Khi nào trẻ chậm tăng cân cần khám bác sĩ?

18/04/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Cân nặng là một chỉ số quan trọng, giúp đánh giá chính xác sự phát triển về thể chất của trẻ. Tuy nhiên, tình trạng trẻ chậm tăng cân, thậm chí cân nặng không tăng trong thời gian dài diễn ra rất phổ biến và trở thành nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ. Vậy, nguyên nhân do đâu dẫn đến sự tăng cân chậm ở trẻ và khi nào, trẻ cần nhận được sự chăm sóc từ các bác sĩ để cải thiện tình trạng này?

trẻ chậm tăng cân

Chậm tăng cân là thuật ngữ mô tả tình trạng cân nặng hiện tại hoặc tốc độ tăng cân thấp hơn đáng kể so với mặt bằng chung của các trẻ cùng tuổi và cùng giới. Đây là dấu hiệu cảnh báo một loạt các vấn đề nghiêm trọng, liên quan đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Điều này bao gồm cả sự tăng trưởng về thể chất, khiến trẻ thấp bé, còi cọc, nhẹ cân. Nguy hiểm hơn, nếu tình trạng này không được cải thiện kịp thời, trẻ sẽ dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, kéo theo nhiều hệ lụy như hệ miễn dịch suy yếu, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Không những vậy, sự phát triển não bộ, khả năng học hỏi và tâm lý xã hội của trẻ cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi tình trạng này.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cân nặng của trẻ không cải thiện, bao gồm:

Các yếu tố liên quan đến hành vi ăn uống như biếng ăn, kén ăn. Đây có lẽ là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm tăng cân. Nhìn chung, do nguồn năng lượng nạp vào không đủ để cơ thể tăng trưởng, do đó, trẻ không thể bắt kịp được tốc độ phát triển theo đúng độ tuổi và giới tính.

Trẻ có các tình trạng bệnh lý mạn tính, bệnh nhiễm trùng, bệnh về đường tiêu hóa và các vấn đề về răng miệng. Điển hình như táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, kém hấp thu khiến trẻ từ chối thức ăn, thậm chí “ ăn nhiều nhưng không lớn”.

Chế độ ăn và cách chăm sóc trẻ không khoa học. Người chăm sóc trẻ có những quan niệm không đúng dẫn tới những hành vi sai lầm như cho trẻ ăn vặt rải rác trong ngày, bắt trẻ ăn theo khẩu vị của người lớn, thường xuyên mua thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh cho trẻ,…

Trẻ thiếu các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình hấp thu các dưỡng chất quan trọng như canxi, sắt, kẽm, Vitamin A, D,…

Ngoài ra, còn có các yếu tố về tâm lý và sự tương tác của trẻ với người chăm sóc cũng dẫn đến sự thất bại trong nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Điển hình như trẻ thiếu thốn tình cảm của cha mẹ hay sự thờ ơ, lãnh đạm, các phản ứng tiêu cực của người chăm sóc,….Từ đó, trẻ gặp nhiều khó khăn hơn trong vấn đề ăn uống và hậu quả là kém tăng cân, phát triển chậm.

Xem thêm: 9 Địa chỉ phòng khám dinh dưỡng cho trẻ em tốt nhất tại Hà Nội

Các dấu hiệu cho thấy trẻ chậm tăng cân.

Nhận biết được các dấu hiệu chậm tăng cân ở trẻ có thể giúp ích cho cha mẹ và những người chăm sóc để có những biện pháp can thiệp kịp thời:

  • Cân nặng là chỉ số nhạy nhất về tình trạng dinh dưỡng, thể hiện sự phát triển của trẻ. Do đó, nếu chỉ số này không đạt tiêu chuẩn diễn ra trong thời gian dài, đây là dấu hiệu cho thấy cân nặng của trẻ đang chững lại, không tiến triển.
  • Trẻ phát triển thể chất chậm hơn so với các bạn cùng lứa tuổi, cụ thể là thấp hơn và nhỏ bé hơn. Ngoài ra, trẻ cũng có các dấu hiệu yếu kém hơn trong các hoạt động như chạy nhảy, tương tác xã hội và khả năng học tập.
  • Trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, da xanh xao và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đo đề kháng kém.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ chậm tăng cân?

Có rất nhiều phương pháp có thể cải thiện tình trạng chậm tăng cân ở trẻ. Tuy nhiên, việc này không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện. Biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là nhờ đến sự thăm khám và tư vấn của các bác sĩ khám dinh dưỡng có chuyên môn về nhi khoa và dinh dưỡng.

Trẻ tuy chưa bị suy dinh dưỡng nhưng cân nặng không tăng trong 2 tháng liên tiếp là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của trẻ đang ngừng lại. Đây là dấu hiệu báo động về tình trạng sức khỏe và nuôi dưỡng chưa được tốt.

Đồng thời, cha mẹ nên theo dõi cân nặng của con hàng tháng vào một ngày cố định và chấm một điểm tương ứng lên biểu đồ tăng trưởng. Nếu đường biểu diễn tăng trưởng của trẻ nằm dưới đường cong chuẩn và có chiều hướng đi ngang hoặc đi xuống tức là trẻ cần có sự chăm sóc đặc biệt, cần được thăm khám và tư vấn để có hướng điều trị thích hợp.

Ngoài ra, nếu việc chậm tăng cân của trẻ có kèm theo các triệu chứng liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác như mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy kéo dài, thậm chí là các dấu hiệu chậm phát triển như chậm nói, chậm đi. Khi đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa như điều chỉnh chế độ ăn, lối sống và cách chăm sóc mà trẻ vẫn không đạt được cân nặng tiêu chuẩn, cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở Y tế để được thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời.

Nắm bắt chính xác thời điểm đưa trẻ đi khám nếu trẻ có các dấu hiệu của việc chậm tăng cân không chỉ giúp cha mẹ phát hiện kịp thời các vấn đề sức khỏe mà còn giúp đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ trong thời thơ ấu.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hải Yến – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY