Trong hầu hết các trường hợp, tiêu chảy là do vi rút hoặc vi khuẩn mà cơ thể bạn đang cố đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, ăn các loại thực phẩm nhất định cũng có thể gây ra cơn tiêu chảy. Các loại thực phẩm gây tiêu chảy khác nhau ở mỗi người, nhưng thủ phạm phổ biến bao gồm sữa, thực phẩm cay và một số nhóm rau nhất định. Bài viết này xem xét 10 loại thực phẩm thường gây tiêu chảy nhất.
Contents
Đồ ăn cay
Thức ăn cay là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tiêu chảy, đặc biệt là các loại gia vị cay mà cơ thể bạn không quen dùng. Ớt và cà ri là những món ăn gây tiêu chảy phổ biến.
Trong ớt và các thực phẩm cay thường chứa một chất hóa học là capsaicin – chất làm nên vị cay nóng của ớt. Nghiên cứu cho thấy mặc dù capsaicin có thể có nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như điều trị đau và viêm khớp, nhưng nó cũng là một chất gây kích ứng mạnh.
Capsaicin có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày trong quá trình tiêu hóa. Khi tiêu thụ một lượng lớn, capsaicin có thể gây ra các triệu chứng sau:
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Đau bụng
- Tiêu chảy.
Nếu thức ăn cay gây tiêu chảy, hãy thử thêm những gia vị không chứa capsaicin vào thức ăn của bạn, chẳng hạn như bột mù tạt hoặc ớt bột xay. Chúng sẽ xoa dịu dạ dày của bạn hơn.
Chất thay thế đường
Các chất thay thế đường bao gồm chất tạo ngọt nhân tạo (ví dụ, aspartame, saccharin và sucralose) và rượu đường (ví dụ: mannitol, sorbitol và xylitol). Một số chất thay thế đường có thể gây rối loạn tiêu hóa.
Tham khảo: Bạn nên ăn gì khi bị tiêu chảy?
Trên thực tế, một số thực phẩm chứa chất thay thế đường có in nhãn cảnh báo về tính nhuận tràng của chúng. Đặc biệt, ăn hoặc uống rượu đường khiến nhuận tràng, gây tiêu chảy và đầy hơi. Nếu bạn nghi ngờ rằng chất thay thế đường đang gây tiêu chảy, hãy thử cắt giảm lượng đường đang sử dụng. Thực phẩm phổ biến có chứa chất làm ngọt nhân tạo bao gồm:
- Kẹo cao su;
- Kẹo không đường và món tráng miệng;
- Sô-đa ăn kiêng;
- Đồ uống ăn kiêng khác;
- Ngũ cốc giảm đường;
- Gia vị ít đường, như kem cà phê và tương cà;
- Một số loại kem đánh răng và nước súc miệng.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Nếu bạn đi ngoài ra phân lỏng sau khi uống sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa, bạn có thể mắc chứng không dung nạp lactose. Nhiều người không biết bản than đang mắc phải chứng không dung nạp lactose. Hội chứng này có xu hướng di truyền trong gia đình và có thể phát triển sau này trong cuộc sống.
Không dung nạp lactose có nghĩa là cơ thể bạn không có các enzyme để phân hủy một số loại đường trong sữa. Thay vì phá vỡ nó, cơ thể bạn đào thải loại đường này rất nahnh khi tiêu chảy. Có rất nhiều sản phẩm thay thế cho sữa bò trên thị trường, bao gồm:
- Sữa không chứa lactose;
- Sữa yến mạch;
- Sữa hạnh nhân;
- Sữa đậu nành;
- Sữa hạt điều.
Cà phê
Caffeine chứa trong cà phê là một chất kích thích. Nó làm cho bạn cảm thấy tỉnh táo, đồng thời cũng kích thích hệ tiêu hóa. Nhiều người đi tiêu rất sớm sau khi uống một tách cà phê.
Uống 2-3 tách cà phê hoặc trà mỗi ngày có thể gây tiêu chảy. Nhiều người cũng thêm các chất kích thích tiêu hóa khác vào cà phê của họ, ví dụ như sữa, chất thay thế đường hoặc kem để làm tăng tác dụng nhuận tràng của đồ uống.
Đối với một số người, ngay cả cà phê đã khử caffeine cũng có thể kích thích đường ruột vì các hóa chất khác có trong cà phê. Sử dụng các chất thay thế sữa, chẳng hạn như sữa yến mạch hoặc kem dừa, có thể làm giảm tác dụng nhuận tràng của cà phê. Ngược lại, nếu bạn nghĩ rằng cà phê gây ra tiêu chảy, hãy thử chuyển sang trà xanh hoặc đồ uống nóng khác.
Thực phẩm có chứa caffeine
Ngoài cà phê, các loại thực phẩm và đồ uống khác có chứa caffeine có thể gây tiêu chảy. Caffeine có mặt trong chocolate một cách tự nhiên, vì vậy bất kỳ sản phẩm nào có hương vị chocolate đều có thể chứa caffeine. Thực phẩm và đồ uống phổ biến có chứa caffeine bao gồm:
- Cola và các loại nước ngọt khác;
- Trà đen;
- Trà xanh;
- Nước tăng lực;
- Ca cao nóng;
- Chocolate và các sản phẩm có hương vị chocolate.
Fructose
Fructose là một loại đường tự nhiên có trong trái cây. Ăn quá nhiều fructose có thể gây nhuận tràng. Hấp thụ nhiều đường fructose có thể gây tiêu chảy, fructose cũng được tìm thấy trong:
- Kẹo;
- Nước ngọt;
- Chất bảo quản.
Một số người cho biết rằng họ gặp tình trạng nhu động ruột nhiều hơn khi ăn lượng lớn trái cây tươi và rau quả vào mùa hè.
Tỏi và hành tây
Tỏi và hành tây đều là những thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ không hòa tan cực kỳ cao, cả 2 thực phẩm này sẽ giải phóng khí ga gây kích thích đường ruột. Ngoài ra, tỏi và củ hành còn thuộc nhóm fructan, chúng chứa carbohydrate phức hợp gây khó tiêu hóa. Khi bạn ăn phải những món ăn có chứa 2 nguyên liệu này, bạn có thể sẽ gặp phải tình trạng khó chịu dạ dày. Chúng cũng là thực phẩm có hàm lượng FODMAP cao, là một nhóm carbohydrate có thể gây tiêu chảy ở một số người. Rượu đường – đã đề cập ở những phần trên cũng là một loại thực phẩm giàu FODMAP có thể gây tiêu chảy.
Nếu bạn muốn thay thế tỏi và hành tây trong chế độ ăn uống của mình, hãy thử dùng cần tây hoặc thì là. Những thứ này có thể làm cho thức ăn của bạn có mùi vị tương tự, nhưng ít có nguy cơ tiêu chảy và đầy hơi hơn.
Bông cải xanh và súp lơ trắng
Bông cải xanh và súp lơ trắng là những loại rau thuộc họ cải. Chúng giàu chất dinh dưỡng và có chứa lượng lớn chất xơ thực vật. Những loại rau này có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng đường tiêu hóa có thể gặp khó khăn khi tiêu hóa chúng.
Nếu bạn không quen ăn một lượng lớn chất xơ, một khẩu phần lớn bông cải có thể dẫn đến táo bón, đầy hơi hoặc tiêu chảy. Hãy thử bắt đầu với những khẩu phần nhỏ và tăng lượng chất xơ từ từ. Chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp giảm tiêu chảy và có lợi cho sức khỏe hệ tiêu hóa và tim mạch của bạn.
Đồ ăn nhanh
Thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc đồ chiên rán có chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể gây tiêu chảy hoặc làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn. Điều này là do cơ thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa chúng.
Những thực phẩm này thường chứa giá trị dinh dưỡng thấp nên cơ thể hầu như không tiêu hóa được chúng. Chúng trôi thẳng xuống dạ dày của bạn và bị đào thải ra ngoài một cách nhanh chóng. Những thực phẩm phổ biến có nhiều chất béo bão hòa bao gồm:
- Khoai tây chiên;
- Gà rán;
- Bánh mì kẹp thịt và thịt xông khói.
Thay vào đó, hãy thử chọn gà nướng, bánh mì kẹp thịt gà tây hoặc các món ăn chay khi muốn thỏa mãn cơn đói nhanh chóng.
Đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn cũng có thể gây ra tiêu chảy vào ngày hôm sau. Điều này thường xảy ra khi sử dụng bia hoặc rượu vang đỏ.
Hãy thử cắt bỏ đồ uống có cồn và xem liệu tình trạng tiêu chảy có biến mất hay không. Nếu có, hãy xem xét giảm bớt thói quen sử dụng đồ uống có cồn của bạn để hạn chế tình trạng này.
Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.
Hồng Ngọc
Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Theo Healthline