Bạn biết gì về vitamin P?

18/02/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Vitamin P là một thuật ngữ được sử dụng cho một nhóm các hợp chất thực vật được gọi là flavonoid. Tuy nhiên những hợp chất này không thực sự là vitamin.

Có một số loại flavonoid được tìm thấy trong trái cây, rau, trà, cacao và rượu vang. Các flavonoid này làm cho một số loại thực phẩm có màu sắc, bảo về thực vật khỏi tia cực tím và nhiễm khuẩn, đồng thời còn mang lại lợi ích cho sức khỏe con người.

Những điều cần biết về vitamin P | viamclinic.vn
Vitamin P hay flavonoids là một trong những chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Những điều cần biết về vitamin P

Các flavonoid và nguồn thực phẩm

Flavonoid còn được gọi là bioflavonoid là một nhóm hợp chất thực vật polyphenol với sáu nhóm. Hiện tại có hơn 6000 flavonoid được biết đến. Vào năm 1930, các nhà khoa học lần đầu chiết xuất được flavonoid được từ một quả cam, và họ cho rằng đó là một loại vitamin mới và do đó chiết xuất này được đặt tên là vitamin P. Tuy nhiên hiện nay tên này không còn được sử dụng nữa vì flavonoid không phải là vitamin.

>> Có thể bạn quan tâm: Top 10 phòng khám dinh dưỡng cho trẻ em uy tín tại Hà Nội!

Flavonoid tồn tại trong thực vật giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, bảo vệ thực vật khỏi ánh sáng mặt trời và áp lực từ môi trường, thêm vào đó flavonoid còn thu hút côn trùng đến thụ phấn. Hợp chất này còn đóng vai trò tạo nên màu sắc cho nhiều loại trái cây và rau củ có màu đậm, chẳng hạn như quả mọng, quả anh đào, cà chua. Dưới đây là các loại flavonoid chính và nguồn gốc thực phẩm của chúng:

  • Flavonol: Flavonol gồm kaempferol, quercetin, myricetin, fisetin. Các hợp chất này được tìm thấy trong dầu oliu, quả mọng, hành tây, cải xoăn, nho, cà chua, rượu vang đỏ và trà.
  • Flavonoes: Flavonoes có trong rau mùi tây, cỏ xạ hương, bạc hà, cần tây và hoa cúc.
  • Flavanol và flavan-3-ol. Nhóm này gồm catechin, ví dụ như epocatechin và epigallocatechin, được tìm thấy nhiều trong trà đen, trà xanh và trà ô long. Flavanol cũng có trong cacao, táo, nho và rượu vang đỏ.
  • Flavanon: Được tìm thấy trong trái cây họ cam quýt, flavanone là chất tạo ra vị đắng của cam, chanh và các loại quả họ cam quýt khác. Một số flavanon gồm hesperitin, naringenin và eriodictyol.
  • Isoflavone: các isoflavone nổi tiếng nhất là genistin và daidzin, được tìm thấy trong đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành.
  • Hầu hết các loại trái cây và rau củ có màu đỏ, xanh hoặc tím đều có thành phần anthocyanidin. Các hợp chất như cyanidin, delphinidin và peonidin có trong quả nam việt quất, dâu tây, quả việt quất, quả mâm xôi, nho và rượu vang đỏ.

Các lợi ích sức khỏe

Flavonoid được cho là mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường và các bệnh lý khác. Một lợi ích phổ biến nhất của flavonoid được biết đến đó là khả năng hoạt động như chất chống oxy hóa.

>> Đọc thêm bài viết: Uống vitamin và khoáng chất lúc nào tốt nhất?

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và tác dụng với con người

Hầu hết các nghiên cứu về lợi ích của flavonoid được tiến hành trong phòng thí nghiệm. Do đó, hoạt động của flavonoid trong cơ thể vẫn chưa được hiểu rõ. Trên thực tế, flavonoid được cho là hấp thu kém và không có nhiều sinh khả dụng vì nhiều nguyên nhân.

Đầu tiên đó là quá trình trao đổi chất của cơ thể ảnh hưởng đến phần lớn tác dụng sinh học của flavonoid thêm vào đó flavonoid được đào thải qua bài tiết rất nhanh chóng. Sau khi được hấp thu, chất này sẽ bị phân hủy thành các hợp chất được gọi là chất chuyển hóa. Một số chất chuyển hóa sẽ vẫn còn giữ được đặc tính của flavonoid tuy nhiên một số khác thì không. Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy việc flavonoid được tiêu thụ cùng carbs, protein hay chất béo, do đó rất khó để xác định cách hoạt động và liệu flavonoid nào có tác dụng với cơ thể hay không.

Một số lợi ích sức khỏe được cho là có liên quan đến flavonoid

Một số lợi ích sức khỏe được cho là có liên quan đến flavonoid | viamclinic.vn
Dù được gọi là vitamin P nhưng thực chất nó không phải là một loại vitamin, tuy nhiên chúng cung cấp rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Mặc dù còn tồn tại những hạn chế nhưng một số nghiên cứu thực nghiêm chỉ ra flavonoid có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là các lợi ích sức khỏe của flavonoid:

  • Sức khỏe não bộ: Flavonoid có trong cacao giúp bảo vệ tế bào não và tăng cường sức khỏe não bộ của con người, thông qua tương tác với các đường truyền tín hiệu tế bào liên quan đến sự sống và trí nhớ của tế bào.
  • Bệnh đái tháo đường: Một đánh giá khoa học cho thấy, chế độ ăn có nhiều thực phẩm chứa flavonoid giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Cứ 300mg flavonoid được tiêu thụ hàng ngày giúp giảm 5% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
  • Bệnh tim mạch: Một đánh giá khác cho thấy việc hấp thu một số flavonoid nhất định, cụ thể là flavonol, anthocyanidin, proanthocyanidin, flavon, flavanone và flavan-3-ol giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

>> Đọc thêm bài viết: Trẻ khỏe mạnh có cần bổ sung vitamin không?

Liều dùng và các thực phẩm bổ sung

Hiện nay chưa có liều lượng khuyến nghị hàng ngày dành cho flavonoid vì chất này không được coi là cần thiết cho sự phát triển của con người. Một chế độ ăn giàu thực phẩm lành mạnh và tươi sạch sẽ giúp cung cấp flavonoid tự nhiên và góp phần mang lại sức khỏe tốt hơn. Do đó các thực phẩm bổ sung flavonoid là không cần thiết, hiện không có liều lượng tiêu chuẩn cho các thực phẩm bổ sung flavonoid và mỗi loại có hướng dẫn sử dụng riêng.  Thêm vào đó các tác dụng phụ và nguy cơ tiềm ẩn của nhiều thực phẩm bổ sung này vẫn chưa được biết đến.

Flavonoid không gây ra ngộ độc khi chúng ta bổ sung hàng ngày thông qua thực phẩm. Nhưng sử dụng flavonoid liều cao có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, tương tác thuốc và ảnh hưởng đến nồng độ các chất dinh dưỡng khác có trong cơ thể. Flavonoid từng được gọi là vitamin P, đây là một nhóm gồm rất nhiều các hợp chất thực vật được tìm thấy trong trái cây, rau, ca cao, trà và rượu vang có màu đậm.Các nghiên cứu cho thấy, các chất này hoạt động như chất chống oxy hóa và có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh mạn tính.

Tuy nhiên, tác dụng có lợi của flavonoid trong cơ thể người có thể bị hạn chế bởi quá trình trao đổi chất và các yếu tố khác. Để đạt được những lợi ích của flavonoid, hãy ăn nhiều loại thực vật. Các thực phẩm bổ sung có chứa flavonoid chỉ được sử dụng sau khi bạn đã tham khảo ý kiến của các bác sĩ, vì nhiều tác dụng của loại vitamin này vẫn chưa được hiểu rõ.

Tham khảo video hấp dẫn dưới đây:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

BS. Tùng Duy – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Heathline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY