Mẹo hay cho trẻ biếng ăn

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Con bạn chỉ thích ăn một số loại món ăn nhất định và sẽ vứt tất cả các món ăn khác đi? Nếu tình trạng này chỉ diễn ra trong một giai đoạn nhất định thì giai đoạn này sẽ kéo dài bao lâu? Bạn nên làm gì khi đến giờ ăn? Cho trẻ ăn những gì trẻ muốn hay bắt trẻ ăn theo ý bạn?

Đừng “chiến đấu” với trẻ!

What Forcing Kids to Eat Can do to Them - NDTV Food

Đừng biến giờ ăn trở thành giờ để chiến đấu. Hãy đưa cho trẻ nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ, kể cả khi ban đầu trẻ có thể không thích chúng. Rất nhiều trẻ sẽ mất thời gian quyết định để thích một món ăn nào đó, do vậy, đừng từ bỏ, hãy tiếp tục đưa cho trẻ trái cây, rau xanh và nhiều loại thực phẩm khác tốt cho sức khoẻ mà không gây áp lực cho trẻ. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì những gì trẻ thích.

Trẻ không thích ăn rau?

Trẻ nói trẻ không thích ăn rau, cho dù trẻ chưa từng thử ăn? Đây là một trường hợp vô cùng phổ biến. Rất nhiều loại rau có hương vị và mùi vị mạnh, đặc biệt là sau khi được nấu chín. Do vậy, bạn cần kiên nhẫn với trẻ. Trẻ có thể sẽ muốn nhìn và ngửi trước khi nếm, và thậm chí là sẽ nhổ ngay ra sau khi nếm. Nhưng hãy bình tĩnh và thử cho trẻ ăn vào một ngày khác.

Cho trẻ lựa chọn

Rất nhiều trẻ sẽ trở nên thích ăn rau nếu trẻ được tự lựa chọn loại rau tại cửa hàng hoặc tại bữa ăn. Nếu các loại rau xanh không làm trẻ hứng thú, bạn có thể thử các loại rau có màu cam hoặc đỏ thay thế. Hoặc bạn có thể bạn cho trẻ ăn các loại rau có thể ăn sống cùng với nước xốt nào đó. Ngoài ra, bạn có thể “giấu” rau trong các loại đồ ăn trẻ thích như bánh mì nướng hoặc nước xốt mì ý. Trẻ sẽ khó có thể phát hiện ra các loại rau này nếu không nhìn thấy chúng dưới dạng “rau”.

Trẻ thích uống nước ngọt?

Trẻ có thể sẽ uống quá nhiều sữa hoặc nước trái cây trong suốt cả ngày và do vậy trẻ sẽ không thấy đói vào giờ ăn cơm? Đó có thể là vấn đề nếu trẻ uống quá nhiều và khiến trẻ bỏ bữa. Hãy hạn chế lượng năng lượng trong các món đồ uống của trẻ. Với trẻ 1-6 tuổi, chỉ nên cho trẻ uống từ 120-180ml/ngày, tương đương từ ½ đến ¾ cốc. Tránh các loại nước có bổ sung thêm đường. Bạn có thể cho trẻ uống sữa hoặc nước trái cây cùng với bữa ăn và cho trẻ uống nước lọc trong suốt cả ngày. Trẻ nên được uống từ 2 đến 2.5 ly sữa/ngày.

Trẻ ăn quá nhiều đường?

Trẻ có thích ăn bánh kẹo ngọt không? Bạn chuẩn bị cơm cho trẻ và thấy rằng trẻ chỉ ăn các món tráng miệng ngọt và bỏ lại toàn bộ các món khác? Vào bữa tối, trẻ chỉ muốn ăn tráng miệng ngay lập tức? Những mẹo dưới đây sẽ giúp thoả mãn cơn thèm ngọt của trẻ:

  • Cho trẻ ăn nhẹ bằng các loại đồ ăn có vị ngọt tự nhiên (sữa chua ít béo, trái cây, chuối hoặc nho, táo với bơ lạc…)
  • Không để quá nhiều đồ ngọt trong nhà. Nếu trẻ không thấy đồ ngọt quanh nhà, trẻ (và cả bạn nữa) sẽ không còn đòi ăn chúng nữa.
  • Đừng sử dụng đồ ngọt như một phần thưởng. Hãy biến đồ ngọt thành một phần nhỏ của bữa ăn cân bằng thay vì biến đồ ngọt trở thành một phần thưởng lớn sau khi trẻ ăn hết suất cơm của mình.

Trẻ thích ăn vặt?

Rất nhiều trẻ ăn vặt quá nhiều trong suốt cả ngày và do đó, trẻ không cảm thấy đói vào giờ ăn cơm. Trẻ có thể ăn tới 6 bữa một ngày, bao gồm 3 bữa chínhvà 2-3 bữa phụ. Vậy làm thể nào để trẻ vẫn cảm thấy no trong suốt cả ngày nhưng lại vẫn đủ “đói” để ăn bữa tối? Hãy lên lịch ăn uống cụ thể cho trẻ cho từng bữa chính và bữa phụ. Đôi khi, trẻ vẫn có thể bỏ một bữa, nhưng nếu trẻ đã có lịch ăn uống cụ thể, trẻ sẽ biết khi nào được ăn gì. Nếu trẻ muốn ăn vặt vào một thời điểm khác không phải giờ ăn, hãy cho trẻ ăn hoa quả, rau xanh, sữa chua, bơ lạc, ngũ cốc hoặc nửa lát bánh mì sandwich

Trẻ rất kén ăn?

Rất nhiều trẻ kén ăn. Lựa chọn khi nào ăn, và ăn gì là cách trẻ học cách tự lập. Đa số các trẻ sẽ phát triển các thói quen và sở thích ăn uống khi trẻ lớn hơn. Nếu bạn nghĩ trẻ có vấn đề về ăn uống về mặt thể chất, bạn nên trao đổi với bác sĩ. Những trường hợp này rất hiếm gặp và bạn nên nhớ rằng, tình trạng kén ăn chỉ xảy ra trong một giai đoạn nhất định.

Trẻ đã ăn đủ hay chưa?

Nếu trẻ không ăn gì và chỉ sống bằng 3 miếng gà rán trong cả ngày, bạn hẳn sẽ băn khoẳn rằng liệu trẻ có cần ăn thêm hay không. Nhưng nếu trẻ có rất nhiều năng lượng và phát triển đúng tiêu chuẩn, thì có thể trẻ hoàn toàn ổn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên trao đổi với bác sĩ. Nếu trẻ không phát triển đúng tốc độ nên có, bạn và bác sĩ cần nhìn nhận lại thói quen ăn uống của trẻ. Bạn nên biến bữa ăn của trẻ thành một giờ thật vui. Một số mẹo nhỏ có thể cổ vũ thói quen ăn uống tốt. Ví dụ, bạn có thể cắt thức ăn thành những hình dạng thú vị mà bé thích. Hãy biến giờ ăn thành một gameshow để thi xem ai có thể ăn hết đủ một lượt các màu sắc có trên bàn ăn. Hoặc bạn có thể thử ăn theo kiểu đi picnic ở nhà. Cố gắng giữ cảm xúc và tâm trạng của trẻ luôn vui vẻ và luôn nói về các chủ đề thú vị

Không sử dụng món tráng miệng thành phần thường

Đừng nói với trẻ rằng: Nếu con ăn hết chỗ súp lơ này, mẹ sẽ cho con ăn một que kem. Biến đồ ăn thành phần thưởng có mặt lợi và có mặt hại. Việc này sẽ dạy trẻ cách quý trọng phần thưởng hơn các loại đồ ăn khác và sẽ dạy trẻ cách làm hài lòng bạn bằng đồ ăn. Thay vào đó, hãy chỉ tập trung vào món ăn mà bạn muốn trẻ ăn. Kể cả khi trẻ đã từ chối món ăn đó 5 lần 7 lượt, bạn vẫn nên kiên nhẫn và đưa cho trẻ trong những lần sau. Đa số trẻ sẽ thử một loại đồ ăn mới sau khoảng 10-15 lần được thử. Khi giới thiệu cho trẻ các món đồ ăn mới, hãy để khẩu phần nhỏ và để món ăn mới cùng với các thực phẩm quen thuộc với trẻ.

Không nên là một người nấu ăn nhanh

Bạn không nên chuẩn bị một bữa ăn đặc biệt chỉ dành cho trẻ kén ăn. Hãy cho trẻ ăn cùng những món ăn với cả gia đình, nhưng hãy cố gắng làm ít nhất một món mà bạn biết chắc chắn rằng trẻ sẽ thích. Nếu trong gia đình có một người có thói quen ăn uống phong phú đa dạng thì bạn có thể tạo một chút áp lực cho trẻ bằng cách để trẻ ngồi cạnh người này. Ngoài ra, hãy để trẻ giúp đỡ trong việc chuẩn bị bữa ăn và do đó, trẻ sẽ thích ăn hơn. Hãy để trẻ giúp bạn nhặt rau, rửa rau hoặc làm các công đoạn đơn giản khác. Trẻ có thể sẽ muốn thử món ăn mà trẻ đã góp phần chuẩn bị hơn.

Không thoả hiệp với trẻ

Mặc cả, thoả hiệp về đồ ăn với trẻ có thể sẽ khiến bạn và trẻ hình thành các mâu thuẫn lớn. Hãy đặt đồ ăn ở trước mặt trẻ và để trẻ tự quyết định xem trẻ có ăn hay không.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo WebMD



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY