Bạn có thể cần phải thay đổi chế độ ăn để kiểm soát bệnh thận mạn tính. Nếu có thể, bạn nên tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để có thể đưa ra cho bạn một kế hoạch ăn uống và thực đơn tham khảo các bữa ăn vẫn đảm bảo được các loại thực phẩm mà bạn yêu thích trong khi vẫn duy trì sức khỏe thận của bạn.
Các bước dưới đây sẽ giúp bạn ăn uống đúng cách để hỗ trợ kiểm soát bệnh thận. Ba bước đầu tiên (1-3) rất quan trọng đối với tất cả những người mắc bệnh thận. Hai bước cuối cùng (4-5) có thể trở nên quan trọng khi chức năng thận của bạn giảm xuống.
Các bước để có một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo
Contents
Bước 1: Chọn và chuẩn bị thức ăn ít muối và natri
Điều này giúp kiểm soát huyết áp của bạn. Chế độ ăn uống của bạn nên chứa ít hơn 2.300 miligam natri mỗi ngày.
- Thường xuyên mua thực phẩm tươi sống. Natri là thành phần chính trong muối được thêm vào nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng gói mà bạn mua ở siêu thị hoặc nhà hàng.
- Tự nấu ăn thay vì ăn thức ăn chế biến sẵn, thức ăn “nhanh”, thức ăn đóng hộp có hàm lượng natri cao hơn. Khi bạn tự chuẩn bị nấu thức ăn cho mình, bạn kiểm soát được những gì thêm vào món ăn
- Sử dụng gia vị, thảo mộc và gia vị không chứa natri thay cho muối.
- Kiểm tra thành phần natri trên nhãn Thông tin dinh dưỡng của các gói thực phẩm. Giá trị từ 20 phần trăm trở lên có nghĩa là thực phẩm có hàm lượng natri cao. Nhãn thực phẩm hiển thị Giá trị phần trăm từ 5% trở xuống là lượng natri thấp. Ngoài ra, hãy tìm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa được liệt kê trên nhãn.
- Rửa sạch rau, đậu, thịt và cá đóng hộp bằng nước trước khi ăn.
- Tìm nhãn thực phẩm có những từ như không có natri hoặc không có muối; hoặc ít, giảm hoặc không có muối hoặc natri.
Bước 2: Ăn đúng lượng và đúng loại protein
Điều này giúp bảo vệ thận của bạn. Khi cơ thể bạn chuyển hóa và sử dụng protein sẽ tạo ra chất thải. Thận của bạn là nơi lọc và loại bỏ chất thải – là các sản phẩm cuối cùng của protein. Ăn nhiều protein hơn mức cần thiết có thể khiến thận của bạn phải làm việc nhiều hơn.
Ăn những phần nhỏ thức ăn chứa protein.
Protein có trong thức ăn từ thực vật và động vật. Hầu hết mọi người ăn cả hai loại protein. Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng về cách lựa chọn kết hợp thực phẩm protein phù hợp với bạn.
Bước 3: Chọn thực phẩm tốt cho tim mạch
Điều này giúp ngăn chất béo tích tụ trong mạch máu, tim và thận của bạn. Bạn nên:
- Ưu tiên chế biến thực phẩm nướng, hấp, luộc, quay thay vì xào, chiên ngập dầu.
- Nấu ăn bằng bình xịt dầu hoặc một lượng nhỏ dầu ô liu thay vì bơ.
- Loại bỏ mỡ khỏi thịt đỏ cũng như loại bỏ da của các loại thịt gia cầm trước khi ăn.
- Cố gắng hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Đọc nhãn thực phẩm.
Thực phẩm tốt cho tim mạch:
- Thịt nạc, chẳng hạn như thịt thăn
- Thịt gia cầm bỏ da
- Cá
- Đậu
- Rau
- Trái cây
- Sữa, sữa chua và phô mai ít béo hoặc không béo
Hạn chế
Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia và chỉ nên uống rượu có chừng mực: không quá một ly mỗi ngày nếu bạn là phụ nữ và không quá hai ly nếu bạn là đàn ông. Uống quá nhiều rượu có thể gây hại cho gan, tim, não và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể uống một cách an toàn.
Các bước tiếp theo để ăn uống đúng cách
Khi chức năng thận của bạn giảm xuống, bạn có thể cần ăn thực phẩm có ít phốt pho và kali hơn. Các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm kiểm tra lượng phốt pho và kali trong máu của bạn và dựa vào kết quả để điều chỉnh thực đơn bữa ăn cho bạn.
Bước 4: Chọn thực phẩm và đồ uống ít phốt pho
Điều này giúp bảo vệ xương và mạch máu của bạn. Khi bạn bị bệnh thận mạn tính, phốt pho có thể tích tụ trong máu của bạn. Quá nhiều phốt pho trong máu sẽ lấy canxi từ xương của bạn, làm cho xương của bạn yếu và dễ gãy hơn. Nồng độ phốt pho cao trong máu cũng có thể gây ngứa da, đau xương và khớp.
Nhiều loại thực phẩm đóng gói có thêm phốt pho. Tìm phốt pho hoặc các từ có “PHOS”—trên nhãn thành phần. Thịt nguội và một số loại thịt tươi và thịt gia cầm có thể bổ sung phốt pho. Yêu cầu người bán thịt giúp bạn chọn thịt tươi không thêm phốt pho.
Thực phẩm ít phốt pho:
- Trái cây tươi và rau quả
- Bánh mì, cơm
- Sữa gạo
Thực phẩm giàu phốt pho:
- Thịt, gia cầm, cá
- Cám ngũ cốc và bột yến mạch
- Thực phẩm từ sữa
- Các loại hạt, đậu
- Nước ngọt có màu tối, nước ép trái cây, một số loại trà đóng chai có bổ sung phốt pho
Các bác sĩ có thể cho bạn dùng bổ sung chất kết dính phosphat là thuốc được sử dụng để làm giảm sự hấp thu phosphat và được dùng với các bữa ăn để giảm lượng phốt pho trong máu của bạn. Thuốc hoạt động bằng cách hấp thụ hoặc liên kết phốt pho khi nó ở trong dạ dày khiến phốt pho không đi vào máu và sẽ được loại bỏ qua phân của bạn.
Bước 5: Chọn thực phẩm có lượng kali phù hợp
Điều này giúp các dây thần kinh và cơ bắp của bạn hoạt động đúng cách. Các vấn đề có thể xảy ra khi nồng độ kali trong máu quá cao hoặc quá thấp. Thận bị tổn thương khiến kali tích tụ trong máu, có thể gây ra các vấn đề về tim mạch. Lựa chọn thực phẩm và đồ uống của bạn có thể giúp bạn giảm mức kali nếu cần.
Chất thay thế muối có thể có hàm lượng kali rất cao vậy nên cần đọc nhãn thành phần trên các sản phẩm bạn mua. Bạn có thể hỏi bác sĩ về các chất có thể sử dụng thay thế muối
Thực phẩm có hàm lượng Kali thấp hơn:
- Táo, đào
- Cà rốt, đậu xanh
- Bánh mì trắng
- Gạo trắng
- Sữa gạo
- Nước ép táo, nho hoặc nam việt quất
Thực phẩm giàu Kali:
- Cam, chuối và nước cam
- Khoai tây, cà chua
- Gạo lứt và gạo nguyên cám
- Thực phẩm từ sữa
- Bánh mì nguyên cám
- Đậu và các loại hạt
Một số loại thuốc cũng có thể làm tăng mức kali của bạn. Bác sĩ sẽ điều chỉnh các loại thuốc bạn dùng tránh những nguy cơ làm tăng mức kali từ thuốc điều trị.
Ngoài bệnh thận mạn tính ra, đau dạ dày cũng là triệu chứng vô cùng phổ biến:
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.
BS. Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Disease