Đẩy tạ có làm chậm tăng trưởng chiều cao của trẻ hay không?

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Có rất nhiều cha mẹ lo lắng về việc con cái của mình đang thực hiện các bài tập rèn luyện sức mạnh tại các phòng Gym có thể khiến làm chậm quá trình tăng trưởng, cụ thể là tập tạ làm chậm phát triển chiều cao. Đó không phải là điều tưởng chừng vô lý, khi luôn có những cơ sở hay những điều trái ngược luôn tồn tại song song và gây phân vân cho bạn.

Should kids lift weights? Yes – and it doesn't stunt their growth - 9Coach

Các nhà khoa học nói gì về điều này?

Cho đến nay, vẫn chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào nói rằng trẻ nhỏ tập các bài tập nâng tạ quá sớm có thể làm chúng chậm tăng trưởng, bao hàm cả việc chậm tăng chiều cao. Điều các nhà khoa học tin tưởng là quá trình tập luyện mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ, bao gồm:

– Tăng cường khối lượng cơ bắp và khối lượng xương

– Giảm khả năng gãy xương và nguy cơ chấn thương trong các hoạt động thể thao

– Phát triển lòng tự trọng của bản thân trẻ và khiến trẻ thích thú với các hoạt động thể dục thể thao

Vậy tại sao nhiều người lại tin rằng tập tạ khiến con của họ chậm tăng trưởng, đặc biệt là chậm cao?

Trong hầu hết trường hợp, sự lầm tưởng này xuất phát từ ý nghĩ việc nâng tạ gây ra mối nguy cơ cho sự tăng trưởng chiều cao của trẻ do gây tổn hại đến sự phát triển của các mảng sụn tiếp hợp tăng trưởng. Theo các chuyên gia, quan niệm sai lầm này có thể bắt nguồn từ thực tế là các chấn thương đối với phần sụn tiếp hợp tăng trưởng khi ở trẻ chưa phát triển hoàn toàn, có thể khiến chậm tăng trưởng chiều cao. Tuy nhiên, điều chính xác ở đây là do sự thiếu kiểm soát trong quá trình tập luyện, nâng trọng lượng quá nặng, không có sự giám sát đầy đủ và khả năng bản thân kém mới có thể ảnh hưởng đến yếu tố này.

Ngoài ý nghĩ tập tạ khiến trẻ chậm tăng trưởng chiều cao, còn có một điều nữa mà chúng ta có thể không nhận ra, đó chính là các hoạt động thể thao đều có thể khiến cơ thể gặp phải các chấn thương, kéo theo các vấn đề liên quan đến sụn tiếp hợp tăng trưởng. Thực tế thì có khoảng 15-30% trường hợp gãy xương ở trẻ em có liên quan đến các mảng sụn tiếp hợp tăng trưởng này.

Các mảng sụn tiếp hợp tăng trưởng là các vùng sụn và mô đang phát triển ở các đầu xương dài (ví dụ như xương đùi). Các mảng sụn này có thể chuyển thành phần xương cứng khi trưởng thành, song trong thời gian phát triển, phần sụn này đang mềm hơn và do đó có thể dễ bị tổn thương hơn. Nhưng nếu chỉ đánh giá trên khía cạnh này mà ngăn việc tập luyện cho trẻ thì điều này là hoàn toàn không chính xác.

Tìm hiểu thêm: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương các mẹ nên biết

Vậy nâng tạ như thế nào là đúng cách?

Nếu trẻ có hứng thú với các bài tập nâng tạ, có một số điều mà cha mẹ nên lưu ý:

Chậm rãi, từ từ

Bạn nên cho trẻ làm quen dần với các mức tạ, bắt đầu từ mức nhẹ và hãy thật chậm rãi, từ từ để nâng mức tạ cho trẻ. Việc chinh phục các mức tạ nặng không phải là điều có thể làm trong một sớm một chiều. Hãy xây từ các viên gạch đầu tiên để có thể chinh phục các đỉnh cao hơn. Tốt hơn hết, bạn nên để trẻ bắt đầu dần với các bài tập tạ nhẹ, lặp đi lặp lại, tăng tần suất và tập trung vào kỹ thuật chuyển động cơ bắp trong đẩy tạ hơn so với việc nâng được số cân là bao nhiêu.

Vấn đề không phải là “lớn cỡ nào”

Theo các chuyên gia, vấn đề ở đây không phải là cơ của trẻ phát triển to đến cỡ nào. Khi một đứa trẻ có thể nâng tạ với trọng lượng nặng hơn do được rèn luyện sức mạnh, đó thường là do hiệu suất cơ bắp của trẻ đã được đẩy mạnh, chứ không phải do sự gia tăng kích cỡ. Do vậy, các khóa huấn luyện, đào tạo hay luyện tập cho trẻ cần lưu ý đặc biệt vấn đề này.

Tuổi tác chỉ là con số

Việc xác định thời điểm bắt đầu cho trẻ theo một lớp tập nâng tạ nên được dựa trên cơ sở từng người, không nên theo một độ tuổi cụ thể nào đó. Theo các chuyên gia, việc an toàn trong tập luyện bao gồm tất cả các khía cạnh như sự đáp ứng, khả năng tuân thủ và được giám sát thích hợp. Khả năng đáp ứng của từng trẻ sẽ điểm ra những quy tắc khác nhau, mang đến một hình thức tập luyện tốt nhất và phù hợp nhất với từng cá thể riêng biệt.

Hãy bắt đầu từ những điều cơ bản và khiến nó trở nên thú vị hơn

Các chuyên gia tin rằng, việc tập luyện nếu được thực hiện một cách an toàn, có sự giám sát chuẩn xác và tạo được sự thú vị cho từng cá nhân riêng biệt thì sẽ không “sai” ở bất cứ độ tuổi nào nếu đánh giá trên tiêu chí rèn luyện sức mạnh. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên bắt đầu với các bài tập cơ thể một cách tổng thể trước. Có thể là chống đẩy, squat, plank đều là những bài tập rất tốt cho cơ thể, an toàn mà có thể chưa cần tập đến bài nâng tạ.

Việc giám sát chính là chìa khóa của quá trình

Nếu trẻ có hứng thú với việc tham gia các bài tập, khóa tập luyện, bạn nên đảm bảo rằng trẻ được giám sát bởi một huấn luyện viên chuyên nghiệp. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định cho trẻ tham gia vào các bài tập, để có thể hiểu rõ và nhận được những lời khuyên cụ thể và phù hợp với trẻ nhất.

Lo lắng về việc tập các bài tập nâng tạ có thể khiến con trẻ chậm tăng trưởng, nhất là chậm phát triển chiều cao có thể là điều mà nhiều bậc phụ huynh đang đắn đo. Đây không phải là điều vô lý khi có những căn cứ nhất định khiến nhiều người tin tưởng vào điều này, song các nhà khoa học đã chứng minh rằng điều này không chính xác.

Các chuyên gia tin rằng, việc tập luyện nếu được thực hiện một cách an toàn, có sự giám sát chuẩn xác và tạo được sự thú vị cho từng cá nhân riêng biệt sẽ mang lại hiệu quả tốt cho trẻ trong việc rèn luyện sức mạnh. Bạn nên đảm bảo rằng trẻ được giám sát bởi một huấn luyện viên chuyên nghiệp để có thể đạt hiệu quả và phát triển tốt nhất.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY