Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng

08/07/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Còi xương là căn bệnh phổ biến ở trẻ em, ảnh hưởng đến sức khỏe, phát triển trí não và thể chất, cũng như chiều cao và chất lượng cuộc sống. Việc lên kế hoạch dinh dưỡng cho trẻ còi xương là mối bận tâm của rất nhiều phụ huynh. Theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về nguyên nhân, dấu hiệu và cách lập kế hoạch dinh dưỡng khoa học.

Vì sao trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng?

Tình trạng trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng xảy ra chủ yếu do bị thiếu hụt vitamin D, khiến cơ thể khó hấp thụ triển hóa canxi và phốt pho. Thông thường, vitamin D sẽ được cơ thể tổng hợp qua những thực phẩm chứa vitamin D hoặc tổng hợp qua tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác nhau. Cụ thể, với một số nguyên nhân tiêu biểu như:

  • Trẻ chưa được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng theo từng độ tuổi.
  • Trẻ có thể gặp phải một số bệnh lý về đường hô hấp, sởi, viêm phối, kiết lỵ và dị tật bẩm sinh như tim bẩm sinh, hở hàm ếch và sinh non.
  • Tình trạng kinh tế gia đình eo hẹp và không ổn định.

Trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng thường không có biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu. Vì thế, bố mẹ cần theo dõi cận nặng của bé thường xuyên . Trường hợp trẻ không tăng cân trong 2-3 tháng liên tiếp, các bậc phụ huynh cần nên đưa trẻ đến bệnh viên kiểm tra và hỗ trợ điều trị phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng

Còi xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa xương thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi – thời điểm cơ thể cần nhiều vitamin D và canxi để phát triển. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, còi xương có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, vận động và cả trí tuệ của trẻ. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến giúp cha mẹ nhận biết sớm tình trạng còi xương ở trẻ:

  • Thói quen ngủ của trẻ không ổn định, thường xuyên gặp tình trạng quấy khóc.
  • Đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt khi trẻ đang ngủ.
  • Rụng tóc ở phía sau đầu, tạo hình dạng giống như vành khăn.
  • Trẻ chậm phát triển răng.
  • Chậm các hoạt động phát triển khác như lật, bò, đứng, và đi.
  • Phần đầu có thóp rộng, cảm giác mềm khi chạm, đầu bẹp, hoặc có bướu trán.
  • Hình dạng không bình thường của lồng ngực và chiều dài xương cổ tay chân không đồng đều, chân cong kiểu vòng kiềng hình chữ O.
  • Có thể xảy ra cơn co giật khi mức canxi trong máu giảm.

Nguy cơ mắc còi xương tăng nếu trẻ sinh non, sinh đôi hoặc không được nuôi bằng sữa mẹ. Cần phân biệt giữa còi xương và còi cọc, vì hai tình trạng này có thể đồng thời tồn tại hoặc không. Trẻ béo phì cũng có thể mắc còi xương do nhu cầu canxi và phốt pho của cơ thể tăng cao.

Xương ức lõm sâu là dấu hiệu bệnh còi xương ở trẻ
Xương ức lõm sâu là dấu hiệu bệnh còi xương ở trẻ

Trẻ bị còi xương cần bổ sung gì?

Dể hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng còi xương ở trẻ, cần bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng thiết yếu. Cụ thể, cần bổ sung một số  thực phẩm và chế phẩm như:

  • Canxi: Những thực phẩm giàu canxi gồm sữa và các chế phẩm từ sữa, cá hồi, cá mòi, tôm, cua, đậu phụ, đậu nành, rau xanh đậm như cải bó xôi, cải xoăn.
  • Vitamin D: Hàm lượng vitamin D có dồi dào trong các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá trích) và các thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, nấm, cá thu, cá trích, cá ngừ,…
  • Photpho: Photpho có chứa nhiều trong thịt bò, thịt lợn, cá biển (cá hồi, cá ngừ, cá thu), sữa tươi, phô mai, sữa chua, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, trứng.
  • Vitamin K: Hàm lượng vitamin K có trong các loại rau lá xanh đậm (rau bina, rau mùi, rau cải xoăn), quả bơ, kiwi, dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu và dầu hạt cải.
  • Magie: Thực phẩm từ vitamin K có nhiều trong các loại rau xanh (rau bina, cải xoăn), hạt bí, hạt điều, hạt hướng dương, đậu đen, đậu nành, gạo lứt, yến mạch, cá hồi, cá ngừ.
  • Kẽm: Hàm lượng kẽm dồi dào trong các loại hải sản (tôm, cua, cá biển), thịt bò, trứng, sữa,…
  • Ngoài bổ sung qua thực phẩm, trẻ cần được tắm nắng mỗi ngày vào sáng sớm để tổng hợp vitamin D tự nhiên, đồng thời bố mẹ nên cho trẻ vận động thể chất nhẹ nhàng giúp kích thích tăng trưởng xương.
Cháo thịt và đồ ăn dặm chứa nhiều các chất dinh dưỡng tốt
Cháo thịt và đồ ăn dặm chứa nhiều các chất dinh dưỡng tốt

7+ Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương

Một chế độ ăn đa dạng, giàu dưỡng chất là yếu tố then chốt giúp cải thiện tình trạng còi xương ở trẻ. Dưới đây là những nhóm thực phẩm được khuyến khích bổ sung trong khẩu phần hằng ngày để tăng cường phát triển xương và nâng cao sức khỏe toàn diện cho trẻ.

Sữa

Sữa là nguồn thực phẩm quen thuộc giàu canxi và vitamin D – hai dưỡng chất thiết yếu giúp hình thành và duy trì hệ xương chắc khỏe. Ngoài sữa bò, các loại sữa thực vật như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành cũng mang lại nhiều lợi ích nhờ chứa chất béo lành mạnh và vi chất cần thiết cho sự phát triển trí tuệ và thể chất.

Sữa là chất dinh dưỡng tốt cho trẻ phát triển và tăng cường sức đề kháng tốt nhất
Sữa là chất dinh dưỡng tốt cho trẻ phát triển và tăng cường sức đề kháng tốt nhất

Hải sản

Hải sản là lựa chọn lý tưởng giúp bổ sung lượng lớn canxi, vitamin D và axit béo omega-3. Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi không chỉ hỗ trợ hấp thụ canxi mà còn tăng cường chức năng não bộ. Đồng thời, cua, tôm, nghêu… còn cung cấp kẽm và magie giúp cải thiện hệ miễn dịch.

Nhóm đậu

Đậu nành, đậu xanh, đậu đen là những loại thực vật chứa protein chất lượng cao cùng nhiều khoáng chất như kẽm, magie, và photpho. Nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào, đậu còn giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả hơn, hỗ trợ quá trình hấp thu dinh dưỡng.

Các loại hạt có chứa protein
Các loại hạt có chứa protein

Lòng đỏ trứng

Lòng đỏ trứng là nguồn cung cấp đa dạng dưỡng chất như protein, canxi, sắt và vitamin A, đặc biệt phù hợp với trẻ còi xương suy dinh dưỡng. Cha mẹ có thể chế biến linh hoạt thành nhiều món như cháo trứng, trứng hấp hay salad để kích thích vị giác cho bé.

Rau xanh

Các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, bông cải xanh hay rau dền chứa nhiều canxi và vitamin K – thành phần quan trọng cho quá trình khoáng hóa xương. Việc kết hợp rau với món ăn yêu thích của trẻ sẽ giúp tăng lượng rau trong khẩu phần mà không gây khó ăn.

Các loại rau xanh
Các loại rau xanh

Nấm

Nấm, đặc biệt là nấm hương và nấm đông cô, là thực phẩm tự nhiên giàu vitamin D, hỗ trợ hấp thụ canxi hiệu quả. Ngoài ra, nấm còn chứa nhiều axit amin và khoáng chất thiết yếu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng chiều cao và nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Món ăn được chế biến từ nấm
Món ăn được chế biến từ nấm

Các loại cá giàu dinh dưỡng

Cá hồi, cá ngừ không chỉ chứa nhiều canxi mà còn là nguồn cung DHA và omega-3 lý tưởng cho trẻ. Những món ăn chế biến từ cá như canh, hấp hoặc áp chảo sẽ giúp đa dạng thực đơn mà vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng.

Cháo từ sụn heo

Cháo nấu từ sụn lợn xay nhuyễn là món ăn mềm, dễ tiêu hóa, giàu canxi và collagen – hai yếu tố quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương. Nên cho trẻ dùng món này vào thời điểm đói để hấp thu tốt nhất, theo liệu trình từ 2–3 tuần tùy tình trạng sức khỏe.

Xem thêm về bài viết: 15 Thực phẩm tăng chiều cao cho trẻ nhanh, hiệu quả

Những lưu ý cần bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ còi xương

Việc cung cấp vitamin và khoáng chất cho trẻ còi xương nên được tiến hành theo hướng dẫn y khoa nhằm đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tối ưu. Dưới đây là một số điểm quan trọng cha mẹ cần lưu ý:

  • Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thuốc bổ hoặc thực phẩm chức năng một cách tùy tiện nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ.

  • Cần tuân theo liều lượng và thời gian bổ sung đã được kê đơn, tránh lạm dụng hoặc sử dụng kéo dài không cần thiết.

  • Khuyến khích xây dựng chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, đa dạng nhóm thực phẩm để bổ sung vi chất một cách tự nhiên và bền vững.

  • Tăng cường vận động thể chất nhẹ nhàng để hỗ trợ hấp thụ canxi và phát triển hệ xương.

  • Thường xuyên quan sát sự thay đổi trong sinh hoạt, phát triển của trẻ để kịp thời nhận biết dấu hiệu bất thường.

  • Đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng thể chất và điều chỉnh lượng vi chất phù hợp nếu cần thiết.

Phương pháp phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ

Bệnh còi xương thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Bố mẹ cần tự chủ động phòng ngừa từ sớm bằng cách:

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Để ngăn ngừa còi xương ở trẻ, việc thiết kế một chế độ ăn uống khoa học và đa dạng là biện pháp hiệu quả nhất.

  • Đảm bảo trẻ được cung cấp đủ 4 nhóm chất chính: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất thông qua thực phẩm hàng ngày.
  • Bổ sung đủ vitamin D và canxi cho trẻ thông qua các nguồn như sữa tươi, trứng, cá, bơ, dầu cá, nấm, pho mát, đậu nành, hạt và rau xanh.
  • Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ngọt, đồ uống có ga để tăng khả năng hấp thụ canxi và giảm nguy cơ các bệnh lý khác.
  • Khuyến khích trẻ uống đủ nước, tiêu thụ nhiều trái cây và nước hoa quả tự nhiên.
  • Cân nhắc cung cấp đủ vitamin K2, kẽm và magiê hàng ngày.
  • Bắt đầu chế độ dinh dưỡng phòng ngừa còi xương cho trẻ ngay từ giai đoạn thai kỳ.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ và tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng để thiết kế chế độ ăn hợp lý cho trẻ. Trong trường hợp cần thiết, hãy thảo luận với bác sĩ và xem xét việc sử dụng các thực phẩm bổ sung.

Cho trẻ vận động thể dục thể thao

Tham gia các hoạt động thể chất như chạy, nhảy, leo trèo và thể thao như bóng rổ, bóng đá… giúp kích thích cơ thể sản xuất hormone tăng trưởng, tăng cường lưu thông máu, và tích tụ khoáng chất trong xương, giúp xương trở nên mạnh mẽ hơn và phòng ngừa tình trạng còi xương. Ba mẹ lưu ý chọn các hoạt động phù hợp với độ tuổi và sức khỏe của trẻ, đồng thời giám sát và hướng dẫn trẻ vui chơi đúng cách để đảm bảo an toàn.

Trẻ vận động thể dục thể thao
Trẻ vận động thể dục thể thao

Tạo thói quen tắm nắng cho trẻ

Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tia UVB kích thích sản xuất vitamin D3 trong cơ thể, hỗ trợ sự phát triển và sức khỏe của xương. Thời điểm vàng để tắm nắng là trước 9 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều, cho trẻ phơi nắng khoảng 15 đến 30 phút. Ba mẹ có thể mặc quần áo che kín và thoa kem chống nắng tương thích với loại da trẻ vào những khung giờ mặt trời mạnh để tránh tác động có hại của tia UV. Tạo thói quen cho trẻ tắm nắng cùng kết hợp cùng chế độ ăn giàu vitamin D.

Cho trẻ vận động, tắm nắng và ăn uống đủ chất là cách phòng ngừa bệnh còi xương tốt nhất
Cho trẻ vận động, tắm nắng và ăn uống đủ chất là cách phòng ngừa bệnh còi xương tốt nhất

Còi xương là căn bệnh phổ biến có thể xuất hiện ở trẻ em từ 3 tuổi trở xuống,do cơ thể không đủ vitamin D để hấp thụ phốt pho và canxi, dẫn đến loạn dưỡng xương. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến trẻ bị còi xương. Các bậc phụ huynh nên tìm đến các bác sĩ chuyên gia tư vấn để lên chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Để biết thêm thông tin về chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng và cách chăm sóc trẻ bị bệnh còi xương, phụ huynh có thể liên hệ Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM qua số hotline 0935.18.39.39 hay 0243.633.5678, hoặc gửi email đến địa chỉ info@viamclinic.vn để đặt lịch khám.



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY