Những loại thực phẩm tốt cho trẻ mắc bệnh tiểu đường

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh tiểu đường không khác so với nhu cầu của những trẻ bình thường. Sự khác biệt nằm ở việc kiểm soát mức đường huyết ổn định và việc lên kế hoạch trước cho các bữa ăn có thể có ích. Hiểu biết về lượng carbohydrate trong thực phẩm là đặc biệt cần thiết trong những trường hợp nhiều thách thức như trẻ kén ăn, thay đổi khẩu vị, hay thời khoá biểu và lịch tập thể thao dày đặc.

Could mass screening benefit kids at high risk of diabetes? | Science | AAAS

Một nghiên cứu đã cho thấy cho thấy chế độ ăn uống của trẻ mắc bệnh tiểu đường type 1 thường không đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị. Có quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn và ít trái cây, rau xanh và chất xơ trong chế độ ăn. May mắn thay, có nhiều loại thực phẩm lành mạnh có thể giúp trẻ ăn ngon miệng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và kiểm soát được lượng đường trong máu.

Sữa và chế phẩm từ sữa

Dairy | FAO | Organización de las Naciones Unidas para la Alimentación y la Agricultura

Các loại thực phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua và sữa được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ bao gồm: canxi, kali và protein. Nhiều sản phẩm từ sữa cũng được bổ sung vitamin D. Trên thị trường có nhiều loại sữa như: sữa nguyên kem, ít béo và không béo và có hàm lượng carbohydrate khác nhau. Vì vậy thói quen đọc nhãn trên bao bì sản phẩm là rất cần thiết để lựa chọn sữa phù hợp cho trẻ mắc tiểu đường.

Phô mai có ít carbohydrate. Trong một thanh phô mai mozzarella có ít hơn 1g carbohydrate. Một ly  sữa  240ml  chứa 13g carbohydrate. Các loại sữa chua dành cho trẻ phổ biến có thể chứa rất nhiều đường, nhưng sữa chua lại là một món ăn nhẹ có lợi cho sức khoẻ. Hướng dẫn về chế độ ăn uống khuyến cáo có thể bổ sung sữa ít béo hoặc không béo vào chế độ ăn uống trẻ trên 2 tuổi, để hạn chế dung nạp chất béo bão hòa. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) thì một chế độ ăn ít chất béo bão hòa được khuyến nghị cho trẻ bị tiểu đường do tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Trái cây

Fruits Vocabulary | Vocabulary | EnglishClub

Tất cả các loại trái cây đều tốt và nên được đưa vào chế độ ăn của trẻ bị tiểu đường. Một quả nhỏ, chẳng hạn như một quả táo, quýt hoặc đào, chứa khoảng 15g carbohydrate. Một chén dưa hấu, quả mâm xôi hoặc loại trái cây khác cũng có hàm lượng carbohydrate tương đương. Hai muỗng trái cây sấy khô không thêm đường như quả việt quất khô, quả anh đào chua hoặc nho khô, cũng có khoảng 15g carbohydrate. Nếu chọn trái cây đóng hộp hoặc đông lạnh, hãy chọn những loại không thêm đường hoặc được đóng gói trong nước thay vì siro. Tuy các loại nước ép trái cây không thể cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng và chất xơ cần thiết cho trẻ như khi cả quả, nhưng mẹ vẫn có thể bổ sung vào chế độ ăn của trẻ nước ép nguyên chất 100% không thêm đường ở mức hạn chế.

Tìm hiểu ngay: Một số chế độ ăn lành mạnh cho người mắc bệnh tiểu đường

Rau

Vegetables Vocabulary | Vocabulary | EnglishClub

Trẻ kén ăn, biếng ăn khó đáp ứng đủ lượng rau cần thiết. Các loại rau củ củnhuw dưa chuột, ớt chuông, cần tây, bông cải xanh và súp lơ trắng là những loại có thể cắt thành miếng nhỏ, vì vậy đây là những lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn nhẹ của trẻ. Hầu hết các loại rau đều có hàm lượng carbohydrate khá thấp. Ví dụ, một chén dưa chuột có ít hơn 4g carbohydrate và một chén cà chua có khoảng 6g. Theo ADA, trừ khi ăn hơn 2 chén rau sống hoặc hơn 1 chén rau chín, rau không được tính vào tổng lượng carb vì hàm lượng chất xơ cao trong thực phẩm đồng nghĩa với việc những loại thức ăn này ít gây ảnh hưởng nhất tới lượng đường trong máu. Hạn chế ăn các loại rau có tinh bột, vì chứa hàm lượng carbohydrate cao hơn đáng kể.

Rau củ có tinh bột

Carbohydrate là gì? Vai trò của Carb và cách phân biệt Carb tốt và xấu

Các loại rau củ có tinh bột chẳng hạn như khoai tây, ngô, bí ngô và đậu Hà Lan chứa lượng carbohydrate cao hơn các loại rau khác, khoảng 15g mỗi 1/2 chén. Vì lý do này nên nhóm rau củ này cần được lưu ý khi lên chế độ ăn cho trẻ bị tiểu đường. Các loại đậu đỗ và đậu lăng cũng chứa khoảng 15g carb mỗi 1/2 chén và cung cấp chất xơ hòa tan rất cần thiết cho trẻ em. Chất xơ hòa tan làm chậm quá trình tiêu hóa, nhờ đó giúp ngăn tình trạng đường huyết tăng vọt sau khi ăn.

Protein

20 thực phẩm giàu protein, ngon miệng dễ ăn | Vinmec

Thịt không chứa carbohydrate, vì vậy không làm tăng lượng đường trong máu. Thịt gà nạc, thịt bò, gà tây, thịt lợn và cá giúp giảm lượng chất béo bão hòa. Protein từ thực vật có chứa carbohydrate với hàm lượng khác nhau. Nếu đứa trẻ không dị ứng các loại hạt và bơ hạt thì đó là những thực phẩm lành mạnh nên được bổ sung vào chế độ ăn của trẻ mắc tiểu đường. Các loại hạt chứa hàm lượng carbs tương đối thấp đồng thời cũng cung cấp chất xơ lành mạnh. Đậu phụ là một lựa chọn protein tốt cho trẻ em mắc bệnh tiểu đường. Trong 85g đậu phụ chứa khoảng 2g carbs, có ít calo và chất béo bão hòa hơn protein động vật. Phô mai ít béo và trứng có thể thêm vào cả bữa chính và bữa phụ cho trẻ.

Ngũ cốc

Fortified Milk with Cereal - Enprocal

Ngũ cốc cung cấp cho chế độ ăn carb và các loại chất xơ. Ngũ cốc nguyên hạt có nhiều chất xơ hơn các loại ngũ cốc xay sát kỹ, do vậy lượng ngũ cốc nguyên hạt nên chiếm ít nhất một nửa tổng lượng ngũ cốc trong chế độ ăn hàng ngày. Bột yến mạch, bỏng ngô, diêm mạch (quinoa), bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và pasta đều là những lựa chọn tốt. Kết hợp một loại ngũ cốc nguyên hạt như diêm mạch với thực phẩm yêu thích của trẻ chẳng hạn như thịt gà, có thể giúp tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn. Một lát bánh mì làm từ bột mì nguyên cám, 2 cốc bỏng ngô và 5 bánh quy giòn làm từ lúa mì chứa khoảng 15g carbs. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi lượng ngũ cốc nguyên hạt nạp vào tăng lên thì nhìn chung chất lượng khẩu phần ở cả người lớn và trẻ em đều tăng theo. Có thể thay thế bánh quy trắng bằng bánh quy ngũ cốc nguyên hạt, bánh ngô và bánh cuộn để thêm nhiều ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn của trẻ.

Bánh kẹo và những lưu ý khác

20 Traditional Lip-Smacking Sweets for an Incredible Wedding Catering – OYO Hotels: Travel Blog

Dù là trẻ bị tiểu đường hay trẻ bình thường thì cũng vẫn bị hấp dẫn bởi các loại bánh kẹo, đồ ngọt. Do vậy, nếu mẹ vẫn cho trẻ ăn đồ ngọt thì cần phải được cân đối và tính toán kỹ lưỡng. Các loại đồ ngọt phải được tính vào tổng lượng carbohydrate tiêu thụ hàng ngày và lượng đường huyết phải được theo dõi chặt chẽ.

ADA khuyến nghị cần phải có chế độ ăn cá thể dành riêng cho những trẻ bị tiểu đường type 1 hoặc type 2. Cần phải điều chỉnh chế độ ăn tùy thuộc vào cân nặng, mức độ tăng trưởng, độ tuổi và mức độ hoạt động của trẻ. Ví dụ, trẻ em chơi thể thao có thể cần thêm đồ ăn nhẹ để ngăn ngừa hạ đường huyết. Mặt khác, trẻ thừa cân có thể cần một chế độ ăn để giúp kiểm soát cân nặng. Hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn về chế độ ăn và các loại thực phẩm phù hợp cho trẻ bị tiểu đường. Lập kế hoạch bữa ăn là cần thiết trong việc kiểm soát lượng đường trong máu của trẻ và đảm bảo chúng lớn lên khỏe mạnh.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Livestrong



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY