Lựa chọn thời điểm tập phù hợp và môn thể thao phù hợp với người bệnh đái tháo đường

02/01/2025 -  Chưa phân loại

Người bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính

Về thời điểm luyện tập: để tránh các nguy cơ như hạ đường máu, tăng huyết áp phản ứng, thời điểm luyện tập được khuyến cáo là buổi chiều – tối (tập vận động và luyện sức cơ) và tập nhẹ nhàng sau các bữa ăn (đi bộ nhẹ nhàng).

Lựa chọn phương pháp tập phù hợp

  • Với người bệnh trẻ tuổi không có biến chứng, không có tổn thương cơ xương khớp nên thực hành chế độ luyện tập giảm năng lượng như: đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi lội, đạp xe đạp, tennis, cầu lông, bóng bàn, thể dục nhịp điệu, yoga,…
  • Người có vấn đề xương khớp: lựa chọn bơi lội, đạp xe đạp, yoga, khí công (bát đoạn cẩm, ngủ cầm hí, dịch chân kinh…), thái cực dưỡng sinh,…
  • Người trung niên, cao tuổi có bệnh lý tim mạch: luyện tập để dưỡng sinh: yoga, thái cực dưỡng sinh, khí công (bát đoạn cẩm, ngủ cầm hí, dịch chân kinh,…). Việc tập thể dục sẽ không khuyến cáo nếu như mang lại nhiều nguy cơ biến chứng hơn cho bệnh nhân.
  • Người có tổn thương thần kinh ngoại biên, bàn chân đái tháo đường, viêm đa dây thần kinh: chọn các môn ít tác động tới vùng này, nên chọn các môn bơi lội, yoga, khí công, thái cực trường sinh đạo, thể dục nhịp điệu. Tuy nhiên các phương pháp này không khuyến cáo ở bệnh nhân có  tổn thương thần kinh ngoại biên nặng.
  • Có biến chứng thần kinh, hạ huyết áp tư thế thường xuyên, khuyến cáo không nên luyện tập những động tác liên quan đến tư thế như thể dục nhịp điệu, chạy bộ, bơi lội. Nên chơi các môn thể thao như yoga, khí công, thái cực dưỡng sinh.
  • Người bệnh có nhiều biến chứng phức tạp, việc tập thể dục mang ý nghĩa dưỡng sinh và vật lý trị liệu, lưu thông khí huyết, không nên đặt mục tiêu lớn như giảm cân, tăng cơ.

Tóm lại: người bệnh nên tư vấn bác sỹ chọn môn tập nào, nên khám sức khỏe tổng thể nếu muốn tham gia vào một giải thể thao quần chúng (chạy bán marathon hoặc bơi lội, đua xe…) để phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.

  1. Về cách tập, thời gian tập mỗi buổi, mỗi tuần

– Nên bắt đầu từ từ, sau đó mới tăng dần khối lượng và thời gian, vừa tập vừa theo dõi tình trạng sức khỏe và tiến triển sau các buổi tập.

– Cường độ tập: nên hạn chế cường độ tập sao cho không để huyết áp tâm thu vượt quá 180mmHg, cường độ trung bình với mức 50-70% cường độ tối đa. Đánh giá cường độ tập trung bình có thể dựa vào 1 trong 2 cách sau:

– Nhịp tim và nhịp thở tăng hơn bình thường, vẫn nói chuyện được nhưng không hát được

– Nhịp tim đạt 50-70% nhịp tim tối đa.

Cách tính: nhịp tim  = 0,7 x (220- tuổi đời)

Ví dụ: tuổi đời 60 tuổi, nhịp tim cừa phải khi tập nên là: 0,7 x (220-60) =112 lần /phút.

Lưu ý: bạn cũng căn cứ tình trạng sức khỏe chung của mình để gia giảm cường độ, khi tình trạng sức khỏe tốt- bạn có thể tăng lên 130-140 lần/phút, hoặc có buổi mệt mỏi-bạn có thể giảm thấp hơn con số trên.

– Tần suất tập: Ðể có thể đạt được những lợi ích về tim mạch hoặc kiểm soát đường máu tốt hơn, bệnh nhân cần tập ít nhất 3 ngày/tuần, mỗi buổi 60 phút, hoặc tập cách nhật. Để đạt được mục đích giảm cân, cần tập ít nhất 5 ngày/tuần, mỗi buổi 50-60 phút.

– Kiểm tra bàn chân hàng ngày và sau mỗi lần tập xem có bị các nốt phồng da, vết rách hoặc nhiễm trùng ở bàn chân không. Không nên tập trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh và khi đường máu rất cao.

– Tránh hạ/tăng đường máu hơn khi tập luyện:

+ Ăn một bữa khoảng 1-3 tiếng trước khi tập hoặc tập sau bữa ăn 1-3 tiếng.

+ Nếu tập nặng hoặc kéo dài thì sau mỗi 30 phút cần ăn thêm một bữa nhẹ carbohydrate.

  • Chuẩn bị một bữa ăn nhẹ, ăn phụ gọn nhẹ, chứa ngũ cốc thô, thanh protein, sữa tươi ít đường, sữa chua ít đường mang theo khi tập, để phòng hạ đường máu khi tập hoặc ăn ngay sau khi tập giúp cơ thể hồi phục nhanh sau tập.

PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh

Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY