical News Today



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY