Tất cả các sinh vật sống cần nước để tồn tại. Cùng với sữa, nước lọc là thức uống tốt nhất cho trẻ em. Nước tốt cho cơ thể giữ cho khớp, xương và răng khỏe mạnh, giúp máu lưu thông và có thể giúp trẻ duy trì cân nặng hợp lý khi trưởng thành. Uống đủ nước sẽ cải thiện tâm trạng, trí nhớ và sự chú ý ở trẻ em. Và nước lọc tốt hơn nhiều so với nước uống thể thao, soda và nước trái cây. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về những phương pháp giúp trẻ uống nước lành mạnh tại bài viết dưới đây.
Contents
Trẻ cần bao nhiêu nước?
Khoảng 6 tháng tuổi, trẻ có thể làm quen với nước lọc. Trẻ chỉ cần khoảng 118-236 ml mỗi ngày cho đến khi được một tuổi vì phần chất lỏng còn lại của chúng là từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Để giữ đủ nước, trẻ em từ 1-3 tuổi cần khoảng 4 cốc nước mỗi ngày, kể cả nước hoặc sữa. Con số này tăng lên đối với trẻ lớn hơn khoảng 5 cốc đối với trẻ 4-8 tuổi và 7-8 cốc đối với trẻ lớn hơn. Cần lưu ý rằng những lượng này thay đổi theo từng cá nhân và có thể cần được điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ hoạt động và điều kiện môi trường như nhiệt độ và độ ẩm.
Dấu hiệu mất nước
Trẻ sơ sinh từ 0-6 háng tuổi chỉ nên bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nước bổ sung không được khuyến khích ở độ tuổi này. K
hoảng 6 tháng có thể bổ sung thêm thức ăn bổ sung và một ít nước. Nếu bạn lo lắng rằng trẻ không bú đủ, hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa ngay lập tức. Các triệu chứng mất nước đáng chú ý nhất ở độ tuổi này là:
- Ít tã ướt hơn, trung bình 6-8 tã ướt mỗi ngày
- Quá buồn ngủ
- Thóp mềm
- Không có nước mắt khi khóc
Khi lớn hơn, trẻ có thể chủ động nói cho bạn biết cảm giác của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần phải để mắt đến con vì một số trẻ đang mải chơi thường rất khó dừng lại để uống nước. Các triệu chứng mất nước ở trẻ lớn hơn bao gồm:
- Môi khô hoặc dính miệng
- Đi tiểu ít hoặc nước tiểu sẫm màu. Hãy nhớ rằng nước tiểu phải có màu vàng rất nhạt, gần như trong
- Buồn ngủ và cáu kỉnh
- Da ửng đỏ
Đọc thêm bài viết: Đâu là thời điểm tốt nhất để uống nước?
Cách giúp gia đình bạn uống nhiều nước
Có rất nhiều cách để cả gia đình bạn uống nhiều nước hơn. Tự mình trở thành một tấm gương tốt là một cách tuyệt vời để biến nước thành một phần trong thói quen của con bạn và tập cho chúng thói quen uống nước trước khi khát. Dưới đây là một vài mẹo để thêm phần hấp dẫn hơn:
- Pha nước với chanh, quả mọng, dưa chuột hoặc bạc hà để tăng thêm hương vị. Đây là một cách dễ dàng để giữ cho cả gia đình quay lại để nạp thêm.
- Giữ sẵn trái cây và rau quả có hàm lượng nước cao và có rất nhiều trong số chúng. Một số loại rau tốt nhất để lựa chọn là dưa chuột, bí xanh, rau diếp, cần tây và cà chua. Các loại trái cây hàng đầu bao gồm dưa hấu, dâu tây, quả việt quất và bưởi.
- Đông lạnh trái cây bên trong khối đá dùng để trang trí đồ uống ở bất kỳ bàn nào và trẻ nhỏ có thể giúp đổ đầy khay.
- Làm trẻ thích thú với những chai nước hoặc cốc nước đặc biệt. Cho dù đó là một chiếc chai nước thể thao được trang trí hay một chiếc cốc lạ mắt có ô hoặc ống hút xoáy.
- Tự làm kem que với trái cây xay nhuyễn để giải nhiệt buổi chiều. Biến nó thành một hoạt động gia đình thú vị bằng cách sử dụng cốc giấy nhỏ. Hãy để con bạn trang trí chúng trước khi đổ đầy hoặc tìm những khuôn kem que có hình dạng và màu sắc ngộ nghĩnh.
Đồ uống hạn chế
Nước và sữa là tất cả những thức uống trẻ em cần. Vì vậy, đừng tin vào tất cả những lời quảng cáo xung quanh nhiều loại đồ uống khác được bán cho trẻ em. Những thứ này thường chứa nhiều đường hơn mức trẻ em cần trong một ngày và có thể góp phần gây ra tình trạng sức khỏe kém. Đây là những điều cần tránh:
- Đồ uống có đường: Hãy đặt ra quy tắc không dùng đồ uống có đường cho trẻ dưới 2 tuổi. Và cố gắng hạn chế cho trẻ sử dụng đồ uống có đường càng nhiều càng tốt. Các loại đồ uống có đường bao gồm đồ uống thể thao, cocktail nước trái cây, nước sô-đa, nước chanh và nước ngọt. Những thức uống này không khuyến khích thói quen uống nước lọc và có thể bổ sung thêm “calo rỗng” vào chế độ ăn. Chúng cũng có thể khiến con bạn bớt thèm ăn những thực phẩm bổ dưỡng mà chúng thực sự cần. Đường bổ sung có thể dẫn đến tăng cân quá mức, sâu răng, bệnh tiểu đường, và nhiều vấn đề sức khỏe khác nữa.
- Nước trái cây: Ngay cả nước trái cây 100% cũng nên được hạn chế nghiêm ngặt. Mặc dù nó có thể chứa một số vitamin, nhưng những đồ uống này có nhiều đường và calo và ít chất xơ lành mạnh hơn so với trái cây nguyên quả. Vì vị ngọt của nó, một khi trẻ em được cho uống nước trái cây, có thể khó bắt chúng uống nước thường. Hãy ghi nhớ những điều này:
- Trẻ em dưới một tuổi không nên uống bất kỳ loại nước trái cây nào.
- Trẻ em từ 1-3 tuổi không nên uống quá 118 ml mỗi ngày.
- Đối với trẻ lớn hơn, chỉ nên dùng nước trái cây nếu không có cả trái cây. Trẻ em từ 4–6 tuổi, không quá 118-177 ml mỗi ngày và đối với trẻ em từ 7–18 tuổi, không 236 ml quá mỗi ngày.
- Sữa có hương vị: Mặc dù trẻ nhận được lợi ích từ canxi và vitamin có trong sữa nhưng sữa có hương vị có thể chứa nhiều đường hơn. Nên tránh những loại đường bổ sung này để không khuyến khích trẻ thích vị ngọt, uống nhiều sữa có vị có thể sẽ khiến trẻ không uống sữa thông thường nữa.
- Đồ uống có đường hoặc ngọt nhân tạo: Vì nguy cơ sức khỏe đối với trẻ em từ cỏ ngọt và chất làm ngọt nhân tạo chưa được hiểu rõ, nên tốt nhất là tránh những đồ uống này. Thay vào đó, hãy chuẩn bị sẵn nước lọc.
Khi nào trẻ cần tìm sự trợ giúp y tế?
Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về tình trạng mất nước của trẻ, đừng ngần ngại gọi cho bác sĩ khoa nhi của con bạn để được tư vấn. Nếu con bạn trở nên cực kỳ lờ đờ hoặc không phản ứng, nôn mửa, ngừng đổ mồ hôi hoặc kêu đau bụng dữ dội, hãy đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu kịp thời để điều trị.
Xem thêm video hấp dẫn:
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678
Hồng Ngọc – Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Theo Healthy Children