Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn biết những thực phẩm nào nên ăn và thực phẩm nào nên tránh khi bị loét dạ dày.
Loét dạ dày là do sử dụng một số loại thuốc trong một thời gian dài, do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, một bệnh nhiễm trùng mà cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc tuân theo chế độ ăn kiêng có thể giúp giảm đau và kích ứng do các vết loét trên niêm mạc dạ dày, thực quản hoặc ruột non.
Một số loại thực phẩm như quả mọng và nho giúp lành các mô bị tổn thương, trong khi đó, rượu và đồ cay lại gây kích ứng lớp bảo vệ tự nhiên của đường tiêu hóa và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng loét.
Contents
Chế độ ăn dành cho người loét dạ dày là gì?
Chế độ ăn kiêng dành cho người bị loét dạ dày là một kế hoạch ăn uống được lập ra để giúp giảm các triệu chứng của loét dạ dày, ngăn ngừa các đợt bùng phát và các vết loét có thể phát triển thêm trong tương lai.
Mục tiêu của chế độ ăn dành cho người bị loét dạ dày
- Điều chỉnh sự thiếu hụt dinh dưỡng góp phần gây ra các triệu chứng của bạn
- Cung cấp protein và các chất dinh dưỡng khác mà cơ thể bạn cần để làm lành vết thương
- Giúp bạn tránh xa những thực phẩm gây kích ứng vết loét
- Giúp hạn chế gây ra các bệnh Crohn, bệnh celiac hoặc nhiễm khuẩn.
Một chế độ ăn kiêng nên được tuân theo cùng với bất kỳ khuyến nghị điều trị nào từ bác sĩ, nó bao gồm các loại thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn và các hợp chất thúc đẩy quá trình lành vết thương.
Polyphenol là một loại chất chống oxy hóa được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm thực vật có thể được sử dụng để kiểm soát tình trạng loét dạ dày tá tràng. Một số polyphenol giúp chữa lành vết loét niêm mạc dạ dày nhanh hơn, trong khi một số khác có tác dụng kháng khuẩn và giúp tiêu diệt vi khuẩn H.pylori. Polyphenol trong trà xanh có thể làm dịu chứng viêm và giúp củng cố các mô lót dạ dày.
Đọc thêm bài viết: Thực phẩm nên tránh khi bị trào ngược dạ dày
Thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bạn bị loét dạ dày
Những người bị loét dạ dày nên ăn thực phẩm nào?
Những người bị loét dạ dày nên ăn các loại thực phẩm như:
- Trái cây: dù là trái cây tươi hay đông lạnh cũng đều chứa chất xơ và chất chống oxy hóa hữu ích. Các loại quả mọng, táo, nho và lựu là một trong những lựa chọn tốt nhất để chữa bệnh bằng polyphenol. Tuy nhiên, trái cây họ cam quýt hoặc nước trái cây như cam, bưởi sẽ gây trào ngược dạ dày.
- Rau: Rau lá xanh, rau củ màu đỏ, màu cam và các loại rau thuộc họ cải (bông cải xanh, súp lơ trắng, cải xoăn) chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa đặc biệt tốt cho sức khỏe và quá trình trị bệnh. Tránh ăn ớt cay, cà chua và các sản phẩm làm từ nguồn nguyên liệu này nếu như chúng khiến bạn bị trào ngược. Cùng với đó, bạn nên hạn chế ăn rau sống vì khó tiêu hóa.
- Protein: thịt gia cầm bỏ da, thịt bò nạc như thịt thăn, cá, trứng, đậu phụ, tương nén, đậu khô và đậu Hà Lan là nguồn cung cấp protein ít chất béo. Các loại cá béo như cá hồi, cá thu và cá mòi cung cấp chất béo omega-3, có thể làm giảm viêm và có ích cho việc ngăn ngừa các vết loét khác.
- Sữa lên men như sữa chua sẽ cung cấp men vi sinh cùng với protein.
- Bánh mì và ngũ cốc: Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, quinoa, farro, hạt kê sẽ cung cấp chất xơ tốt để đưa vào chế độ ăn của bạn
- Các loại thảo mộc và gia vị: Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng một số loại gia vị được thêm vào để tăng hương vị cũng góp phần diệt vi khuẩn. Ngoài ra, chúng ta vẫn được dùng các loại thảo mộc và gia vị dịu nhẹ vì nó là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa. Các loại tốt nhất có thể kể đến là nghệ, quế, gừng và tỏi.
- Mật ong: Có bằng chứng cho thấy một số loại mật ong, bao gồm cả mật ong oregano quý hiếm cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn HP và các vi khuẩn khác.
- Rượu: là chất kích thích dạ dày và làm chậm quá trình lành vết thương
- Caffein: Nên hạn chế hoặc ngừng uống cafe, trà và nước ngọt chứa caffein vì gây tăng tiết acid dạ dày
- Sữa: gây tăng tiết acid dạ dày
- Một số loại thịt: không ăn thịt có nhiều gia vị, xúc xích, đồ chiên hoặc thịt mỡ.
- Thực phẩm giàu chất béo: cần tránh ăn nước thịt, súp kem, nước xốt salad vì nó có thể làm tăng acid dạ dày và gây trào ngược.
- Thực phẩm cay: tránh ăn ớt, hạt tiêu đen, nước sốt và gia vị có chứa chúng.
- Thức ăn mặn: dưa chua, ô liu và các loại rau ngâm muối hoặc lên men khác có nhiều muối và có nguy cơ liên quan đến loét do H.pylori cao hơn.
- Socola: có thể gây tăng tiết acid dạ dày và một số người thấy rằng nó gây hiện tượng trào ngược dạ dày.
Khi nào được dừng chế độ ăn kiêng?
Bạn nên duy trì chế độ ăn kiêng khi bị loét cho đến khi bác sĩ thông báo rằng vết loét của bạn đã lành hoàn toàn, sau đó quay lại chế độ ăn uống bình thường. Nhưng nếu bạn cảm thấy tốt hơn khi ăn kiêng hoặc bạn có các yếu tố nguy cơ gây loét như hút thuốc thì nên ăn theo chế độ này.
Bạn nên cố gắng ăn 5 hoặc 6 bữa nhỏ mỗi ngày, thay vì 3 bữa lớn. Bởi acid dạ dày được sản xuất mỗi khi bạn ăn, nhưng những bữa ăn lớn đòi hỏi nhiều acid hơn để tiêu hóa và điều này có thể gây khó chịu. Hãy kết thúc bữa ăn ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ và cố gắng đứng thẳng trong vài giờ sau lần ăn cuối cùng của bạn để cải thiện quá trình tiêu hóa, đồng thời ít làm trào ngược acid hơn.
Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn cho người đau dạ dày
Mẹo nấu ăn cho những người bị loét dạ dày
Bám sát các phương pháp nấu ăn ít chất béo như quay, om và nướng thay vì chiên. Ngoài ra, bạn nên hạn chế sử dụng bơ và dầu khi nấu ăn, vì chúng có thể khó tiêu hóa hơn.
Cần chú ý
Trong một số trường hợp, vết loét xuất hiện khi bạn mắc bệnh không dung nạp gluten hoặc các bệnh viêm ruột. Đối với bệnh không dung nạp gluten, bạn cần tránh các loại ngũ cốc có gluten, như lúa mì, lúa mạch và chú ý đọc nhãn thực phẩm để biết các nguồn chứa gluten ẩn.
Đối với các bệnh viêm ruột, bạn cần tránh các thực phẩm có đường sữa, đồ uống có ga và chọn thực phẩm ít chất xơ. Cùng với đó, bạn cũng nên hạn chế các loại hạt, quả hạch, đậu và một số loại trái cây. Ngoài ra, tuân theo chế độ ăn ít FODMAPS cũng rất hữu ích.
Một lưu ý khác đó là các yếu tố khác có thể phát huy tác dụng khi áp dụng chế độ ăn kiêng cho người bị loét dạ dày và chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn.
Dinh dưỡng chung
Chế độ ăn kiêng cho người bị loét dạ dày không ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của bạn. Nếu duy trì sự đa dạng trong chế độ ăn uống của mình thì bạn vẫn có thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết từ các loại thực phẩm khác khi bạn ngừng ăn những thứ gây kích ứng vết loét.
Nếu bạn đang cố gắng thêm nhiều thực phẩm giàu chất polyphenol và chất xơ vào chế độ ăn uống của mình, đồng thời cắt giảm thực phẩm béo thì chế độ ăn kiêng dành cho người bị loét có thể còn bổ dưỡng hơn chế độ ăn uống thông thường của bạn. Với việc hạn chế đồ ăn nhanh, khoai tây chiên và rượu, bạn có thể thấy rằng mình đang ăn uống lành mạnh hơn, cảm thấy tốt hơn và thậm chí có thể giảm cân.
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678
BS Hồ Mai Hương – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Verywell Health