Để hiểu hơn về những rối loạn ăn uống và giúp giảm thiểu những định kiến về vấn đề này thì việc phân biệt được những hiểu lầm và thực tế là rất quan trọng. Bài viết này sẽ đề cập đến những hiểu lầm thường gặp cũng như cung cấp những kiến thức thực tế về tình trạng này.
Contents
- 1 Rối loạn ăn uống chỉ xảy ra ở nữ giới
- 2 Rối loạn ăn uống chỉ ảnh hưởng đến trẻ vị thành niên
- 3 Rối loạn ăn uống chỉ là một cách gây sự chú ý
- 4 Mọi người có thể tự chọn việc bị rối loạn ăn uống
- 5 Những người bị mắc rối loạn ăn uống thường rất gầy
- 6 Một khi những người mắc rối loạn ăn uống ăn trở lại thì họ sẽ trở nên ổn hơn
- 7 Những người mắc rối loạn ăn uống sẽ không bao giờ hồi phục được
- 8 Khi nào nên gặp bác sĩ
Rối loạn ăn uống chỉ xảy ra ở nữ giới
Thực tế, mỗi 1 trong 3 người bị rối loạn ăn uống là nam. Hơn nữa, những hành vi rối loạn ăn uống – ví dụ như ăn mất kiểm soát hoặc lạm dụng chất nhuận tràng – cũng phổ biến ở nam giới tương tự như nữ giới.
Tuy nhiên, do nam giới sẽ ít tìm đến những phương pháp điều trị rối loạn ăn uống, góp phần gây ra những hiểu lầm. Có nhiều nam giới không đi điều trị vì họ cho rằng tình trạng này là “bệnh của phụ nữ”.
Rối loạn ăn uống chỉ ảnh hưởng đến trẻ vị thành niên
Sự thật là rối loạn ăn uống ảnh hưởng đến mọi độ tuổi. Nhiều người cho rằng các rối loạn ăn uống chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến nhóm tuổi vị thành niên. Mặc dù các nghiên cứu đã cho thấy độ tuổi trung bình của những trường hợp rồi loạn ăn uống là khoảng 18 tuổi, tuy nhiên tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, kể cả trẻ nhỏ.
Theo tạp chí Nhi khoa, số ca mắc và độ phổ biến của những rối loạn ăn uống đã tăng đáng kể trong các thập kỉ gần đây. Nhiều trường hợp có những trẻ chỉ mới 5-6 tuổi đã được chẩn đoán mắc rối loạn ăn uống.
Người cao tuổi cũng có thể mắc rối loạn ăn uống. Tuy nhiều người có thể chỉ mới mắc rối loạn về ăn uống khi đã về già những cũng có nhiều người bị mắc từ khi còn là trẻ nhỏ hoặc khi vị thành niên và kéo dài đến khi trưởng thành.
Rối loạn ăn uống chỉ là một cách gây sự chú ý
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra rối loạn ăn uống nhưng chắc chắn gây sự chú ý không phải là một trong những nguyên nhân đó.
Rối loạn về ăn uống không phải là một lựa chọn. Nhiều người bị mắc rối loạn ăn uống do là một trong những cách tự nhiên của cơ thể khi đối phó với những điều tiêu cực trong cuộc sống như chấn thương, bị bắt nạt, hoặc mất đi người thân.
Những yếu tố khác gây rối loạn ăn uống có thể bao gồm yếu tố về di truyền hoặc tâm lý.
Thông thường, những người mắc rối loạn ăn uống sẽ cố gắng giấu đi tình trạng này thay vì dùng nó để gây sự chú ý. Ví dụ, những người bị bệnh lý chán ăn sẽ thường mặc quần áo rộng để che đi sự gầy gò của cơ thể.
Mọi người có thể tự chọn việc bị rối loạn ăn uống
Cần nhấn mạnh một điều là: Rối loạn ăn uống là một tình trạng bệnh lý, chứ không phải một sự lựa chọn.
Theo Viện Sức khỏe Quốc gia (Hoa Kỳ), các rối loạn ăn uống là những tình trạng bệnh lý ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh học. Chúng không phải là một sự lựa chọn mà là tổ hợp của những tình trạng bệnh lý và tâm thần phức tạp.
Di truyền, sinh học, và xã hội học đều là những nhân tố có thể góp phần gây ra các rối loạn về ăn uống, đặc biệt là những rối loạn có tính chất gia đình.
Những người bị rối loạn ăn uống cũng thường đi kèm những vấn đề về sức khỏe tâm thần như:
- Lo âu;
- Trầm cảm;
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế;
- Hậu chấn tâm lý (Rối loạn căng thẳng sau thương chấn);
- Rối loạn lạm dụng chất gây nghiện.
Các rối loạn về ăn uống có thể ảnh hưởng đến cả tâm lý và thể chất của người bị mắc bệnh và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Những người bị mắc rối loạn ăn uống thường rất gầy
Thực tế vẫn có rất nhiều người bị mắc rối loạn ăn uống nhưng không bị nhẹ cân.
Các rối loạn ăn uống thường được các phương tiện truyền thông tuyền tải qua hình ảnh những người bị nhẹ cân, tuy nhiên điều này không phản ánh đúng thực tế. Rất khó có thể đoán biết được một người có bị rối loạn ăn uống hay không nếu chỉ nhìn vào hình dáng bên ngoài của họ.
Tuy có nhiều rối loạn ăn uống có thể làm người bệnh bị sụt cân, nhưng cũng có những rối loạn lại không. Ví dụ, loại rối loạn ăn uống phổ biến nhất chính là ăn uống mất kiểm soát (BED), là khi người bệnh ăn uống một cách quá đà không thể kiểm soát được trong một thời gian dài.
Nhiều nghiên cứu cũng nhận định rằng khoảng 70% những người đủ tiêu chuẩn mắc BED đều mắc tiểu đường. Ngay cả khi rối loạn ăn uống có những đặc điểm về giới hạn thực phẩm cũng không có nghĩa là tất cả những người mắc chứng này đều bị thiếu cân.
Ví dụ, những người bị mắc chứng chán ăn bất thường, trong đó có liên quan đến các vấn đề về nhận thức và thể chất nhưng không hề bị sụt cân. Hiểu lầm này rất tai hại vì có thể ngăn những người bị rối loạn ăn uống tìm đến những phương pháp điều trị vì họ sợ rằng họ không trông giống như những người đang gặp vấn đề.
Một khi những người mắc rối loạn ăn uống ăn trở lại thì họ sẽ trở nên ổn hơn
Tuy nhiên, rối loạn ăn uống không phải chỉ là vấn đề về đồ ăn. Rối loạn ăn uống là một vấn đề về tâm thần chứ không chỉ là về đồ ăn. Vì vậy, tuy xây dựng lại một thói quen ăn uống lành mạnh là một yếu tố quan trọng trong điều trị rối loạn ăn uống nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất.
Những người mắc rối loạn ăn uống còn cần phải khắc phục bất cứ vấn đề nào góp phần gây ra tình trạng rối loạn ở họ. Do đó, ngoài việc gặp các chuyên gia dinh dưỡng, họ có thể cần được thăm khám bởi các chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần để giúp họ lấy lại được sự tự tin, học các cơ chế đối phó và cách kiểm soát căng thẳng.
Những người mắc rối loạn ăn uống sẽ không bao giờ hồi phục được
Việc hồi phục từ rối loạn ăn uống là hoàn toàn có thể, nhờ vào các phương pháp điều trị. Kể cả ở những người không hồi phục hoàn toàn thì cũng sẽ thấy có những cải thiện. Thời gian phục hồi của mỗi người sẽ là khác nhau. Sẽ có những người phục hồi nhanh hơn, và cũng có người cần nhiều thời gian điều trị hơn.
Tự chăm sóc bản thân, lên kế hoạch trong các bữa ăn và lên các thuộc hẹn thường xuyên với bác sĩ có thể giúp quá trình phục hồi và tránh tái phát.
Khi nào nên gặp bác sĩ
Những người có nghi ngờ bản thân họ hoặc những người thân có thể mắc rối loạn ăn uống nên nói chuyện với các bác sỹ và chuyên gia càng sớm càng tốt. Bác sỹ và chuyên gia sẽ giúp người bệnh tìm ra được phương pháp điều trị tốt nhất.
Các loại rối loạn ăn uống và tiền sử bệnh cũng như hoàn cảnh cá nhân sẽ quyết định kế hoạch điều trị của từng người.
Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Medical News Today