Lãng phí thực phẩm đang là một vấn đề toàn cầu lớn ảnh hưởng đến môi trường và nền kinh tế. Bảo quản thực phẩm có thể giúp chống lại vấn đề này đặc biệt là trong dịp lễ Tết khi mà các gia đình thường chuẩn bị mua sắm tích trữ một lượng thực phẩm lớn trong dịp này.
Chế biến thức ăn đúng cách, trữ đông thực phẩm, để riêng các loại thức ăn với nhau và rửa tay đều là những cách có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn. Thực phẩm là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, cung cấp cho chúng ta năng lượng để hoạt động và phát triển. Lãng phí thực phẩm đã trở thành một vấn đề lớn trên toàn thế giới trong thời đại ngày nay. Một trong những giải pháp bền vững để chống lại vấn đề lãng phí thực phẩm là bảo quản thực phẩm và đặc biệt là trong những ngày lễ tết sắp tới.
Bảo quản thực phẩm giúp giảm thiểu lãng phí thức ăn và thời hạn sử dụng thực phẩm được cải thiện. Một số kỹ thuật bảo quản thông thường phổ biến như sưởi, sấy khô và đông lạnh đã được thực hiện trong các ngành công nghiệp lớn. Có một số nhược điểm nhất định đối với các phương pháp xử lý nhiệt và đông lạnh là có thể khiến thực phẩm bị co lại, mất kết cấu và giảm chất dinh dưỡng cũng như các đặc tính hữu cơ dẫn đến tổn thất tổng thể rất lớn đối với sản phẩm thực phẩm.
Dưới đây là những mẹo giúp bạn bảo quản thực phẩm được tốt nhất:
Contents
Nấu chín thức ăn đúng cách
Thịt, gà, hải sản và trứng có thể mang mầm bệnh gây ngộ độc thực phẩm vậy nên bạn cần nấu chín các loại thực phẩm này đúng cách để loại bỏ mầm bệnh. Bạn có thể sử dụng nhiệt kế thực phẩm để đảm bảo những thực phẩm này đã được nấu chín đến nhiệt độ an toàn đủ để tiêu diệt các mầm bệnh và vi khuẩn.
Không để thực phẩm ở môi trường nhiệt độ nguy hiểm
Vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng trong vùng nguy hiểm từ 4°C đến 60°C. Sau khi thức ăn được chế biến có nhiều cách được người lựa chọn để bảo quản thực phẩm như giữ nóng thức ăn.
Bạn không nên để thực phẩm dễ hỏng nào bên ngoài quá 2 giờ mà nên cho vào tủ lạnh để làm lạnh hoặc trữ đông sớm và với những thực phẩm đã tiếp xúc với nhiệt độ trên 32°C bạn nên cất vào tủ lạnh trong vòng 1 giờ. Nhiệt độ trong tủ lạnh nên được đặt ở hoặc dưới 4°C và tủ đông ở hoặc dưới -17°C.
Rửa tay
Bạn nên rửa tay trong ít nhất 20 giây bằng xà phòng và nước sạch, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn cũng như trước khi ăn. Luôn rửa tay sau khi xử lý thịt lợn, thịt gà và các loại gia cầm, hải sản, bột mì hoặc trứng khi chưa được nấu chin.
Cần cẩn thận với các loại bột mỳ thô
Bột mỳ thô làm từ bột mì hoặc trứng có thể chứa vi khuẩn có hại, như E. coli và Salmonella. Vậy nên bạn tuyệt đối không nếm hoặc ăn bột mỳ sống khi khi chưa được nấu chín.
Bảo quản và để riêng các loại thực phẩm
Để riêng thịt, thịt gà, hải sản và trứng với tất cả các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh. Bạn cũng cần ngăn nước từ thịt lợn, thịt gà và hải sản nhỏ giọt hoặc chảy ra các thực phẩm khác bằng cách bảo quản từng loại thịt riêng rẽ trong hộp hoặc túi kín. Bạn cũng nên bảo quản trứng trong hộp ở ngăn chính của tủ lạnh.
Không giữ thức ăn thừa quá lâu
Bạn chỉ nên ăn thức ăn đã nấu chín trong vòng 3-4 ngày.
Sử dụng thêm tủ đông để bảo quản thực phẩm
Thực phẩm để trong tủ đông càng lâu, độ ẩm của thực phẩm sẽ càng bốc hơi nhiều hơn. Mặc dù khi bảo quản trong tủ đông thì thực phẩm có thể được bảo quản và sử dụng trong khoảng thời gian từ một đến ba tháng, nhưng hương vị của thực phẩm sẽ bị thay đổi và khó có thể giữ trọn vẹn được hương vị như ban đầu mới mua khi được bảo quản trong khoảng thời gian dài đó.
Kiểm soát lượng thực phẩm đã mua
Với dịp lễ tết dài ngày sắp tới bạn nên lên một danh sách các loại thực phẩm cũng như món ăn sẽ chuẩn bị cho ngày Tết để mua và chuẩn bị một lượng vừa đủ tránh mua quá nhiều gây khó bảo quản và lãng phí thực phẩm.
Tham khảo thêm video hấp dẫn dưới đây:
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678
BS. Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Med India