Tỏi là một trong những gia vị không thể thiếu trong gia đình Việt. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về cách bảo quản tỏi trong bài viết dưới đây:
Tỏi là một nguyên liệu giúp cho nhiều món ăn có hương vị thơm ngon và có thể tìm thấy trong bếp của bất cứ gia đình nào trên toàn thế giới. Có ít nhất 11 loại tỏi có hương vị, màu sắc và kích thước khác nhau. Khi lựa chọn tỏi, tốt nhất nên lựa chọn tỏi có mùi thơm và có các tép tỏi cứng. Nên tránh các loại tỏi có vỏ khô, tối màu, đã mọc mầm hoặc đã bị thối. Khi đã chọn được tỏi ngon, việc quan trọng nhất là bảo quan tỏi như thế nào để giữ được lâu nhất.
Contents
Bảo quản tỏi đúng cách
Bảo quản tỏi tươi
Nếu được bảo quản đúng cách, tỏi có thể bảo quản được tới vài tháng. Có rất nhiều cách bảo quản tỏi mà không làm mất đi hương vị của tỏi.
Ở nhiệt độ phòng
Giữ nguyên cả củ tỏi là cách tốt nhất để bảo quản tỏi tươi. Một khi tỏi đã bị tách ra thành từng tép, thời gian bảo quản tỏi sẽ giảm đi. Thông thường một củ tỏi đã tách ra chỉ có thể bảo quản được khoảng 10 ngày. Cách đơn giản nhất để bảo quản tỏi tươi tại nhà ở nhiệt độ phòng là cho vào túi lưới. Tỏi tươi nên được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng. Nhiệt độ lý tưởng nhất để bảo quản tỏi là khoảng 15-18 độ C với độ ẩm vừa phải.
Bảo quản trong tủ lạnh
Tỏi có thể được bảo quản trong ngăn đựng rau trong tủ lạnh. Tuy nhiên, tỏi để lạnh sẽ bắt đầu mọc mầm sau vài ngày bỏ ra khỏi tủ lạnh. Mặc dù tỏi mọc mầm vẫn ăn được nhưng thường sẽ có vị đắng hơn. Do vậy, nếu bạn muốn bảo quản tỏi theo cách này, hãy đảm bảo rằng bạn giữ tỏi trong tủ lạnh cho tới khi bạn dùng đến chúng. Tỏi đã bóc hoặc đã cắt thừa cũng có thể được bảo quản trong tủ lạnh. Cách tốt nhất là cho tỏi thừa vào túi nilon hoặc vào nộp có nắp và có thể bảo quản trong tủ lạnh trong khoảng 2 tuần.
Trong ngăn đá
Một lựa chọn khác để bảo quản tỏi là cho vào ngăn đá. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, tỏi đông đá sẽ không có hương vị ngon như tỏi tươi. Cách đơn giản nhất để bảo quản tỏi trong ngăn đá là tách từng tép tỏi, cắt nhỏ và thêm một chút nước, sau đó làm đông thành từng viên. Các viên tỏi nên được bảo quản trong túi kín trong ngăn đá và có thể bảo quản tới 1 tháng mà không mất đi hương vị.
Đọc thêm bài viết: Dọn bếp ngày Tết: Hạn sử dụng của các loại gia vị?
Các cách bảo quản tỏi khác
Có nhiều cách khác để bảo quản tỏi ngoài việc bảo quản tỏi trong tủ lạnh hoặc ngăn đá:
Nướng tỏi
Tỏi nướng trong lò không chỉ là một cách giúp tăng thêm hương vị của tỏi mà còn là một cách để bảo quản tỏi trong ngăn đá. Tỏi nướng có thể được bảo quản tương tự như bảo quản tỏi tươi. Để nướng tỏi, hãy thoa một lượng dầu oliu lên tỏi và cho vào lò nướng 175 độ C trong 45 phút. Một khi đã được nấu chín, hãy cắt bỏ phần rễ của tép tỏi và bóc vỏ, sau đó bảo quản phần tỏi mềm trong hộp có nắp trong ngăn đá. Tỏi nướng để tủ lạnh có thể bảo quản được khoảng 1 tuần. Nướng tỏi trong dầu sẽ giúp tỏi không bị đông đá hoàn toàn và do đó, sẽ dễ sử dụng hơn khi cần.
Ngâm dấm
Một cách khác để bảo quản tỏi là ngâm dấm. Ngâm dấm tỏi tương tự như ngâm dấm các loại rau khác. Mặc dù so với các cách bảo quản khác, ngâm dấm tỏi sẽ kỳ công hơn nhưng có thể giúp giữ tỏi tới vài tháng. Lưu ý rằng ngâm dấm sẽ làm giảm hương vị của tỏi nhưng sẽ biến tỏi thành một món ăn có thể thêm vào trong một vài loại salad, rau xào và đậu.
Tỏi khô
Để làm khô tỏi, hãy bóc vỏ tỏi và cắt thành từng lát nhỏ. Có thể làm khô tỏi bằng lò nướng ở 45 độ C trong 30 phút. Một khi tỏi đã khô giòn, bảo quản tỏi khô trong hộp kín ở nhiệt độ phòng trong vài tháng.
Lưu ý rằng, không nên ngâm tỏi tươi, chưa chín trong dầu bởi đó sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn C. Botulinum phát triển.
Tham khảo video hấp dẫn dưới đây:
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678
ThS. Lưu Liên Hương – Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Theo Healthline