Cho trẻ ăn uống thế nào để nhanh khỏi ốm?

01/12/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Khi trẻ ốm là lúc cha mẹ lo lắng nhất vì công sức chăm nuôi con tăng cân sẽ gần như mất hết chỉ sau 1 trận ốm. Do đó, chế độ ăn sau khi khỏi bệnh là vô cùng quan trọng để trẻ phục hồi lại sức khỏe và cân nặng của trẻ.

What to Give a Sick Baby - Béaba USA

Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần trong những năm tháng đầu đời. Đặc biệt do cơ thể và sức đề kháng còn rất non yếu nên trẻ rất dễ ốm. Vậy cha mẹ cần cho trẻ ăn gì sau khi ốm dậy để trẻ nhanh khỏi bệnh?

Cho trẻ ăn gì sau khi ốm dậy?

Trẻ sau khi ốm dậy thường sụt cân, da xanh xao, cơ thể ốm yếu, thậm chí trẻ ốm bỏ ăn là tình trạng rất phổ biến. Khi đó, cha mẹ thường rất thương con, muốn cho con ăn những thức ăn đủ chất dinh dưỡng để bồi bổ và chăm sóc con sau khi ốm thật tích cực để mong con tăng cân trở lại. Tuy nhiên, tâm lý muốn con ăn nhiều sau khi ốm dậy không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tốt cho sức khỏe của trẻ.

Thực tế, trẻ vừa khỏi bệnh thường rất mệt mỏi vì đã dùng hết sức lực để chống chọi với bệnh tật, lúc này cơ thể trẻ còn rất non yếu, các cơ quan trong đó có hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn rất mệt mỏi và hoạt động kém sau khi ốm. Trẻ lúc này biếng ăn, không muốn ăn những thức ăn đặc, khó tiêu.

Tham khảo thêm: Trẻ bị ốm nên ăn gì?

Cha mẹ nên chiều theo nhu cầu ăn uống của trẻ, thoải mái cho trẻ ăn những món yêu thích để kích thích vị giác của trẻ, tạo lại cảm giác muốn ăn, thèm ăn. Tuy nhiên, những món ăn được lựa chọn để thêm vào chế độ chăm sóc trẻ sau khi ốm nên là những món ăn lành mạnh, không ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ.

Cách chế biến thức ăn cũng đóng vai trò rất quan trọng, nếu cha mẹ chỉ cho trẻ ăn nước thịt, nước hầm xương… thì dù ăn đủ bữa, trẻ vẫn có nguy cơ suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu do thiếu chất dinh dưỡng. Vì vậy khi trẻ bị ốm, cha mẹ vẫn nên cho trẻ ăn cả nước lẫn cái. Trẻ nhỏ có thể chọn chế biến xay, băm, giã thức ăn… để phù hợp với khả năng nhai của trẻ. Vậy cha mẹ nên cho trẻ ăn gì sau khi ốm dậy?

Bổ sung nước

Nước là thành phần quan trọng đối với mọi người, đặc biệt đối với trẻ bị ốm (sốt, tiêu chảy, sổ mũi, viêm đường hô hấp,…), nước giúp thay thế chất lỏng bị mất hoặc giúp thông thoáng đường thở.

Tăng cường bổ sung chất đạm

Cơ thể của trẻ sau khi ốm ít nhiều sẽ bị suy nhược, vì vậy những thực phẩm giàu chất đạm (trứng, sữa, thịt bò,…) là vô cùng cần thiết trong quá trình phục hồi sức khỏe của trẻ.

Bổ sung vitamin, khoáng chất và axit amin

Đây là những vi chất rất quan trọng trong việc giúp trẻ tăng sức đề kháng. Các loại vitamin cần được bổ sung trong chế độ chăm sóc trẻ sau ốm như vitamin A, C, D, B, các nguyên tố canxi, kẽm, sắt… Trong đó nước cam, sữa chua là những thực phẩm rất tốt và hữu ích trong việc bổ sung dinh dưỡng và tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

Men vi sinh

Men vi sinh sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn sau khi ốm dậy, kích hoạt các enzym trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn, từ đó kích thích trẻ ăn ngon miệng, hỗ trợ hấp thu các chất dinh dưỡng và tăng cảm giác thèm ăn, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể trẻ được được nuôi dưỡng sau khi ốm.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sau ốm

What to Expect in Baby's First Year? Sick Days. - Her View From Home

Cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn ở dạng lỏng, chứa ít chất béo (cháo, súp,…) và tăng dần độ đặc theo ngày cho đến khi cơ thể trẻ hồi phục hoàn toàn. Ngoài ra, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ (chiên, rán,…) hoặc thức ăn chứa nhiều đường (bánh, kẹo,…) sẽ gây khó tiêu, anh hưởng đến việc phục hồi sức khỏe sau khi ốm.

Không phải vì trẻ ốm dậy bỏ ăn, muốn trẻ nhanh khỏi bệnh mà cha mẹ cố ép trẻ ăn quá nhiều. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể trẻ vẫn chưa trở lại bình thường, thậm chí còn mệt mỏi nên rất khó áp dụng chế độ ăn bình thường.

Nếu bố mẹ cố ép con ăn sẽ chỉ khiến trẻ mệt mỏi hơn, đôi khi còn phản tác dụng khiến trẻ không chịu ăn và làm chậm quá trình hồi phục sau ốm. Thay vào đó, cha mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn và hạn chế ăn quá nhiều một lúc.

Tôn trọng nhu cầu ăn uống của trẻ: Hiệu quả của việc chăm sóc trẻ sau ốm không chỉ phụ thuộc vào hành động của cha mẹ mà còn phụ thuộc vào khẩu vị và nhu cầu của trẻ. Cha mẹ nên cố gắng lắng nghe và tôn trọng ý kiến ​​của trẻ và từ đó chế biến những món ăn vừa đủ dinh dưỡng, vừa phù hợp với sở thích của trẻ. Điều này giúp trẻ sớm lấy lại cảm giác thèm ăn, ăn được nhiều hơn và hạn chế tối đa tình trạng trẻ biếng ăn, bỏ bữa.

Cha mẹ cần chuẩn bị và xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Các món ăn cần đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời trong giai đoạn mới khỏi bệnh nên ưu tiên các món nấu loãng, nấu nhừ để trẻ dễ ăn. Đặc biệt không nên tiêu cực quá mức, thậm chí nhiều bậc cha mẹ còn không cho trẻ ăn những thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi sức khỏe như tôm, cá, rau xanh.

Nhiều trường hợp sau khi khỏi bệnh, cơ thể trẻ mệt mỏi vì mất nước hoặc thiếu nước. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc trẻ sau ốm, cha mẹ cần bổ sung đủ nước cho trẻ, đặc biệt là trẻ bị tiêu chảy.

Chăm sóc trẻ sau ốm do tiêu chảy. Cha mẹ cần chú ý không cho trẻ ăn thức ăn quá ngọt (chứa nhiều đường) hoặc uống nước ngọt đóng hộp (chứa nhiều ga) vì sẽ khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Đồng thời, hạn chế thức ăn nhiều chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt.

Trường hợp trẻ bị viêm đường hô hấp và có triệu chứng sổ mũi, cha mẹ cần chú ý đến vấn đề thông thoáng mũi cho con.

Món ăn bổ dưỡng cho trẻ vừa ốm dậy

  • Cháo lươn: Lươn là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng, có khả năng bổ sung chất đạm (protein)… Vì vậy, cháo lươn có đầy đủ chất dinh dưỡng, lại còn ở dạng lỏng nên cực kỳ thích hợp để bồi bổ, giúp trẻ phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau khi ốm dậy.
  • Súp gà: Thịt gà cung cấp nhiều chất đạm (protein), chất sắt và một số chất khoáng khác nên súp gà là món ăn rất tốt cho việc phục hồi sức khỏe và chăm sóc trẻ sau ốm.
  • Súp sữa cà chua: Sau khi ốm, trẻ thường bị đau, đắng miệng. Vì vậy, món canh cà chua nấu sữa giúp trẻ nhanh chóng phục hồi vị giác, giảm đau họng, đồng thời bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết, từ đó tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Ngoài ra, cha mẹ có thể tăng cường cho trẻ uống thêm các loại nước hoa quả như nước cam, chanh hay táo… Nước ép có ưu điểm là vừa giúp cơ thể bù nước vừa bổ sung vitamin hiệu quả.

Trẻ cũng cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, crom, vitamin B1 và ​​B6, gừng, vitamin C, … để cải thiện vị giác, ăn ngon miệng, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt tiêu chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường sức đề kháng ít ốm đau và ít gặp các vấn đề về tiêu hóa.

Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, các bậc cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung dưỡng chất cho trẻ, kể cả qua đường ăn uống hay thực phẩm chức năng. Đặc biệt, việc sử dụng thực phẩm chức năng nên chọn những loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thu, không cho trẻ dùng nhiều loại cùng lúc hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm. Cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào thời điểm thích hợp, để tránh tình trạng thiếu kẽm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

BS. Đoàn Hồng

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Tổng hợp



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY