Cải thiện chiều cao cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi: Cần tác động vào yếu tố nào?

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, yếu tố di truyền có thể quyết định từ 60-80% chiều cao khi trưởng thành của trẻ. Một vài yếu tố môi trường, ví dụ như chế độ dinh dưỡng và luyện tập sẽ quyết định 20-40% còn lại.

Từ khi trẻ trên 1 tuổi đến tuổi dậy thì, đa số trẻ sẽ tăng khoảng 5cm mỗi năm. Một khi trẻ đã bắt đầu dậy thì, trẻ có thể tăng tới 10cm một năm. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có một tốc độ tăng trưởng khác nhau.

Với nữ giới, giai đoạn tăng trưởng nhiều nhất sẽ diễn ra vào những năm đầu tuổi dậy thì. Với nam giới, giai đoạn tăng trưởng chiều cao nhiều nhất sẽ diễn ra vào những năm cuối thời kỳ dậy thì. Trẻ thường sẽ ngừng tăng chiều cao sau tuổi dậy thì. Điều này có nghĩa là, khi trẻ đạt đến tuổi trưởng thành, trẻ sẽ rất khó để cao thêm nữa.

Tuy nhiên, có rất nhiều điều bạn có thể khuyến khích trẻ làm trong suốt thời kỳ dậy thì để phát triển chiều cao tối đa của trẻ. Bạn cũng nên khuyến khích trẻ thực hiện những điều dưới đây trong suốt những năm phát triển cũng như tuổi trưởng thành để có sức khỏe tốt và giữ được chiều cao tối ưu.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng

Trong suốt những năm phát triển, trẻ cần được bổ sung tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.

Chế độ dinh dưỡng của trẻ cần phải bao gồm:

  • Trái cây
  • Rau xanh
  • Ngũ cốc nguyên cám
  • Thực phẩm giàu protein
  • Sữa

Trẻ nên hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm có chứa:

  • Đường
  • Chất béo dạng trans
  • Chất béo bão hòa

Nếu trẻ mắc phải các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến mật độ xương, thì chiều cao của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng và trẻ sẽ cần được bổ sung thêm canxi. Thông thường, trẻ sẽ cần được bổ sung khoảng 1000mg canxi mỗi ngày.

Vitamin D cũng góp phần giúp kích thích sức khỏe xương. Các nguồn cung cấp vitamin D phổ biến bao gồm cá ngừ, sữa được bổ sung vitamin D, và lòng đỏ trứng gà. Nếu trẻ không bổ sung đủ lượng vitamin D trong chế độ ăn, hãy đưa trẻ đến gặp các bác sỹ dinh dưỡng để uống bổ sung vitamin D đáp ứng nhu cầu khuyến nghị mỗi ngày.

>>>Xem ngay: Chế độ dinh dưỡng tăng trưởng chiều cao cho trẻ

Thận trọng khi sử dụng thực phẩm chức năng.

Chỉ có một số trường hợp phù hợp để sử dụng thực phẩm chức năng. Ví dụ, nếu trẻ mắc phải các tình trạng ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone GH, bác sỹ dinh dưỡng có thể sẽ khuyên bạn nên cho trẻ sử dụng thực phẩm chức năng có chứa hormone GH.

Ngoài ra, trong tất cả các trường hợp khác, bạn không nên cho trẻ sử dụng các thực phẩm chức năng tăng trưởng chiều cao. Một khi các đĩa đệm cột sống đã dính chặt với nhau, trẻ sẽ không thể tăng chiều cao được nữa, cho dù loại thực phẩm chức năng bạn đang dùng được quảng cáo thế nào.

Ngủ đủ giấc

Thỉnh thoảng trẻ ngủ muộn sẽ không ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ, về lâu dài. Nhưng nếu trong suốt cả tuổi dậy thì, trẻ ngủ ít hơn mức khuyến nghị thì có thể sẽ dẫn đến các biến chứng.

Nguyên nhân là vì cơ thể sẽ tiết ra hormone GH trong khi ngủ. Sự sản xuất hormone GH cùng với các hormone khác có thể sẽ giảm đi nếu trẻ không ngủ đủ giấc.

Theo khuyến nghị:

  • Trẻ sơ sinh đến 3 tháng nên ngủ từ 14-17 tiếng mỗi ngày
  • Trẻ từ 3-11 tháng nên ngủ từ 12-17 tiếng mỗi ngày
  • Trẻ 1-2 tuổi nên ngủ từ 11-14 tiếng mỗi ngày
  • Trẻ 3-5 tuổi nên ngủ từ 10-13 tiếng mỗi ngày
  • Trẻ 6-13 tuổi nên ngủ khoảng 11 tiếng mỗi ngày
  • Trẻ 14-17 tuổi nên ngủ 8-10 tiếng mỗi ngày

Luôn vận động

Thường xuyên luyện tập có thể đem lại rất nhiều lợi ích. Vận động sẽ giúp làm cơ và xương chắc khỏe, giúp trẻ duy trì cân nặng hợp lý và kích thích phát triển hormone GH.

Trẻ nhỏ đang đi học nên luyện tập ít nhất 1 tiếng mỗi ngày. Trong khoảng thời gian này, trẻ nên tập trung vào các bài tập:

  • Các bài tập củng cố sức mạnh, ví dụ như chống đẩy, đứng lên ngồi xuống
  • Các bài luyện tập sự dẻo dai, ví dụ như yoga
  • Các bài aerobic, ví dụ như nhảy dây, đạp xe

Tư thế đúng

Tư thế sai có thể khiến trẻ sẽ thấp hơn mức chiều cao trẻ có thể đạt dược. Theo thời gian, tình trạng gù hoặc còng cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao thực tế của trẻ.

Lưng nên được cong một cách tự nhiên tại 3 điểm. Nếu trẻ thường xuyên đứng/ngồi gù hoặc còng lưng, 3 điểm cong tự nhiên này có thể sẽ thay đổi để thích nghi với tư thế mới này. Điều này có thể sẽ khiến trẻ bị đau cổ hoặc lưng.

Bạn cũng có thể khuyến khích trẻ luyện tập các bài tập để cải thiện tư thế theo thời gian. Nếu bạn không biết nên cho trẻ bắt đầu như thế nào, hãy trao đổi với bác sỹ để xây dựng kế hoạch luyện tập phù hợp với trẻ.

Tập yoga để tăng trưởng chiều cao

Yoga sẽ giúp luyện tập toàn bộ cơ thể, giúp trẻ có cơ bắp khỏe mạnh, định hình lại cơ thể và giúp trẻ có tư thế đúng. Yoga còn có thể giúp trẻ có dáng đứng cao hơn.

Bạn có thể cho trẻ luyện tập yoga tại nhà hoặc tới các trung tâm thể thao dành riêng cho trẻ nhỏ. Một số tư thế phổ biến và phù hợp với việc phát triển chiều cao bao gồm:

  • Tư thế Mountain Pose
  • Tư thế rắn hổ mang (Cobra Pose)
  • Tư thế em bé (Child’s Pose)
  • Tư thế chiến binh 2 (Warrior II Pose)


| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY