Tại sao không nên cho trẻ ăn quá lâu?

28/11/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Trẻ ăn quá chậm là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ do những tác hại mà nó mang lại, đặc biệt là chứng biếng ăn và suy dinh dưỡng ở trẻ. Vậy cha mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng ăn chậm ở trẻ? Cùng Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu nhé!

Baby-Led Weaning is a New Way of Feeding Your Baby - Learn More About it -  Health Beat

Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển nên thường được chú trọng trong việc bổ sung dinh dưỡng. Nhiều bậc cha mẹ đôi khi chỉ quan tâm đến số lượng và chất lượng thức ăn mà không chú ý đến thời lượng bữa ăn của trẻ. Vậy chúng ta có nên cho trẻ ăn quá lâu? Câu trả lời là không vì việc cho trẻ ăn quá lâu sẽ làm giảm chất lượng bữa ăn.

Tham khảo ngay: Gói khám, tư vấn dinh dưỡng tổng quát cho trẻ em.

Tác hại của việc cho trẻ ăn quá lâu

Nhiều bậc cha mẹ hoặc ông bà nếu có thời gian sẽ cố gắng cho trẻ ăn hết thức ăn trong mỗi bữa, kể cả khi trẻ ăn quá chậm hoặc quá lâu. Tuy nhiên, việc cho trẻ ăn quá lâu có thể mang lại nhiều tác hại.

Tham khảo thêm: 8 lời khuyên hữu ích cho trẻ kén ăn.

Không kéo dài bữa ăn quá 30 phút vì khi đó thức ăn của trẻ sẽ nguội, có khi còn làm mất đi mùi vị của món ăn. Điều này càng khiến trẻ khó ăn và không muốn ăn nữa.

Trẻ nhỏ thường ăn theo nhu cầu, tức là khi trẻ muốn ăn sẽ ăn nhanh và nạp đủ năng lượng. Nếu bạn cố ép hay dụ trẻ ăn quá lâu trong khi trẻ đã nạp đủ năng lượng chỉ khiến trẻ khó chịu và chán ăn hơn mà thôi.

Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến việc trẻ mất hứng thú ăn uống và biếng ăn. Ăn quá lâu trên 30 phút khiến trẻ rất khó tiếp tục tập trung vào bữa ăn. Trẻ ăn quá chậm hoặc bữa ăn kéo dài quá lâu có thể khiến cha mẹ mất kiên nhẫn, dẫn đến quát mắng trẻ.

Lúc này, lẽ ra bữa ăn phải là khoảng thời gian thoải mái, vui vẻ nhưng đối với trẻ, bữa ăn lại là khoảng thời gian có nhiều cảm giác khó chịu, tức giận, thậm chí là sợ hãi khi ăn. Bữa ăn kéo dài quá lâu dẫn đến ảnh hưởng tâm lý, khiến trẻ cảm thấy sợ hãi khi đến giờ ăn và không có hứng thú ăn uống.

Thời gian thích hợp cho mỗi bữa ăn

Để trẻ hứng thú với mỗi bữa ăn, ngoài việc tập cho trẻ thói quen cho trẻ ăn vào một giờ cố định, cha mẹ cũng cần cố định thời lượng của mỗi bữa ăn. Bữa chính không kéo dài quá 30 phút và bữa phụ không quá 20 phút, dù trẻ ăn quá chậm hoặc chưa ăn hết. Đây là giới hạn thời gian trong mỗi bữa ăn của trẻ được các chuyên gia khuyến cáo.

Cách khắc phục tình trạng trẻ ăn quá lâu

Loss of appetite in babies - Maple

Để khắc phục tình trạng trẻ ăn quá lâu, trước hết cha mẹ cần xác định nguyên nhân. Giờ ăn kéo dài có thể do trẻ ăn quá chậm, do thức ăn quá nhiều hoặc do trẻ biếng ăn. Các biện pháp giúp khắc phục vấn đề này bao gồm:

Nên xác định thời gian nhất định cho mỗi bữa ăn, nhưng không nên cho trẻ ăn quá 30 phút. Sau 30 phút, dừng bữa ăn, lau miệng cho trẻ và cho trẻ ăn vào bữa tiếp theo. Điều này sẽ hình thành thói quen ăn uống tốt, giảm áp lực cho trẻ trong mỗi bữa ăn và giảm căng thẳng cho cha mẹ.

Trong mỗi bữa ăn, cha mẹ không nên quá khắt khe và cũng không nên nuông chiều quá mức vì như vậy sẽ tạo tâm lý căng thẳng cho trẻ. Không nên cho trẻ vừa ăn vừa chơi đồ chơi hoặc xem tivi, điện thoại, máy tính bảng. Trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn khi ngồi cùng bàn với các thành viên trong gia đình trong bầu không khí vui vẻ, thoải mái.

Cha mẹ cũng không nên xem tivi để giúp trẻ tập trung thưởng thức đồ ăn. Cha mẹ nên dành thời gian lên lịch ăn cho con và lựa chọn thực phẩm trong từng bữa sao cho phù hợp với con. Trẻ có thể không muốn ăn nếu thực đơn của trẻ quá đơn điệu. Thay vào đó, hãy lựa chọn và kết hợp nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tạo nên những món ăn thơm ngon, hấp dẫn, kích thích khứu giác và thị giác của trẻ. Hãy để con bạn thưởng thức những bữa ăn ngon và đầy màu sắc.

Cha mẹ nên để ý và biết khi nào trẻ no hay đói, sở thích của trẻ về thức ăn, màu sắc, món ăn nào trẻ ăn nhiều, món ăn nào trẻ không thích. Việc trẻ ăn quá chậm có thể là cách trẻ bỏ ăn những món trẻ không thích, tỏ ra kén ăn, chán ăn.

Đối với trẻ biếng ăn, chậm ăn, cha mẹ nên cho trẻ ăn đủ ba bữa chính và một số bữa phụ vào thời điểm giữa các bữa chính mỗi ngày, khoảng cách giữa các bữa chính và bữa phụ nên là từ hai đến ba tiếng.

Trong thời gian đầu tập ăn, không nên ép trẻ ăn quá nhiều, vì trẻ chỉ ăn đủ nhu cầu của mình. Thay vào đó, cha mẹ có thể cố gắng để trẻ tự ăn thoải mái trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có thể giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Nếu con bạn có thể ăn hết một bữa trong vòng 20 đến 30 phút và không muốn ăn thêm hoặc tỏ ra không hứng thú với thức ăn, điều đó có nghĩa là trẻ đã no. Cha mẹ không nên yêu cầu trẻ ăn nhanh hơn để ăn nhiều hơn. Áp lực như vậy có thể khiến trẻ cảm thấy căng thẳng và chán ăn.

Thức ăn của trẻ không nên quá to, quá cứng vì như vậy trẻ sẽ không nhai được hoặc khó nuốt khiến trẻ không muốn ăn. Cha mẹ nên cắt nhỏ thức ăn hoặc nấu chín mềm để trẻ dễ nhai, nuốt và tiêu hóa.

Cha mẹ cũng nên dành thời gian nói chuyện và quan tâm đến trẻ vì ăn quá chậm hoặc quá lâu có thể là cách để trẻ thu hút sự chú ý. Hãy cùng chơi trò chơi, chơi thể thao và ăn uống cùng trẻ. Điều này sẽ tạo hứng thú cho trẻ, giúp trẻ ăn nhanh hơn.

Trước khi đi ngủ, hãy cho trẻ ăn nhẹ như sữa, bánh quy, phô mai hoặc trái cây, ngay cả khi thời gian ăn nhẹ chỉ sau bữa tối một giờ.

Để trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt cần có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cân đối về lượng và chất. Nếu trẻ không được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến các bệnh do thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của trẻ về thể chất, trí não và các kỹ năng vận động.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

BS. Đoàn Hồng

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Tổng hợp



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY