Bạn có đang thừa sắt không?

11/04/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Sắt là một khoáng chất thiết yếu trong cơ thể. Tuy nhiên, giống như nhiều chất dinh dưỡng khác, quá nhiều sắt có thể gây hại. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về nguyên nhân và hậu quả của tình trạng thừa sắt tại bài viết dưới đây.

3 signs and symptoms of having too much iron | HealthShots

Trên thực tế, sắt độc hại đến mức sự hấp thụ tại đường tiêu hóa của chất này được kiểm soát chặt chẽ. Trong phần lớn trường hợp, điều này giảm thiểu tác hại của lượng sắt dư thừa. Khi các cơ chế an toàn không hoạt động thì các vấn đề về sức khỏe sẽ phát sinh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về những tác động có hại của việc sử dụng quá nhiều chất sắt.

Sắt là một khoáng chất thiết yếu trong chế độ ăn, chủ yếu chất dinh dưỡng này được sử dụng bởi các tế bào hồng cầu. Sắt là một phần quan trọng của hemoglobin, một loại protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu. Hemoglobin chịu trách nhiệm cung cấp oxy cho tất cả các tế bào của cơ thể. Có hai dạng sắt trong cơ thể, đó là:

  • Sắt hem: Loại sắt này chỉ có trong thực phẩm từ động vật, chủ yếu là trong thịt đỏ. Sắt  hem được hấp thu dễ dàng hơn so với sắt không hem
  • Sắt không hem: Hầu hết sắt trong chế độ ăn ở dạng không hem. Loại sắt này được tìm thấy ở cả động vật và thực vật. Sự hấp thụ của sắt không hem có thể được tăng cường bằng các acid hữu cơ, chẳng hạn như vitamin C, nhưng bị giảm bởi các hợp chất thực vật như phytate.

Những người có ít hoặc không có sắt heme trong chế độ ăn thường có nguy cơ thiếu sắt cao hơn. Rất nhiều đối tượng có thể bị thiếu sắt, đặc biệt là phụ nữ. Trên thực tế, thiếu sắt là tình trạng thiếu khoáng chất phổ biến nhất trên thế giới

Cơ chế hấp thu sắt

Hepcidin, hormone điều hòa sắt của cơ thể, chịu trách nhiệm giữ cân bằng lượng sắt dự trữ. Chức năng chính của hormone này là ngăn chặn sự hấp thụ sắt. Về cơ bản, đây là cách hoạt động hepcidin:

  • Khi lượng sắt trong cơ thể cao -> nồng độ hepcidin tăng lên -> Sự hấp thu sắt giảm
  • Khi lượng sắt trong cơ thể giảm -> nồng độ hepcidin giảm -> Sự hấp thu sắt tăng

Trong hầu hết trường hợp, cơ chế này sẽ hoạt động ổn định nhưng một sự rối loạn gây ức chế quá trình sản xuất hepcidin có thể gây ra sự quá tải sắt. Mặt khác, các điều kiện kích thích tạo hepcidin có thể gây thiếu sắt. 

Cân bằng sắt cũng bị ảnh hưởng bởi lượng sắt trong chế độ ăn hàng ngày. Theo thời gian, chế độ ăn ít sắt có thể gây ra sự thiếu hụt và ngược lại.

Đọc thêm bài viết: Thực phẩm giàu sắt hơn thịt bò

Ngộ độc sắt

Ngộ độc sắt | viamclinic.vn
Hầu hết các nguyên nhân gây ngộ độc sắt xảy ra khi một người uống quá nhiều chất bổ sung sắt hoặc vitamin.

Ngộ độc sắt có thể xảy ra từ từ hoặc đột ngột. Nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể do vô tình dùng quá liều, dùng thuốc bổ sung liều cao trong thời gian dài hoặc rối loạn quá thừa sắt mạn tính. Thông thường, có rất ít sắt tự do di chuyển trong máu mà sắt sẽ liên kết với các protein, chẳng hạn như transferrin,. Tuy nhiên, ngộ độc sắt có thể làm tăng đáng kể lượng sắt tự do trong cơ thể. Sắt tự do là tiền chất oxy hóa – chất này có thể gây hại cho tế bào.

Một số tình trạng có thể gây ra điều này xảy ra. Bao gồm:

  • Ngộ độc sắt: Ngộ độc có thể xảy ra với mọi đối tượng, thông thường là trẻ em do bổ sung sắt quá liều.
  • Hemochromatosis di truyền: Một chứng rối loạn di truyền đặc trưng bởi sự hấp thụ quá nhiều sắt từ thực phẩm.

Ngộ độc sắt cấp tính xảy ra khi người ta bổ sung sắt quá liều. Lượng dưới 20 mg/kg thường an toàn nhưng có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa nhẹ. Lượng từ 20-60 mg/kg là độc nhẹ đến trung bình. Liều cao hơn 60 mg/kg có thể gây suy tuần hoàn và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Tương tự, việc bổ sung sắt liều cao lặp đi lặp lại có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Đảm bảo làm theo hướng dẫn về chất bổ sung sắt và không bao giờ dùng nhiều hơn mức bác sĩ khuyến nghị.

Các triệu chứng ban đầu của ngộ độc sắt có thể bao gồm đau dạ dày, buồn nôn và nôn. Dần dần, lượng sắt dư thừa sẽ tích tụ trong các cơ quan nội tạng, gây ra những tổn thương có thể gây tổn thương cho não và gan. Việc uống các chất bổ sung liều cao trong thời gian dài có thể dần dần gây ra các triệu chứng tương tự như tình trạng thừa sắt.

Quá tải sắt

Quả tải sắt đề cập đến sự tích tụ dần dần của quá nhiều chất sắt trong cơ thể. Nguyên nhân là do hệ thống điều tiết của cơ thể không giữ được lượng sắt trong giới hạn. Với đa số chúng ta, quá tải sắt không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, đây là vấn đề với những người hấp thu quá nhiều sắt do di truyền. Rối loạn quá tải sắt phổ biến nhất là bệnh hemochromatosis di truyền. Bệnh này gây ra sự tích tụ sắt trong các mô và cơ quan. Theo thời gian, bệnh hemochromatosis không được điều trị làm tăng nguy cơ viêm khớp, ung thư, các vấn đề về gan, đái tháo đường và suy tim.

Cơ thể không có cách nào dễ dàng để loại bỏ lượng sắt dư thừa. Cách hiệu quả nhất để loại bỏ lượng sắt dư thừa là mất máu. Do đó, phụ nữ có kinh nguyệt ít có khả năng bị thừa sắt. Tương tự như vậy, những người hiến máu thường xuyên có nguy cơ thấp hơn.

Đọc thêm bài viết: Hướng dẫn bổ sung sắt đúng cách và hiệu quả

Nếu bạn dễ bị thừa sắt, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe bằng cách:

  • Giảm lượng thức ăn giàu chất sắt, chẳng hạn như thịt đỏ.
  • Hiến máu thường xuyên.
  • Tránh dùng vitamin C với thực phẩm giàu chất sắt.
  • Tránh sử dụng dụng cụ nấu nướng bằng sắt.

Tuy nhiên, nếu bạn chưa được chẩn đoán bị quá tải sắt, thì việc giảm lượng sắt nạp vào thường không được khuyến khích.

Sắt và nguy cơ ung thư

Sắt và nguy cơ ung thư | viamclinic.vn
Lượng sắt quá nhiều trong khẩu phần ăn có thể là nguyên nhân phát triển xơ gan và ung thư gan.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng quá tải sắt có thể gây ra ung thư ở cả người và động vật. Và dường như việc hiến máu thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư này. Các nghiên cứu cho thấy rằng hấp thụ nhiều sắt heme từ thịt đỏ hoặc thực phẩm bổ sung có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng hoặc ung thư đường tiêu hóa. Mặc dù có một số cơ chế hợp lý giải thích mối liên hệ này, nhưng hầu hết các bằng chứng đều dựa trên các nghiên cứu quan sát.

Sắt và nguy cơ gây viêm

Cả tình trạng thừa sắt và thiếu sắt đều làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng hơn. Có hai lý do cho việc này:

  • Hệ thống miễn dịch sử dụng sắt để tiêu diệt vi khuẩn có hại, vì vậy cần một lượng sắt để chống nhiễm trùng.
  • Nồng độ sắt tự do tăng cao sẽ kích thích sự phát triển của vi khuẩn và virus, do đó, quá nhiều sắt có thể gây tác dụng ngược và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung sắt có thể làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, mặc dù một số nghiên cứu khác không tìm thấy tác động nào. Và những người mắc bệnh hemochromatosis di truyền cũng dễ bị nhiễm trùng hơn.

Đối với những bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng cao, việc bổ sung sắt nên cần được cân nhắc dựa trên tình trạng và tất cả các nguy cơ tiềm ẩn. Nhìn chung, sắt có thể nguy hiểm với số lượng lớn. Tuy nhiên, trừ khi bị mắc chứng thừa sắt, bạn không cần phải lo lắng về việc hấp thụ quá nhiều chất sắt từ chế độ ăn hàng ngày.

Thực phẩm bổ sung chứa sắt là một chuyện khác, thực phẩm bổ sung có lợi cho những người bị thiếu sắt. Mặc dù vậy không nên tự ý bổ sung sắt mà chưa có khuyến nghị của các bác sĩ.

Xem thêm video hấp dẫn:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

BS. Tùng Duy – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Heathline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY