Ăn uống trong thời gian bị stress có thể giúp xóa đi những cảm xúc tiêu cực. Nhưng khi sự ăn uống thành một vòng tròn ăn uống – cảm thấy tội lỗi – rồi lại ăn uống lại khiến chúng ta rơi vào vòng xoắn bệnh lý.
Contents
- 1 Sự thèm khát ăn uống của chúng ta rất mạnh
- 2 Hiểu chuyện gì đang xảy ra
- 3 Hãy viết nhật ký thực phẩm
- 4 Kiểm tra lại nếu bạn thực sự đói
- 5 Hãy tìm sự giúp đỡ
- 6 Chú tâm vào mục tiêu
- 7 Đừng nổi nóng với bản thân
- 8 Lựa chọn lành mạnh
- 9 Đừng quá khắc nghiệt với bản thân
- 10 Ngồi thiền
- 11 Tập luyện đúng cách
- 12 Hãy nói ra
Sự thèm khát ăn uống của chúng ta rất mạnh
Chúng ta cần ăn để tồn tại. Nhưng nhiều lúc, chúng ta tìm thấy niềm vui trong những thức ăn mà chúng ta lựa chọn. Ăn uống trong thời gian bị stress có thể giúp xóa đi những cảm xúc tiêu cực. Nhưng khi sự ăn uống thành một vòng tròn ăn uống – cảm thấy tội lỗi – rồi lại ăn uống lại khiến chúng ta rơi vào vòng xoắn bệnh lý. Dưới đây là một số tip giúp bạn thoát khỏi nghịch cảnh này:
Hiểu chuyện gì đang xảy ra
Một số người ăn ít khi họ bị stress. Những người khác thì muốn xoa dịu sự đau khổ bằng thức ăn họ thích hoặc đồ ăn vặt có nhiều chất béo khi bị stress. Bởi đó chỉ là những tác động tạm thời, bạn có thể tìm thấy niềm vui sướng ăn uống khi bạn không đói hay không hề suy nghĩ. Điều này có thể dẫn đến những quyết định không lành mạnh. Vì thế luôn phải ý thức được những gì bạn ăn và tại sao bạn lại ăn chúng.
Hãy viết nhật ký thực phẩm
Hãy viết những gì bạn đã ăn trong một ngày ra. Lưu ý là ghi chép lại cả thời gian bạn ăn, nơi bạn ăn và khi nào bạn ăn. Nhật ký thực phẩm là công cụ tốt nhất giúp bạn theo dõi được thói quen cũng như mô hình ăn uống của mình. Lúc đó hãy để ý đến: Bạn có ăn vặt giữa các bữa ăn không? Liệu thực phẩm có phải là người bạn song hành bất biến? Bạn sẽ bắt đều để ý đến độ lành mạnh hay không lành mạnh của thực phẩm bạn chọn. nếu có thể hãy cố gắng đặc những mục tiêu mà thực sự hữu ích.
Kiểm tra lại nếu bạn thực sự đói
Nếu bạn vừa ăn một bữa ăn lớn và vẫn đang tìm kiếm một bữa ăn phụ, hãy tự hỏi bản thân: bạn có đói không hay chỉ là do đầu nghĩ ra là mình đói? Hãy nghĩ ra việc mình muốn làm, ví dụ nói chuyện hoặc gọi điện cho bạn bè. Hoặc bạn có thể thử uống nước. Có khi cơ thể bạn chỉ đang nhắc nhở là bạn bị khát nước thôi.
Hãy tìm sự giúp đỡ
Đảm bảo rằng gia đình và bạn bè luôn giúp bạn thấy lạc quan tích cực hơn không để stress ảnh hưởng vào cuộc sống của bạn. Bạn cũng cần sự trợ giúp để có thể giữ được lối sống lành mạnh. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người có công việc có độ stress cao được củng cố tinh thần tốt hơn khi họ nhận được sự trợ giúp mạnh mẽ.
Chú tâm vào mục tiêu
Đừng vội lao vào việc đếm calo trong bữa ăn, tự lên thực đơn và xem cân. Việc này có thể khiến bạn nhanh chóng nản lòng và xa rời sự thay đổi lối sống tích cực. Thực ra nếu bạn cứ quẩn quanh việc nghĩ ra mình nên ăn gì sẽ khiến bạn càng dễ đói hơn. Đừng sợ thử các thực phẩm mới, hoặc hãy thay đổi cách chế biến món ăn ưa thích cũ. Đảm bảo hãy đối xử với bản thân mình lành hơn chứ không phải là khắc nghiệt hơn để đạt được mục đích của mình.
Đừng nổi nóng với bản thân
Hãy loại bỏ những đồ ăn vặt không lành mạnh bằng cách đừng để chúng ở chỗ bạn nhìn thấy. Nếu bạn lo rằng khi đi siêu thị sẽ nhìn thấy những đồ ăn đó? Vậy thì đừng đi siêu thị nữa mà chuyển sang đi các cửa hàng bán đồ lành mạnh và đừng bao giờ ghé vào các cửa hàng tạp hóa khi bạn đang đói hoặc tâm trạng không tốt.
Lựa chọn lành mạnh
Hãy chuẩn bị sẵn đồ ăn lành mạnh để đề phòng trường hợp bạn bị đói giữa các bữa. Những thứ như hoa quả với loại nước xốt ít béo, các loại hạt có dầu hoặc thậm chí là ăn bỏng ngô không có bơ thì lại quá hoàn hảo, hoặc hãy thử phiên bản ít béo của những thực phẩm mà bạn luôn thích ăn.
Đừng quá khắc nghiệt với bản thân
Đừng quá ảm ảnh với việc thất bại, thay vào đó hãy học hỏi từ chính những lỗi lầm mà bạn mắc phải. Đừng để một hai điều nhỏ nhặt khiến bạn phải stress hơn. Thay vào đó hãy nhìn đến bức tranh toàn cảnh và nhận ra bạn đẽ phá vỡ vòng xoắn stress-ăn uống của mình.
Ngồi thiền
Khi tình trạng tâm lý đánh gục bản thân hãy thử ngồi thiền. Thiền định có thể giúp giảm bớt stress và chống lại sự thèm ăn khi bị stress. Chọn nơi yên tĩnh ngồi xuống, giữ ổn định suy nghĩ và hơi thở. Đừng vội đánh giá sự cảm nhận của bạn. Chỉ cần chú ý đến việc bạn đang nghĩ gì và xóa dần những ý nghĩ đó theo từng hơi thở.
Tập luyện đúng cách
Tập luyện tốt sẽ giúp cơ thể tạo ra những hóa chất như endorphin tương tác với não bộ để trấn an và thư thái cơ thể hơn. Còn nữa, chúng giúp bạn cảm thấy hài lòng về bản thân. Nếu bạn không thích đổ nhiều mồ hôi nước mắt thì hãy thử những bộ môn như yoga và thái cực quyền.
Hãy nói ra
Đừng sợ khi phải nói ra tình trạng mình đang mắc phải với bác sỹ hay các chuyên gia tâm lý. Họ có thể thể đưa ra các phương pháp trị liệu để giúp bạn bớt stress hơn. Họ cũng cho đưa ra những ý tưởng về việc làm thế nào để lựa chọn thực phẩm tốt hơn và giúp bạn đạt được những mục tiêu khỏe mạnh.
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo WebMD